Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Happy New Year 2012


Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa năm 2011 sẽ khép lại với những kỷ niệm buồn, vui. Khoảnh khắc cuối cùng của năm 2011 để lại trong mỗi chúng ta một chút xao xuyến, bồi hồi, lưu luyến những gì đã qua. Hy vọng chuyến đi cuối cùng của năm đã để lại trong mỗi thành viên Câu lạc bộ ấn tượng tốt đẹp. Bước sang năm mới 2012 Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL xin chúc tất cả các thành viên Câu lạc bộ và bạn đọc trang nhà những điều tốt đẹp nhất, sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, bình an trong tâm hồn và thành đạt trong công việc. Chúc cho những dự định của Câu lạc bộ chúng ta sẽ trở thành hiện thực. HAPPY NEW YEAR 2012!
Ban Chủ nhiệm CLB DSNL

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Chùa Phật Tích

Trên sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha) ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh có một ngôi chùa cổ mang tên là chùa Phật Tích, hiệu là Vạn Phúc tự. Chùa nổi tiếng với kiến trúc đẹp, cảnh sắc thanh tịnh, và đặc biệt là bộ tượng đá quý hiếm mang đặc trưng nghệ thuật điêu khắc thời Lý.
Theo các tài liệu cổ, chùa Phật Tích được khởi dựng vào khoảng thế kỉ VII. Đến năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho xây dựng thêm tòa tháp Phật Tích kì vĩ, cao khoảng 40m ở sườn phía Nam núi Lạn Kha.
Tương truyền, sau khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước hiện tượng kì lạ này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích.
Qua nhiều triều đại, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Năm 1947, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh và đã thiêu rụi chùa. Từ 1954 đến nay, chùa được khôi phục dần. Tháng 4 năm 1962, chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

Chùa Phật Tích nằm nép mình bên sườn phía nam núi Phật Tích
 (còn gọi là núi Lạn Kha)
Pho tượng Phật A Di Đà bằng đá cao 1,85 m, có niên đại từ thời nhà Lý, 
được xem như một bảo vật của Quốc gia.

Theo các nhà nghiên cứu, ngôi chùa được xây theo lối “nội công, ngoại quốc” và mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý (1010 - 1225). Chùa toạ lạc trên khu đất cao, có nhiều kết cầu bằng đá như: thềm đá, bậc thang đá, tường kè bao quanh bằng đá...
Trải qua thời gian và sự tàn phá của con người, nhiều công trình kiến trúc đẹp của chùa đã trở thành phế tích. Hiện nay, chùa Phật Tích còn lại 7 gian tiền đường dùng để tiếp khách, 5 gian nhà thờ Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu.
Sau chùa có khu vườn tháp với 32 ngọn tháp lớn nhỏ xây bằng gạch và đá. Phần lớn các ngọn tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. Đây là nơi cất giữ xá lị của các vị sư trụ trì.

Các vị La Hán chùa Phật Tích

Đầu đao chùa Phật Tích

3 trong số 10 pho tượng linh thú bằng đá nổi tiếng của chùa

Khu mộ tháp trong vườn chùa Phật Tích

Điểm nổi bật nhất của chùa Phật Tích có lẽ phải kể đến bộ tượng đá quý hiếm có từ thời Lý. Điển hình nhất là pho tượng Phật A Di Đà cao 1,85 m, kể cả bệ là 2,8m. Đây được xem như pho tượng Phật A Di Đà cổ nhất miền Bắc và là bảo vật của quốc gia. Pho tượng biểu đạt một vị Phật đang trong tư thế tọa thiền trên tòa sen, hai mắt khép hờ, vẻ mặt tươi nhuận, phúc hậu và bao dung, độ lượng. Năm 2006, pho tượng đã được Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục là tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích còn có 10 pho tượng linh thú bằng đá gồm sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác trong tư thế quỳ phủ phục trên tòa sen cách điệu cũng đã được xác lập kỉ lục 5 cặp tượng linh thú bằng đá lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, tại chùa Phật Tích, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ thời Lý có giá trị rất lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử.
Bên cạnh những giá trị về mặt cảnh quan, kiến trúc, chùa Phật Tích còn nổi tiếng với nhiều giai thoại lịch sử gắn liền với quá trình hình thành và phát triển. Sử cũ kể rằng, năm 1071, vua Lý Thánh Tông trong một lần lên vãn cảnh chùa Phật Tích, nhân lúc cao hứng đã múa bút viết một chữ “Phật” dài tới 5m và sai người khắc vào đá rồi đem dựng trên sườn núi. Năm 1129, vua Lý Thần Tông (1128 - 1138) lại cho làm 8 vạn 4 ngàn bảo tháp bằng đất nung đặt xung quanh chùa. Đến đời nhà Trần, năm 1383, vua Trần Nghệ Tông còn cho tổ chức kì thi Hội ở ngay trong chùa. Khoa thi năm ấy lấy đỗ 30 người.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ngày nay, chùa Phật Tích đang được đầu tư tu bổ để trở thành một trong những trung tâm văn hóa Phật giáo lớn của miền Bắc.
Bài: Vĩnh Hưng - Ảnh: Trịnh Văn Bộ
(Nguồn: Báo ảnh Việt Nam )

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Ngồi thiền trả nợ nghiệp

 Buổi thiền đầu tiên của lớp chiều thứ bẩy
Bác Ngọ ngồi đầu hàng trên (từ trái sang)


Canh thìn tôi sinh năm bốn mươi
Quê hương đất tổ đẹp tình người
Bố mẹ sinh thành chăm khôn lớn
Dù gái học hành vẫn đến nơi.
Cuộc đời chìm nổi chẳng chút chơi
Khổ đau buồn tủi rất nhiều rồi
Cảm ơn trời phật cho bản lĩnh
Vượt khổ hồng chuyên thấy rất vui.
Hoàn thành sứ mệnh của cuộc đời
Gia đình, sự nghiệp, nghỉ hưu chơi
Ngẫm lại bảy hai năm phấn đấu
Gặp duyên Thầy Tổ học theo người.
*
* * *
*
Cuộc đời thiện ác luôn sánh đôi
Luân hồi chuyển kiếp biết bao đời
Nghiệp chướng đời nào gây nhiều nhỉ
Ta cứ chăm thiền trả nợ luôn.
Từ khi có lớp có ngồi thiền
Mỗi ngày hai buổi Thầy trợ duyên
Tinh thần thoải mái bệnh đỡ hẳn
Thấy vui, thấy khỏe, giảm lo phiền.
Tạ ơn Đức Thầy Tổ trợ duyên
Cám ơn Câu lạc bộ bạn hiền
Giúp tôi chăm luyện trả nợ nghiệp
Sống vui, sống khỏe, sống bách niên.
Học viên lớp chiều thứ Bảy
Trần Thị Ngọ

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Chuyến đi Đình Lê

Buổi học ngoài trời của lớp nâng cao thứ tư ngày 21/12/2011 tại làng Đình Lê, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức ngoại thành Hà nội.

Mời xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Mừng ngày 22/12


Nhân ngày Quốc phòng toàn dân, toàn thể hội viên - học viên CLB DSNL xin được gửi tới Thầy Chủ Nhiệm CLB, các cựu quân nhân, các quân nhân còn đang tại ngũ trong và ngoài CLB lẵng hoa tươi thắm cùng lời chúc mừng tốt đẹp nhất. 

Trang Câu lạc bộ xin gửi tặng Thầy Chủ Nhiệm và tất cả các quân nhân đã và đang phục vụ trong quân ngũ bài hát "Người chiến sĩ ấy"

Sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Vân
Trình bày: NSND Quang Thọ

Ngược dòng lịch sử

HỒ CHÍ MINH - NGÀY NÀY NĂM ẤY

Ngày 22 tháng 12 - Quân đội ta anh hùng cả trong hòa bình

 Nguồn: SGGP Online)
Cách đây 90 năm, ngày 22-12-1919, báo cáo theo dõi của mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc dự cuộc mít tinh do Công đoàn CTG tổ chức và phân phát tại dây một số bản in “Yêu sách của Nhân dân An Nam”.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Hôm nay tôi đi thiền

Đỗ Thành Long
     Một ngày đẹp trời, lớp Nâng cao tổ chức một buổi học ngoài trời tại Điện Hang Cá thuộc xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Quê tôi ở xã Đại Hưng, Mỹ Đức, cách nơi đoàn đến khoảng 18 km. Từ 6h30 tôi đã lên đường đến nơi hẹn để nhập đoàn. 7h30 xe chở đoàn đến điểm hẹn tại Chùa Đình Lê thuộc xã Tuy Lai. Ở đây đoàn được Thầy Phước Thắng (sư Phương) trụ trì chùa đón tiếp, hướng dẫn đoàn vào lễ Phật và sau tuần trà nóng Thầy trụ trì dẫn đoàn đi tiếp 2km nữa tới hồ Tuy Lai. 
Tuần trà nóng (anh Long đang đứng) 
     "Trời ạ!" Tôi thốt lên khi xe dừng lại tại cổng Đền Vân Mộng, ánh hào quang buổi sáng chụp cảnh ngôi đền in lên mặt hồ không một gợn sóng tạo nên một bức tranh hoàn hảo hòa quyện giữa đất trời, núi rừng và cảnh hồ thơ mộng. Từ đây đoàn đi đò vào Điện Hang Cá nằm bên kia hồ nơi có dãy núi đá vôi nối liền từ đây tới bên kia Miếu Môn và xuống phía nam với dãy núi Động Hương Tích án ngữ như một bức tường thành bao bọc phía tây nam huyện Mỹ Đức. Cảm xúc gây ấn tượng đầu tiên là sau con đường gập ghềnh đầy đá tai mèo mở ra trước mắt chúng tôi là ngôi Đền Hang Cá nằm giữa một thung lũng, lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ thật thơ mộng, linh thiêng. 

Điện Hang Cá 
      Vào thắp hương tại đền, nghỉ ngơi một lúc, đoàn bắt đầu luyện thiền. Thầy và cả đoàn được đắm chìm trong một môi trường yên tĩnh, không khí thật trong lành mát mẻ, thỉnh thoảng có một làn gió nhẹ thổi từ mặt hồ đem theo nguồn năng lượng đến cho mọi người. Bản nhạc bài Thiền Thu Lửa Tam Muội sao hôm nay tôi cảm thấy hay hơn những lần tập trước. Tiếng nhạc hòa quyện với tiếng chim hót từ các khe núi quanh đây vọng tới, giúp cho việc luyện thiền có kết quả hơn, năng lượng vào mạnh mẽ. Kết thúc bài thiền tôi quan sát mặt ai cũng hồng hào, rạng rỡ hẳn. Trong đoàn ai cũng có cảm nhận năng lượng ở đây rất cao.  Thật là một môi trường lý tưởng để luyện thiền.

Chụp ảnh toàn đoàn
     Mọi người nghỉ giải lao ít phút, chụp ảnh, ngắm cảnh hồ và núi rừng trùng điệp, sau đó ăn bữa trưa với cơm nắm muối vừng, xôi, bánh dày, dưa chuột, hoa quả các loại. Thật vui và ngon.
     Sau bữa trưa đoàn nghỉ ngơi một chút  rồi lại thiền tiếp. Thật tuyệt vời khi được ngồi thiền trong tiếng nhạc du dương với tiếng chim hót giữa núi rừng - mọi người được đắm chìm trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh - cảm thấy thật thoải mái, sảng khoái sau đợt thiền thứ hai trong ngày. 

Tranh thủ ghi lại cảm xúc về chuyến đi
     Chúng tôi trở ra trên con thuyền nhỏ đưa đoàn trở về bên xã Tuy Lai. Thầy và đoàn thực hiện công việc tiếp theo là gặp mặt các cụ tại Đình làng Đình Lê để hướng dẫn và mở luân xa giúp các cụ tập thiền Thu Lửa Tam Muội.
     Đoàn rời về Hà Nội lúc 16h30 trong xao xuyến và quyến luyến. Tôi hy vọng một ngày gần nhất Câu lạc bộ sẽ tổ chức tiếp những chuyến đi dã ngoại tại địa điểm lý tưởng này.
Học viên lớp sáng thứ 7
Đỗ Thành Long

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Tôi thiền

Võ Thị Mận
 Chị Võ Thị Mận (áo đỏ) đi thăm Khu Đền Sóc
cùng CLB (11/2011)
     Trước đây tôi ngồi thiền dù 1 đến 2 tiếng tâm không tĩnh được. Trong băng thiền Thầy đã nhắc nhở thư giãn thả lỏng toàn thân, thiền là một kỹ thuật tu luyện làm cho cơ thể con người hòa hợp với sự sống tự nhiên, quên đi mọi chuyện vui buồn xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Vậy mà tôi vẫn không thực hiện được. 

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Bác Sinh

 Bác Đinh Xuân Sinh
     Bác sinh năm 1932 tại Hoa Lư, Ninh Bình, đã từng học văn học ngôn ngữ Đức tại Leipzig, là sinh viên khóa 8 Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, công tác tại Bộ Công An từ năm 1966 với nhiệm vụ phiên dịch cho các lớp nghiệp vụ của ngành, các đoàn công tác của bộ, các đoàn cán bộ cao cấp của bộ và nhà nước tại Cộng hòa dân chủ Đức, rồi làm việc tại văn phòng của bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, Cục Tham mưu Tổng hợp, Cục Khoa học Viễn thông Tin học cho tới năm 1998. Bác đã từng học chụp ảnh và quay phim từ năm 1968 tại Xưởng phim Thời sự của Viện Hình sự Berlin. 

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

TIẾT THỰC THANH LỌC CƠ THỂ

Cuộc sống ngày nay con người chúng ta phải tiếp cận với quá nhiều hợp chất độc hại phát sinh từ thuốc trừ sâu, hóa chất, phụ gia thực, hơi độc, khói xe, dược phẩm, các kim loại nặng và bức xạ. Một cách vô tình, những chất độc này thấm vào cơ thể, tích tụ lâu ngày và phát sinh ra bệnh này bệnh nọ…
Mời bạn xem chương trình Sức Sống Mới chủ đề “Thanh lọc cơ thể”.
(Sức sống mới số 5 năm 2009)
Phần 1
Phần 2
Phần 3

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Ảnh chụp từ máy Thầy

Có mấy bức ảnh Thầy chụp trong đợt dã ngoại vừa rồi làm mấy trò băn khoăn. Có trò bảo tại hiệu ứng ánh sáng cộng hơi nước buổi sáng gây ra thế. Trò thì bảo hay tại máy rung,...Giả thiết thì nhiều. Bà Thoa còn bảo một trò "Tớ đố cậu chụp được bức ảnh giống thế bằng máy của Thầy." Thầy thì gọi chúng là những bức ảnh lạ. Ba bức cuối trông đẹp như tranh nghệ thuật. Thu để nguyên khổ, mọi người click vào ảnh để xem ảnh cỡ lớn.





Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Để có giấc ngủ ngon

Bạn nằm mãi mà không ngủ được? Bạn bị tỉnh giấc vào giữa đêm và không tài nào ngủ lại được? Bạn luôn cảm thấy thiếu ngủ vậy mà khi đặt lưng xuống lại không thể có giấc ngủ ngon? Nếu câu trả lời là có, hy vọng bài viết dưới đây của tác giả Lê Vǎn Cường có thể giúp bạn.

Giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn

 Ảnh minh họa
Dễ nổi cáu chỉ là một trong những cǎn bệnh do thiếu ngủ gây ra. Thiếu ngủ còn làm giảm trí nhớ, giảm khả nǎng phản ứng, làm việc không hiệu quả, thiếu kiên nhẫn với mọi người và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã giao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể bị tai nạn nếu bạn điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng thiếu ngủ.
Để chấm dứt tình trạng thiếu ngủ vẫn luôn đeo đuổi, bạn có thể áp dụng một trong các cách sau hoặc có thể kết hợp chúng với nhau.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Kết quả sau hơn một năm tập luyện

Sau hơn một năm học Thiền Thu Lửa Tam Muội tôi đã học được rất nhiều điều, nhất là sau ba tháng(*) học tập ở lớp Nâng cao.

 Chụp cùng anh Chuyền - Sapa tháng 7/2012
Hiện tại sức khỏe của tôi đã được cải thiện. Bệnh chóng mặt, ngã lăn quay bất cứ lúc nào đã không tái phát lại. Bệnh thận dương hư nay đã ổn định. Khi luyện tập các cảm nhận cũng tốt hơn, rõ rệt hơn. Khi quán tưởng đưa năng lượng vào các luân xa đã thấy luân xa nóng lên và cảm nhận được luân xa đang quay khi nghĩ đến một luân xa nào đó. Khi muốn đưa năng lượng ra hai lòng bàn tay để sử dụng con lắc, để chữa bệnh, để đưa năng lượng vào quẻ dịch, phát công vào cốc nước, tôi đã làm được nhanh hơn và hai lòng bàn tay nóng hơn. Bởi vậy khi nghe bài giảng của Thầy, tôi tiếp thu được nhanh hơn và ngộ ra được rằng làm việc cũng phải tự tin khi mà mình đang học và tu tập theo môn phái của Thầy Tổ. Tôi đã tự tin hơn khi chữa bệnh cho mọi người, việc mà mọi khi tôi còn rụt rè không dám làm.  
Trên đây là những điều tôi cảm nhận được bên cạnh đó là những tồn tại mà tôi chưa khắc phục được. Đó là khi ngồi thiền chưa định được, còn có rất nhiều tạp niệm. Tôi vẫn còn phải cầu đến niệm danh Phật, vẫn phải nhờ Thầy Tổ trợ duyên cho mình trong khi ngồi thiền. 
Một mong ước của tôi là giải trừ được bệnh tật để tôi tu tập được tốt hơn. Khi ngồi thiền không còn tạp niệm để thiền định được lâu hơn.
Phùng Kim Bình
Lời góp:
Phùng Kim Bình là người đến với CLB mới trên một năm nhưng đã có nhiều tiến bộ, một số bệnh đã được đẩy lùi. Bản thân đã mạnh dạn, tự tin thực nghiệm những điều đã học để chữa bệnh giúp người có hiệu quả. Chữa bệnh giúp người chính là giúp mình, làm cho kinh mạch của mình được thông, đức của mình được nâng lên. Đức lên là sức khỏe lên. Chả thế mà Bình hôm nay đã khác xa Bình 1 năm trước đây. Có phải Bình khỏe, trẻ, đẹp lên nhiều không các vị?
Ngày 15/8/2011
Chủ nhiệm CLB DSNL
Mời xem bài chia sẻ của chị Phùng Kim Bình TẠI ĐÂY.
Chú thích: (*) tính đến thời điểm viết bài - tháng 8/2011

Trời rét, coi chừng đột quỵ

(Nguồn: Đất Việt) 
Một cơn đau đầu nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ. Bạn càng phải cảnh giác nếu điều đó xảy ra trong thời tiết lạnh.
Thời tiết đột ngột trở lạnh khiến số người cao tuổi nhập viện do đột quỵ gia tăng tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Theo các bác sĩ phải cẩn trọng với đột quỵ trong thời tiết này.
Bác sĩ Lê Anh Việt, Phó chủ nhiệm khoa Khám bệnh, Bệnh viện quân đội 354, cho hay, mùa lạnh là thời điểm đột quỵ xuất hiện nhiều nhất, tăng 60% so với các mùa khác. Người bị đột quỵ nhẹ có thể để lại các di chứng như chân tay run rẩy, đi lại khó khăn, liệt, nếu nặng rất dễ tử vong.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Trường năng lượng sinh học

Tác giả: GS.TS Đoàn Xuân Mượu
 GS-TS Đoàn Xuân Mượu
Cách đây 5.000 năm, các nhà hiền triết cổ Ấn Độ đã coi nguồn gốc của mọi sự sống trong trời đất là “Prana” - năng lượng vũ trụ. Các nhà hiền triết cổ Trung Hoa thì quan niệm năng lượng cần cho sự sống trong vũ trụ là “Tiên Thiên Khí” chứa hai lực âm và dương.
Cách đây 5.000 năm, các nhà hiền triết cổ Ấn Độ đã coi nguồn gốc của mọi sự sống trong trời đất là “Prana” - năng lượng vũ trụ. Các nhà hiền triết cổ Trung Hoa thì quan niệm năng lượng cần cho sự sống trong vũ trụ là “Tiên Thiên Khí” chứa hai lực âm và dương. Trường phái Kabbalah của Do Thái năm 538 trước Công nguyên coi năng lượng sống trong vũ trụ là “ánh sáng tinh tú”, là “hào quang” quanh đầu chúa Jesus và các bậc thánh thần được mô tả trong Kinh cựu ước. Ở châu Âu cận đại, các nhà khoa học dành vai trò này cho “Orgone”, cho “Illiaster”... Tuy cách diễn đạt có khác nhau, nhưng tất cả các nhà thông thái cổ kim đều hiểu rằng thân thể người ta phải được hoạt hóa, khởi động, nuôi dưỡng bằng năng lượng. Nó cũng tựa như một cỗ máy làm bằng sắt thép phải được nạp điện, tiếp tế nhiên liệu vào động cơ thì cỗ máy mới có thể tự vận hành.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Ngọn đuốc sống

"Nếu bạn thực sự yêu cuộc sống" là tiêu đề bài đăng của trang CLB về Nick Vujicic, một con người đầy nghị lực đã vượt lên số phận không may của mình và trở thành "ngọn đuốc" truyền cảm hứng sống, nghị lực vượt qua khó khăn cho hàng triệu người trên thế giới
Trang CLB xin giới thiệu một clip khác của anh. Clip có tiêu đề "Something more".

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Bài thơ "Sống đẹp"

Kính tặng Thầy Cô Chủ nhiệm CLB DSNL
Hội viên Đoàn Tuyết Nguyệt (lớp sáng thứ 7)
& hội viên Nguyễn Thị Khang (lớp chủ nhật)

 Ảnh chụp trong đợt dã ngoại Côn Sơn tháng 8/2011
                      Viết một bài thơ kính tặng Thầy
                      Một tâm hồn sáng giữa vần xoay
                      Giữa thời: Kinh tế thị trường như bão lũ
                      Giữ vững lòng nhân cuộc thế này.

                      Từ cuộc chiến tranh giữ nước nhà
                      Biết bao căn bệnh lúc xông pha
                      Đau đớn tâm hồn, đau thể xác
                      Tìm phương chữa bệnh cứu thân ta.

                      Trong cuộc đấu tranh để sống còn
                      Tìm ra chân lý đẹp cao hơn:
                      Hãy đem tất cả hồn, tâm, trí
                      Cứu nhân độ thế tấm lòng son.

                      Từ đó Thầy đi giữa cuộc đời
                      Không màng danh lợi, mặc đầy vơi
                      Mở rộng lòng nhân ra muôn ngả
                      Sống đẹp là đây, chữa bệnh cứu người...

                      Ơn Thầy, Cô mãi chẳng dám quên
                      Theo bước chân Thầy lẽ tự nhiên
                      Sứ mệnh cứu người là tất cả
                      Như lời Phật dạy tự sơ nguyên.
Ngày 22/11/2011

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Cảm ơn những tấm lòng

Nhìn những đứa trẻ xúng xính trong những bộ quần áo mới mà Thu thực sự cảm động. Dường như chúng chẳng phải là những đứa trẻ xa lạ, không biết tên, không quen, mà có cảm giác chúng như con cháu trong nhà. Thu sẽ không nói mình khóc vì mừng nhưng thực sự rất xúc động. Thu vẫn theo dõi những bài đăng trên trang Blog cá nhân của ông Trần Đăng Tuấn sau khi đăng bài "Hôm nay lên Suối Giàng" trên trang CLB. Với chương trình quyên góp "Cơm có thịt", được sự ủng hộ của rất nhiều nhà hảo tâm, ông và những người bạn đã phần nào biến giấc mơ của những đứa trẻ vùng cao thành hiện thực. Chúng không những được ăn bữa cơm có thịt, mà chúng còn được mặc áo khoác ấm, quàng khăn len, đội mũ len, đắp chăn bông mới. Thu vui lây niềm vui của chúng, có cảm giác vui y như ngày còn bé được mặc bộ quần áo mới mẹ mua, được nhận quà mỗi dịp sinh nhật.

Chương trình của ông không chỉ giúp đỡ học sinh 2 trường Tiểu học và THCS Suối Giàng, mà đã lan tới các trường ở các địa phương khác như trường Tiểu học Lao Chải, Tiểu học Nậm Khắt (Mù Cang Chải), Mẫu giáo Dền Thàng, Mầm non Xã Y Tý huyện Bát Xát (Lào Cai), Mẫu giáo Pa cheo (Bát Xát - Lào Cai), Mẫu Giáo A Lù (Bát xát - Lào Cai). Chương trình vẫn tiếp tục và rất nhiều tấm lòng vàng tiếp tục ủng hộ các em không chỉ tiền mà còn cả quần áo, chăn màn, sách bút,...
Xin chia sẻ bài mới nhất của ông "Một chuyến đi dài..." (1)