Trang

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

CẢM LẠNH VÀ CÁC HẬU QỦA BIẾN CHỨNG

Cảm lạnh là một một bệnh rất thông thường. Ngoại trừ một số hiện tượng quen thuộc như sổ mũi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều bộ phận khác của cơ thể bị suy yếu và gây ra một số bệnh mà các bác sĩ tây y và cả đông y cũng không phát hiện ra, không biết lý do tại sao vì không có các vết nội thương hoặc ngoại thương, cũng không có vi khuẩn và không có bộ phận nào bị hư hỏng.
Tuy không biết là bệnh gì nhưng các bác sĩ vẫn cho thuốc, thường là thuốc giảm đau, nhiều người càng uống càng không khỏi, lâu ngày bị mất trí nhớ, loét bao tử, hư thận và khiến cho hệ thống thần kinh bị tê liệt. Cảm lạnh thường gây đau nhức tứ chi, mình mẩy đến tê bại không cử động được, nên có bác sĩ cho là hệ thần kinh bị hư và để nghị giải phẫu...

I. Lý do
1. Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn .v.v... vì thế bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi... ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều quá làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch và suy yếu các bộ phận trong cơ thể.
2. Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước thông cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh quá .v.v.) có thể làm cho ta bị cảm.
3. Đặc biệt có mùa hoặc có vùng áng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng, có rất nhiều người bị cảm lạnh vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
II. Một số triệu chứng thông thường dễ nhận ra
1) Sổ mũi, tịt mũi;
2) Nhức đầu, nặng đầu;
3) Ho;
4) Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh, hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm).
5) Bần thần, mỏi mệt trong người.
Nhưng chính vì khí âm xâm nhập thân thể, khiến bế tắc kinh mạch, máu huyết và làm suy yếu các bộ phận thuộc hệ hô hấp và hệ tuần hoàn nên cảm lạnh làm nảy sinh ra nhiều triệu chứng, mà cả các bác sĩ cũng không biết và không ngờ tới như:
1) Trằn trọc, khó ngủ ban đêm;
2) Ngủ không thẳng giấc, đi tiểu lắp nhắp ban đêm, hay bị chuột rút;
3) Đổ mồ hôi ban đêm;
4) Đầy bụng, khó tiêu;
5) Nhất là đau và nhức mỏi trong người: đặc biệt là hai cánh tay, cổ, bả vai, sống lưng, đầu gối, hai chân và hai bắp chân.
6) Nhiều khi có cảm tưởng như bị đau nhức thần kinh hay từ trong xương, đến độ bị bại xuội, cổ không quay được, không giơ hay co tay, chân lên được, không cúi xuống được hay không thể mặc và cài cúc áo quần .v.v.
7) Tức ngực, nhói ngực, khó thở, hụt hơi;
8) Nghẹt tim, tim hồi hộp, ngộp thở, hay có cảm tưởng bị bệnh tim;
9) Khó tiêu, táo bón, nặng bụng, ợ chua;
10) Đau bụng lâm râm;
11) Tiêu chảy;
12) Đau tức bên hông phải trên vùng gan;
13) Đau tức bên hông trái trên vùng lá lách;
14) Teo tĩnh động mạch trên đầu (dẫn tới chỗ đau đầu và bị tai biến mạch máu não vì lượng hồng huyết cầu và dưỡng khí không lưu thông đủ để nuôi óc);
15) Da mặt xanh xao, tái mét hay thâm, và người lúc nào cũng cảm thấy bần thần, mệt mỏi như mất hết sức lực, chán nản, buồn sầu, chỉ muốn đi nằm, không muốn làm gì, và không làm được gì, vì người lúc nào cũng một mỏi;
16) Trẻ em bị cảm lạnh thì khó ngủ, hay ói sữa, biếng ăn, táo bón (hai ba ngày mới đi một lần, mà phải dùng thuốc, phân có mùi khó chịu), tiêu chảy, hay khóc, quấy, da dẻ tái mét, khi khóc thì tím ngắt mặt mũi chân tay và không dỗ được.
- Tất cả các triệu chứng trên đây đều có thể do cảm lạnh mà ra, đặc biệt các trường hợp đau nhức (số 5), trường hợp số 15 và số 16 là dấu hiệu bệnh nhân đã bị cảm lạnh từ rất lâu, chứ không phải các bộ phận trong cơ thể bị hư hại.
- Khi bị cảm lạnh, phần nào trong cơ thể yếu thì phần đó thường dễ bị ảnh hưởng.
- Có người đi khám bác sĩ, thử máu, thử phân, thử nước tiểu, chiếu điện, thì không tìm ra bệnh gì, và ai cũng bảo là bệnh giả đò.
III. Cách chữa
Cạo gió (đánh gió)
1) Cách cạo: dùng đồng bạc hay tốt nhất là cái thìa lớn (nếu bằng bạc nguyên chất càng tốt). Cạo gió bằng dầu nóng (bất cứ loại nào cũng được) nhưng tốt nhất là long não pha với dầu ô liu. Bôi dầu vào da người, tỳ mạnh đồng bạc sát xuống da, cạo chậm rãi và kéo đường càng dài càng tốt, như thế sẽ ít đau và không trầy da.
2) Chỗ cạo: khắp nơi trên người, cạo cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, mông, bên trong bên ngoài đùi, chân, bắp vế và mu bàn chân, ngón chân.
3) Cạo gió có nghĩa là đả thông kinh mạch để cho khí huyết lưu thông đều đặn trở lại, tái lập thế quân bình cho cơ thể. Dầu nóng tăng khí dương, đồng bạc hay cái thìa (tức chất kim khí) rút khí âm trong người ra. Cạo gió xong là tự nhiên hết các triệu chứng kể trên và khỏi bệnh ngay tức khắc.
Lưu ý: Chỉ khi bị cảm (cảm nắng cũng như cảm gió và cảm lạnh), khi cạo gió da mới đỏ hay có hột và bầm tím. Càng bị cảm nặng từ lâu càng bầm nhiều và nặng nhưng chỉ vài hôm sau là các vết đỏ và bầm sẽ tan. Nhiều người nói cạo gió gây tím bầm là làm vỡ mạch máu da là không đúng. Ngày nay nhiều bác sỹ tây y cũng đã sử dụng biện pháp này và có suy nghĩ khác đi so với trước kia họ đã không tin có chuyện "phải gió" gây nhiều bệnh mà không chữa khỏi.
4) Hiệu quả nhất là cạo gió bằng dầu long não. Cách pha long não với dầu ô liu để đánh gió: 100 gr bột long não nguyên chất đã tán sẵn mua ở tiệm thuốc bắc (không phải long não bỏ quần áo hay giết gián) pha với 1 lít dầu ô liu (dầu trộn sà lát). Dầu ô liu pha với long não còn có thể dùng để thoa bóp, chữa trật khớp hay sưng chân tay và thấp khớp rất công hiệu.
Xông với nước lá
Nấu một nồi nước lớn với bó lá xông, lưu ý không đun lâu khiến bay mất tinh dầu của các loại lá xông. Lấy một bát nước lá xông để riêng, đậy kín để xông xong thì uống. Trước khi trùm chăn xông trong phòng kín gió thì bỏ thêm 10-20gr bột long não (nếu có). Xông xong, lau mồ hôi khô, và mặc quần áo ấm ngay rồi uống vài viên thuốc cảm với bát nước lá xông để sẵn hoặc nước trà gừng nóng, đắp chăn nằm nghỉ hay ngủ được một giấc, sẽ thấy người khỏe ra. Kiêng ra ngoài trời ngay vì khi xông chảy mồ hôi nhiều, cơ thể mất nhiều muối, đạm, các lỗ chân lông đang rỗng (mở) do đó phải cẩn thận, tránh bị cảm lạnh trở lại.
Đánh cảm bằng cám rang
Lấy cám bỏ vào chảo rang nóng lên rồi bỏ vào miếng vải túm lại vuốt từ trên đỉnh đầu vuống xuống khắp nơi trong người: đầu tóc, mặt, ngực, bụng, cơ quan sinh dục, lưng, mông, đàng trước đàng sau tay chân, lòng bàn tay bàn chân và ngón tay ngón chân... Nếu cảm nặng thì phải rang 2, 3 mẻ và vuốt vài lần sẽ đỡ ngay vì mọi kinh mạch đều được đả thông và khí huyết di chuyển bình thường trở lại.
Đánh cảm bằng gừng
Lấy 100 gr gừng giã dập, túm vào một chiếc khăn hay vải mỏng rồi nhúng vào một bát rượu mạnh (rượu đế, volka) đã được hâm nóng rồi vuốt mạnh từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước: mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng và mu bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp vế xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân, phía sau: đầu, ót, gáy, lưng, mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân.
Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc nguyên chất
- Luộc chín 5 - 7 quả trứng gà (giữ trứng trong nước sôi cho nóng), lấy 1 quả trứng bóc vỏ, bổ đôi, bỏ lòng đỏ, nhét đồng bạc nguyên chất vào giữa rồi túm vào khăn hơi dầy một chút để khỏi bị xước da, sau đó cứ thế vuốt từ trên đỉnh đầu vuốt xuống y như đánh cảm bằng cám và gừng. Cứ vuốt cho tới khi nào trứng hoàn toàn nguội mới thay lòng trắng trứng khác.
Nếu bị cảm nắng thì đồng bạc chuyển mầu đồng.
Nếu bị cảm lạnh thì đồng bạc chuyển mầu đen, càng cảm lạnh nặng càng đen.
Nếu bị cảm gió thì đồng bạc chuyển mầu đen nhánh có sắc xanh.
Nếu vừa cảm nắng vừa cảm lạnh, thì đồng bạc có cả hai mầu.
Tùy trường hợp cảm nặng hay nhẹ, có thể đánh từ 4 trứng trở lên. Bình thường mỗi lần đánh khoảng 4 - 5 quả trứng là được. Để tránh bị lạnh trở lại có thể đánh đầu, ngực và lưng trước, rồi mặc áo, che khăn hay đắp chăn, sau đó mới đánh tới phần dưới của cơ thể. Nên che ấm phần thân thể đã được đánh gió hoặc chưa đánh.
2) Đặc biệt đối với trường hợp bị cảm nặng (5, 15, 16) có khi phải đánh tới 40 - 50 hay hàng trăm cái trứng. Nghĩa là đánh làm nhiều lần, cho tới khi nào cảm thấy người dễ chịu, khỏe khoắn, da dẻ hồng hào trở lại thì thôi.
3) Trẻ em bị cảm (đặc biêt các em nhỏ) chỉ nên đánh cảm bằng trứng. Trường hợp các em được vài tháng, nếu sợ bỏng da, có thể đánh cảm bên ngoài áo cũng được hoặc bọc trứng trong một khăn dầy vừa đủ cũng an toàn, không sợ bỏng.
4) Cũng có thể để nguyên vỏ trứng, để có nhiều sức nóng hơn, nhưng phải dùng loại khăn rửa mặt hơi dầy, để khỏi bị vỏ trứng làm xước da.
5) Đánh cảm bằng trứng tuy có mùi tanh nhưng tuyệt đối sau đó không được tắm mà chỉ nên lau người bằng nước nóng có pha chút dầu hoặc gừng.
6) Đặc biệt đối với trường hợp số 15 và khi bị thương hàn, tức cảm lạnh ngấm tới xương, thì phải đánh cảm bằng trứng và đồng bạc (vì cạo gió, bấm huyệt, thoa bóp chỉ bớt chứ không khỏi).
7) Đồng bạc sau khi đánh gió bị đen thì bỏ vào một cái chén bên dưới lót một miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại ngay và dùng để đánh tiếp.
Còn có một số phương pháp khác chữa cảm như giác hơi, nặn máu bầm… nhưng không hiệu quả và tiện lợi như các cách nêu trên mà ông bà ta vẫn làm.
IV. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vì cảm lạnh có thể gây ra các hệ lụy nguy hại tới các bộ phận trong cơ thể nên chúng ta phải cẩn thận, luôn mặc ấm áp khi ra ngoài trời, đầu đội mũ, trùm khăn, giữ hai vai, cổ, gáy, vùng thận và chân ấm (đi tất cả khi ở trong nhà).
Khi có các triệu chứng cảm nên áp dụng các cách chữa bệnh dân gian đã nêu ở trên trước khi đi khám bác sĩ, vừa dễ dàng, vừa rẻ tiền lại rất khoa học và công hiệu tức khắc giúp giữ gìn sức khỏe và nhất là khỏi bị tàn tật oan, tốn tiền. Có người sau khi được cạo gió bụng, lưng và ngực, bệnh tiêu chảy dứt ngay; hoặc có người không thể giơ hai tay lên được và đau nhức không thể lái xe được, các bác sĩ không biết bệnh gì, khám không ra nên chỉ cho uống thuốc giảm đau và đoán là thần kinh bị hư nên đề nghị mổ. Sau khi cạo gió hai cánh tay và lưng vài lần là hết đau nhức và hai tay cử động bình thường…
Hoàng Vân sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.