Trang

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

BỆNH VẸO CỔ Ở TRẺ EM

Đầu năm 2012, tôi có dịp tiếp cận với 1 ca bệnh trẻ em bị vẹo cổ bẩm sinh. Bệnh này cha mẹ thường ít để ý tới khi trẻ mới sinh ra, nên để lại dị tật vẹo cổ khi bé lớn lên rất đáng tiếc. Theo bác sỹ khoa phục hồi chức năng bênh viện nhi trung ương, kỹ thuật chựa bệnh này mới chỉ du nhập vào nước ta 1 số năm, nên nhiều trường hợp cha mẹ em bé không biêt, và ngay cả nhiều bác sỹ không chuyên về khoa này cũng không biết. Riêng họ hàng nhà tôi cũng đã có 2 ca bệnh này mà không biết chữa sớm, nên bị dị tật vẹo cổ tới ngày nay.

Vì vậy, tôi đăng bài này để các bậc phụ huynh sớm biết thông tin nếu chẳng may con cháu mình gặp phải, hoặc con em hàng xóm láng giềng có bị bệnh này thì mách giùm làm phúc. 
Bệnh này nếu không chữa kịp thời, khi lớn lên rất khó xử lý, hoặc phải mang tật vẹo cổ xuốt đời, rất đáng tiếc!

Phát hiện bệnh: Bé em mới sinh ra phải chú ý quan sát ngay cổ bé khi nằm có bị nghiêng lệch gì không? Trẻ có hay nhìn lệch về một bên không? Cằm bé có bị lệch so với cằm bên kia không. Nếu có thì phải đi khám ngay tại "Khoa phục hồi chức năng - chỉnh hình" của bệnh viện nhi trung ương.

Lý do sinh bệnh: Có thể do thai nhi bị chèn ép trong tử cung người mẹ, do nhiễm khuẩn, hoặc bị chấn thương khi đẻ...Vì thế, cơ ức đòn chũm bị xơ hóa, nổi cục ở bên cạnh cổ bé...
Khi bé bị bệnh này, thì xương hàm và dây thần kinh số 7 bên cổ có bệnh cũng phát triển không bình thường ở mức độ khác nhau. Nên khi nhìn kỹ, có thể thấy mặt bé hơi lệch, khi há miệng khóc hay cười thì miệng méo không cân đối.
Cơ ức đòn chũm là cơ ở bên cạnh cổ, một đầu cơ bám vào xương hàm dưới mang tai, 2 đầu cơ còn lại 1 đầu bám vào xương ức (chỗ gần yết hầu, đầu trong xương quai xanh, đầu cơ còn lại bám vào khoảng giữa xương quai xanh).

Xử lý bệnh: Bác sỹ phục hồi chức năng sẽ áp dụng các động tác kéo dãn thích hợp, để tập luyện cho cơ ức đòn chũm không bị co lại, bị rút ngắn, không bị xơ hóa gây nên vẹo cổ, lấy lại tầm vận động của đốt sống cổ. 
Bác sỹ sẽ hướng dẫn cha mẹ bé tự thực hiện các động tác này ở nhà, tự chữa cho em bé nhà mình, ngày chữa 3-4 lần trong thời gian 20 - 30 phút. Hàng tháng đưa bé đến bệnh viện kiểm tra lại...

Theo bác sỹ điều trị, chữa sớm cho bé trong vòng 3 tháng đầu là tốt nhất. Để lâu khó chữa, có khi phải phẫu thuật.
22.2.2012
LÂM PHÚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.