Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Thiền và thở

Thở nội lực 4 thì đúng phương pháp là một trong những bước quan trọng mà mỗi người luyện thiền ở Câu lạc bộ DSNL phải nắm vững để thực hành ngay từ buổi học đầu tiên. Không chỉ ở buổi học đầu mà trong các buổi lên lớp, Thầy luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng, tác dụng, và kỹ thuật thở nội lực 4 thì để học viên thực hành đúng. 
Hôm nay Trang CLB DSNL xin giới thiệu bài viết của tác giả Lê Tấn Tài về mối quan hệ giữa Thiền và Thở, tác dụng của việc thở đúng và một số bài tập thở. Bài đăng trên trang Lều Xưa, chuyên mục thiền dưỡng sinh. Mời bạn đọc tham khảo.
  
THIỀN và THỞ
Lê Tấn Tài
Tập thiền

Nói đến thiền chúng ta nghĩ ngay đến ngồi thiền: bán già, kiết già. Thực ra chúng ta có thể tập thiền trên mọi tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi...), mọi lúc (khi làm việc, lúc nghỉ ngơi...). Tuy nhiên, Thiền và Yoga thường khai thác cách ngồi kiết già để chữa mỏi mệt. Giữ lưng thẳng đứng khi ngồi thiền chữa trị đau cột sống rất hiệu quả, nếu kết hợp với thở bụng cũng có thể làm chậm lão hóa.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Trao đổi kinh nghiệm

Trần Thị Hồng
Học viên lớp sáng thứ tư
Đã hơn 2 năm nay tôi không hề đi kiểm tra sức khỏe, ỷ vào việc luyện thiền hàng ngày, những bệnh nhẹ như đau bụng, cảm cúm cứ thiền là khỏi. Những lúc quá bận, người mệt lử, về đến nhà, khi đã được lên giường nằm ngủ là tôi thiền ngay lập tức. Nằm thiền khi đi ngủ tối và thức dậy sớm thiền, khi mọi người còn đang ngon giấc, cứ như vậy đã thành thói quen 5 năm nay. Chắc nhờ vậy mà sức khỏe của tôi trở nên dẻo dai.

 Đội văn nghệ chụp cùng Thầy sau lễ Tưởng Niệm 2011 (Chị Hồng mặc áo dài màu tím)

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Thu hoạch sau một thời gian tu luyện thiền

Vũ Thị Tơ
 Côn Sơn 27 - 31/5/2011
Tôi tham gia CLB DS Thiền Thu Lửa Tam Muội từ tháng 4/2008. Nhờ sự giúp đỡ về phương pháp, kỹ thuật thiền của các Thầy, các bác, các bạn đồng môn, tôi đã luyện tập thiền và khỏi được một số bệnh cơ bản: đau khớp gối, tuyến giáp, sưng đầu các ngón chân cái,...

BỆNH VẸO CỔ Ở TRẺ EM

Đầu năm 2012, tôi có dịp tiếp cận với 1 ca bệnh trẻ em bị vẹo cổ bẩm sinh. Bệnh này cha mẹ thường ít để ý tới khi trẻ mới sinh ra, nên để lại dị tật vẹo cổ khi bé lớn lên rất đáng tiếc. Theo bác sỹ khoa phục hồi chức năng bênh viện nhi trung ương, kỹ thuật chựa bệnh này mới chỉ du nhập vào nước ta 1 số năm, nên nhiều trường hợp cha mẹ em bé không biêt, và ngay cả nhiều bác sỹ không chuyên về khoa này cũng không biết. Riêng họ hàng nhà tôi cũng đã có 2 ca bệnh này mà không biết chữa sớm, nên bị dị tật vẹo cổ tới ngày nay.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Lời nhắn

Cách đây hơn một tháng Thu nhận được một cuộc điện thoại từ một bác gái đã ngoài 70 tuổi. Bác tâm sự đã tham gia luyện thiền hàng ngày tại một câu lạc bộ ở mạn Cầu Giấy. Giờ do tuổi đã cao, không thể ngày nào cũng đi đến lớp tập được. Qua trang Blog CLB DSNL bác thấy cách tổ chức, lịch sinh hoạt tuần 1 lần của CLB phù hợp với bác. Bác tỏ ý muốn đăng ký tham gia CLB.

Nếu bác đọc được tin nhắn này xin liên lạc lại với cháu.
Hồng Thu

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Từ bi với mình…

BS Đỗ Hồng Ngọc
 BS Đỗ Hồng Ngọc
Hình như ta chẳng bao giờ thực sống trong hiện tại cả! Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có đựơc cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những phút giây hiện tại. Từ ngày “thế giới phẳng”, ta còn sống với đời sống ảo. Ta ngồi đây với bạn nhưng trò chuyện với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện thì nhiều khi đã lỡ nhịp! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết qúy thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Tôn trọng bạn chính là tôn trọng mình

Vào hồi 20:21 ngày 06 tháng 2 năm 2012, Blog CLB DSNL nhận được mail từ địa chỉ "Trường Sinh Học Dưỡng Sinh" (truongsinhhocds@gmail.com) với nội dung:

"Trân trọng kính chào quý vị đồng môn Thiền Dưỡng sinh Năng lượng Trường Sinh học! Chúng tôi rất hân hạnh được trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với quý vị đồng môn xa gần! Trang blog của quý vị có bề dày kinh nghiệm, rất thú vị và bổ ích. Xin phép quý vị chúng tôi đăng tải lại một số bài viết chia sẻ của đồng môn trên trang thông tin của những người tự giác tập luyện môn này trong phạm vi rộng lớn hơn. Trân trọng kính mời quý vị ghé thăm:
http://truongsinhhocds.blogspot.com và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nhé! Rất hân hạnh!"

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Tác dụng của lá rau khúc

 Nguồn: Internet
Bánh khúc hay xôi khúc là loại bánh có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, làm từ lá rau khúc, gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt lợn mỡ. Bánh thường được làm vào mùa rau khúc - dịp tháng 2, tháng 3 âm lịch.
Ở Hà Nội, bánh thường được rao bán vào các buổi tối, người bán (thường là nam) đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố và rao "Khúc đê..." với một âm điệu rất đặc biệt. (Nguồn: Wikipedia)
Khi không phải là mùa lá khúc bạn vẫn có thể mua được những chiếc bánh khúc với nhân làm bằng lá khúc phơi khô, tuy vậy không ngon bằng loại bánh được làm bằng lá khúc tươi. Ai đã từng ăn loại bánh khúc này khó có thể quên được hương vị của nó. Xin giới thiệu tác dụng khác của lá khúc dùng trong việc trị bệnh hen suyễn, tiêu đờm. Bài đăng trên trang Tiền phong Online.

Rau khúc trị hen suyễn, tiêu đờm

 Cây rau khúc (ảnh: Internet)
TPO - Rau khúc là cây mọc hoang ở nhiều vùng trên đất nước ta. Nhiều nhất là mọc ở vùng ruộtng khô ở miền Bắc. Cây rau khúc dùng để làm bánh và làm thuốc là cây rau khúc nếp vì còn một loại khúc khác là rau khúc tẻ. Rau khúc nếp có vị ngọt, tính bình có tác dụng trị ho, tiêu đờm rất tốt.

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây rau khúc

Trị chứng viêm họng, sưng đau khó nuốt: Lấy một nắm rau khúc nếp tươi rửa thật sạch, nhai nát cùng với vào hạt muối rồi nuốt từ từ nước thuốc này. Ngày nhai 3 - 4 lần sẽ cho kết quả tốt.
Trị chứng ho: Khi bị ho lấy khoảng 15g rau khúc tươi rửa sạch sắc với 300ml nước còn 100ml thì chia ra uống làm 3 lần trong ngày. Chỉ cần uống 3 - 5 hôm là khỏi.
Trị chứng hen suyễn: Lấy một nắm rau khúc tươi rửa sạch vò nát, một miếng gừng giã dập. Cả hai thứ cho vào siêu đất, đổ 500ml nước, sắc còn 200ml thì chia uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc nước thuốc còn ấm là tốt nhất.
Trị chứng cảm sốt: Khi bị cảm sốt, đau đầu, mệt mỏi có thể dùng khoảng 30g rau khúc phơi khô, 10g hành củ, 10g gừng tươi sắc cùng nước, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày cho kết quả tốt.
BS Nguyễn Thị Nhân
(Nguồn: tienphong.vn)

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

Đọc và suy ngẫm

Sáu mươi sáu câu Phật ngôn 
làm chấn động thiền ngữ thế giới

 Nguồn: Internet
1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
2. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho anh.  
3. Hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Món chay cho ngày đầu năm mới

Lượm được trên mạng cách chế biến mấy món chay, xin giới thiệu với mọi người để đổi món cho thực đơn giàu đạm của những ngày Tết vừa qua. 

Nem chay

Nguyên liệu: 
Củ đậu, miến, su hào, cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ, hành, muối, giá đỗ…
Cách làm:
- Củ đậu, su hào, cà rốt… gọt vỏ và băm nhỏ như làm nem mặn.
- Miến ngâm nở và cắt nhỏ.
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm với nước nóng, rửa sạch, cũng băm nhỏ.
- Trộn tất cả các nguyên liệu, thêm hành khô, muối, nếu thích có thể thêm đậu phụ nát.
- Dùng bánh đa nem, cuốn các nguyên liệu đã trộn và rán như nem bình thường.
- Nếu không muốn chấm, có thể cho nhiều muối hoặc chấm với xì dầu chay.

Chả lá lốt chay

Nguyên liệu: 
Lá lốt, đậu phụ, nấm hương, hành khô băm nhỏ
Cách làm:
- Đậu phụ ép hoặc nghiền nhuyễn.
- Lá lốt chọn lá to, ít rách, rửa sạch và để ráo nước.
- Nấm hương ngâm với nước ấm rồi rửa sạch, băm nhỏ.
- Trộn tất cả nguyên liệu, cùng hành khô xay nhuyễn, thêm muối.
- Dùng là lốt bọc các nguyên liệu như chả lá lốt thịt bình thường.
- Món này có thể chấm cùng xì dầu thêm vài lát ớt.

Canh chua chay

Nguyên liệu: 
1 quả cà chua, đậu bắp, dọc mùng, nấm rơm, dứa, 1 quả me, giá, hành, ngổ…
Cách làm:
- Đậu bắp, dọc mùng tước xơ, cắt chéo.
- Cà chua thái múi cau, dứa cắt lát mỏng.
- Me đun cùng ít nước sôi vắt lấy nước.
- Rau ngổ, mùi tàu xắt nhỏ.
- Nấm rơm cắt bỏ gốc, ngâm nước muối cho sạch, vớt ra để ráo.
- Bắc nồi nước lên bếp, nước sôi cho nước me vào, nêm muối cho vừa ăn.
- Lần lượt cho đậu bắp, dứa, cà chua, nấm rơm và dọc mùng vào. Nước sôi lại thì nhắc xuống, cho giá cùng hành và ngổ cắt nhỏ.
(Sưu tầm) 

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Ngồi thiền như một niềm vui thích

- Diệu Minh -
 Thay giấc ngủ trưa
Trong cuộc sống đầy bon chen, hối hả và nhập nhằng này vốn có những điều rất thú vị làm cho bạn vui thích. Chẳng hạn như, bạn được một em bé bỗng dưng nở một nụ cười với mình, mà không phải vì bạn cho nó kẹo hoặc làm động tác ngộ nghĩnh nào đó; hay như khi bạn kỳ cạch nấu một món ăn mới và được cả nhà khen ngon; ra đường, dù người, xe nườm nượp nhưng bạn vẫn được một ai đó nhắc gạt chân chống lên, nếu chẳng may bạn quên… Cuộc sống, ở một khía cạnh nào đó, chẳng hề nặng nhọc chút nào. Những công việc hàng ngày cũng vậy, nếu như bạn tìm thấy được niềm vui thích trong đó, thì những khó khăn, khúc mắc lại trở thành những điều hết sức thú vị.
Ngồi thiền có khó không?