Nhân ngày Quốc phòng toàn dân, toàn thể hội viên - học viên CLB DSNL xin được gửi tới Thầy Chủ Nhiệm CLB, các cựu quân nhân, các quân nhân còn đang tại ngũ trong và ngoài CLB lẵng hoa tươi thắm cùng lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Trang Câu lạc bộ xin gửi tặng Thầy Chủ Nhiệm và tất cả các quân nhân đã và đang phục vụ trong quân ngũ bài hát "Người chiến sĩ ấy"
Trang Câu lạc bộ xin gửi tặng Thầy Chủ Nhiệm và tất cả các quân nhân đã và đang phục vụ trong quân ngũ bài hát "Người chiến sĩ ấy"
Sáng tác: Nhạc sĩ Hoàng Vân
Trình bày: NSND Quang Thọ
Ngược dòng lịch sử
HỒ CHÍ MINH - NGÀY NÀY NĂM ẤY
Ngày 22 tháng 12 - Quân đội ta anh hùng cả trong hòa bình
Nguồn: SGGP Online)
Cách đây 90 năm, ngày 22-12-1919, báo cáo theo dõi của mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc dự cuộc mít tinh do Công đoàn CTG tổ chức và phân phát tại dây một số bản in “Yêu sách của Nhân dân An Nam”.
Ngày 22-12-1924, từ Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc viết thư tới Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản thông báo việc đã tập hợp một số đồng chí từ Đông Dương sang và yêu cầu chỉ thị cho các đồng chí người Nga đang công tác ở Quảng Châu hỗ trợ.
Ngày 22-12-1945, báo Cứu Quốc đăng đoạn thư “Gửi các chiến sĩ miền Nam” viết: “Chính phủ Dân chủ Cộng hòa rất khen ngợi chiến sĩ ở các mặt trận miền Nam, đặc biệt là các chiến sĩ ở Nha Trang và Trà Vinh đã làm gương anh dũng cho toàn quốc. Tổ quốc biết ơn các bạn, toàn thể đồng bào noi gương các bạn” và ký tên “Hồ Chí Minh”.
Ngày 22-12-1949, gửi thư cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, Bác xác định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân, do dân đẻ ra, vì dân mà chiến đấu, yêu nước, yêu dân, cho nên hy sinh kham khổ. Quân đội ta luôn luôn giữ gìn và phát triển truyền thống anh dũng của Quân Giải phóng Việt Nam và đạo đức cách mạng, gồm trong 10 điều kỷ luật”.
Tháng 12-1953, trong thư gửi “Cán bộ và chiến sĩ Mặt trận Điện Biên Phủ”, Bác căn dặn: “Phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh: Quyết tâm tiêu diệt địch; Quyết tâm giữ vững chính sách; Quyết tâm tranh nhiều thắng lợi...”. Với “Thư gửi lớp chỉnh Đảng Liên khu V”, Bác nhấn mạnh: “Mục đích chỉnh Đảng là để dùi mài cán bộ và đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân... Phải thật sự thi hành dân chủ trong Đảng và trong quần chúng...”.
Ngày 22-12-1954, trong bài viết “Mừng ngày sinh nhật Quân đội Nhân dân” đăng trên báo Nhân Dân, với bút danh C.B, Bác ôn lại: “10 năm trước đây, quân đội Nhật - Pháp tung hoành, nhân dân Việt Nam khốn khổ. Trong lúc đó ở Lạng Sơn, Cao Bằng, vài nhóm du kích bắt đầu tổ chức. Tuy cái gì cũng thiếu nhưng dũng cảm có thừa. Hồi đó có người nói với một giọng thương hại: “Châu chấu sao đấu nổi ông voi!”. Bác trả lời một cách đanh thép: “Bây giờ chúng ta mới có vài chục người du kích, chắc chắn sau này chúng ta sẽ có hàng vạn hùng binh”. Rất tin tưởng, đồng bào Cao-Lạng trả lời bằng cách khuyên con em tham gia các đội du kích và hết lòng ủng hộ các chiến sĩ như cha mẹ săn sóc đàn con cưng...” và kết luận: “Quân ta công trạng lớn lao/ Mười năm lịch sử biết bao nhiêu tình!”.
Ngày 22-12-1958, tại lễ phong quân hàm lần thứ hai trong lịch sử, Bác căn dặn: “Dù ở cương vị nào, các đồng chí phải luôn luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”.
Ngày 22-12-1959, tại lễ chiêu đãi nhân Ngày thành lập Quân đội, Bác biểu dương: “Quân đội chúng ta anh hùng trong kháng chiến mà cũng anh hùng trong hòa bình”.
Ngày 22-12-1968, lần cuối cùng Bác đến Nghĩa trang Liệt sĩ Hà Nội thắp hương tưởng niệm nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam lần thứ 24.
Trung tướng PHẠM HỒNG CƯ
Ngày 22-12-1924, từ Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc viết thư tới Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản thông báo việc đã tập hợp một số đồng chí từ Đông Dương sang và yêu cầu chỉ thị cho các đồng chí người Nga đang công tác ở Quảng Châu hỗ trợ.
Ngày 22-12-1945, báo Cứu Quốc đăng đoạn thư “Gửi các chiến sĩ miền Nam” viết: “Chính phủ Dân chủ Cộng hòa rất khen ngợi chiến sĩ ở các mặt trận miền Nam, đặc biệt là các chiến sĩ ở Nha Trang và Trà Vinh đã làm gương anh dũng cho toàn quốc. Tổ quốc biết ơn các bạn, toàn thể đồng bào noi gương các bạn” và ký tên “Hồ Chí Minh”.
Ngày 22-12-1949, gửi thư cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, Bác xác định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân, do dân đẻ ra, vì dân mà chiến đấu, yêu nước, yêu dân, cho nên hy sinh kham khổ. Quân đội ta luôn luôn giữ gìn và phát triển truyền thống anh dũng của Quân Giải phóng Việt Nam và đạo đức cách mạng, gồm trong 10 điều kỷ luật”.
Tháng 12-1953, trong thư gửi “Cán bộ và chiến sĩ Mặt trận Điện Biên Phủ”, Bác căn dặn: “Phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh: Quyết tâm tiêu diệt địch; Quyết tâm giữ vững chính sách; Quyết tâm tranh nhiều thắng lợi...”. Với “Thư gửi lớp chỉnh Đảng Liên khu V”, Bác nhấn mạnh: “Mục đích chỉnh Đảng là để dùi mài cán bộ và đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân... Phải thật sự thi hành dân chủ trong Đảng và trong quần chúng...”.
Ngày 22-12-1954, trong bài viết “Mừng ngày sinh nhật Quân đội Nhân dân” đăng trên báo Nhân Dân, với bút danh C.B, Bác ôn lại: “10 năm trước đây, quân đội Nhật - Pháp tung hoành, nhân dân Việt Nam khốn khổ. Trong lúc đó ở Lạng Sơn, Cao Bằng, vài nhóm du kích bắt đầu tổ chức. Tuy cái gì cũng thiếu nhưng dũng cảm có thừa. Hồi đó có người nói với một giọng thương hại: “Châu chấu sao đấu nổi ông voi!”. Bác trả lời một cách đanh thép: “Bây giờ chúng ta mới có vài chục người du kích, chắc chắn sau này chúng ta sẽ có hàng vạn hùng binh”. Rất tin tưởng, đồng bào Cao-Lạng trả lời bằng cách khuyên con em tham gia các đội du kích và hết lòng ủng hộ các chiến sĩ như cha mẹ săn sóc đàn con cưng...” và kết luận: “Quân ta công trạng lớn lao/ Mười năm lịch sử biết bao nhiêu tình!”.
Ngày 22-12-1958, tại lễ phong quân hàm lần thứ hai trong lịch sử, Bác căn dặn: “Dù ở cương vị nào, các đồng chí phải luôn luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”.
Ngày 22-12-1959, tại lễ chiêu đãi nhân Ngày thành lập Quân đội, Bác biểu dương: “Quân đội chúng ta anh hùng trong kháng chiến mà cũng anh hùng trong hòa bình”.
Ngày 22-12-1968, lần cuối cùng Bác đến Nghĩa trang Liệt sĩ Hà Nội thắp hương tưởng niệm nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam lần thứ 24.
D.T.Q và nhóm cộng sự
Chỉ thị thành lập
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Một cương lĩnh quân sự lịch sử
Một cương lĩnh quân sự lịch sử
(Nguồn: qdnd.vn) QĐND - Cách đây 67 năm, một ngày trước Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận được một bức thư nhỏ của Bác Hồ đặt trong vỏ bao thuốc lá. Giở ra, đó là chỉ thị của Bác về việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trong ngày đầu thành lập (22-12-1944). Ảnh tư liệu |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.