Nguyễn Tiến Quyết
Học viên lớp sáng thứ tư
Nguyễn Tiến Quyết đứng ngoài cùng từ trái sang |
Thế là đã thấm thoát 4 năm (*) tôi gắn bó với Câu lạc bộ DSNL. Chứng kiến CLB phát triển từng ngày, học viên đến xin học ngày một đông. Tôi thầm tạ ơn Thầy Tổ đã đưa ra pháp môn tuyệt vời này. Cảm ơn Thầy Cô Chủ nhiệm đã tổ chức CLB để hướng dẫn mọi người tu tập nâng cao sức khỏe, đồng thời cũng giúp chúng tôi có nơi chia sẻ chiêm nghiệm tâm linh.
CLB thường tổ chức đi thiền dã ngoại ở Côn Sơn. Vẫn những con người ấy, vẫn những bài tập ấy, già trẻ gặp nhau là cười nói vui vẻ sảng khoái. Lần nào lòng tôi cũng lâng lâng khó tả. Được gần gũi với thiên nhiên cùng với mọi người, các bác, các cô, các chú, các anh, các chị đồng tu cùng chia sẻ, tôi như thấy gia đình thứ hai vậy.
Sau những ngày cuộc sống mưu sinh, tôi lại ngồi xuống tĩnh tâm để cho mọi lo lắng bon chen lắng xuống để đối diện, để nghe chính bản thân mình. Nhớ lại quá trình luyện tập 4 năm để có được những ngày hôm nay, tôi phải cố gắng không ngừng. Tôi phải lập thời khóa biểu cho chính bản thân mình và tâm nguyện phải làm theo nghiêm ngặt mà pháp môn đề ra là phải buông bỏ và nâng cao tâm tính đó là chìa khóa cho pháp môn này.
Khi đọc quyển "Thiền và những vấn đề tu luyện" tôi đã biết cái gì đã gây ra bệnh và gây rắc rối trong cuộc sống. Yếu tố chính đó là nghiệp. Làm sao để tiêu trừ nghiệp và tôi đã tìm ra con đường mình phải đi là "thiền" và "nâng cao tâm tính". Tôi nhận ra có hai loại bệnh "bệnh thân và bệnh tâm".
Bệnh thân nằm ở ngoài, do môi trường sống hoặc do ăn uống qua quá trình sinh hoạt không hợp lý mất quân bình âm dương sinh ra. Bệnh này dễ chữa hơn. Các bác sỹ có thể giúp chữa trị hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh. Tuy với một số loại bệnh chỉ giúp chặt đi cái ngọn còn cái gốc vẫn còn nguyên, nó sẽ đâm ra những ngọn mới.
Bệnh tâm khó chữa hơn bởi vì nó ở trong tâm thức trong chính phần hồn của chúng ta. Nào đủ tham - sân - si, bon chen, ghen tỵ, ích kỷ .v.v. hay ta gọi đó là cái ác. Vậy thì làm sao để chữa trị nó? Chỉ có thiền là giải quyết được vấn đề này. Thật tâm tin tưởng, tâm kiên định, tu tập đều đặn nâng cao tâm tính. Ta ví thiền như là một cái thuổng đào tận gốc bệnh tật, nói cách khác là ta lấy "tĩnh chế động", lấy thiện diệt trừ cái ác. Tâm chuyển thì nghiệp cũng chuyển theo, tùy theo công phu tu tập.
Ngoài thời gian thiền tôi niệm Phật "Nam mô A Di Đà Phật" liên tục. Có nhiều người thì tôi niệm Phật trong tâm còn không có người tôi niệm Phật to thành tiếng.
Thời gian thật quí báu đối với tôi. Tôi luôn nhìn lại mình tìm những chỗ dở, những điều làm được và những điều chưa làm được. Điều gì chưa làm được tôi thật tâm sửa đổi, nay một chút mai một chút. Nước chảy đá mòn để hòa vào "chân - thiện - nhẫn" của pháp môn.
* Tiến Quyết tham gia CLB 1/6/2008
Mời đọc những bài chia sẻ của Tiến Quyết TẠI ĐÂY.
Chỉ có thiền không thể trả hết nghiệp được. Phải tích đức, làm nhiều việc thiện, chấp nhận những thiệt thòi của bản thân.. mới trả được nghiệp. Trả hết nghiệp lúc đó thiền sẽ giúp ta ra khỏi ngũ hành.
Trả lờiXóaQuyết đã thành công. Quyết đã đúng khi thực hành thiền và nâng cao tâm tính, nâng cao tâm tính ở đây chính là tu. Tu và thiền luôn song hành với nhau. Còn để bàn về chữ NGHIỆP thì rất nhiều điều cần bàn, làm sao để dừng nghiệp rồi dứt nghiệp và cuối cùng là chuyển nghiệp đây, 3 nấc thang ấy là cả một vấn đề nghiên cứu to lớn, để thực hiện được nó thì trước tiên ta hãy biết là tu và thiền đi đã, rồi cái gì đến khắc đến.
Trả lờiXóaHoàng Vân nói đúng. Trước chúng ta hãy "TU và THIỀN " trước, cái gì đến sẽ đến
Trả lờiXóaCả nhà nhận xét veo veo, có cái chú thích sai không nhòm thấy. Hôm qua, em để ảnh ngồi thiền nên chú thích "Nguyễn Tiến Quyết, mặc áo budông đen, ngồi giữa hàng đầu." Sau đó thay bằng ảnh chụp lưu niệm, quên biến đi không viết lại chú thích. Giờ nhìn lại mới thấy sai.
Trả lờiXóaCảm ơn chị Bình đã gõ bài giúp lớp thứ 4.
Nhận ra rồi nhưng gõ nhận xét xong chị quên biến đi mất.
Trả lờiXóaNgắm ảnh thích thật chị nhỉ. Người luyện thiền mặt ai cũng rạng rỡ. Hôm em cho cô bạn xem ảnh, cô ấy cứ khen sao mọi người da dẻ thích thế. Sướng! :)
Trả lờiXóaThu ơi: trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một... xờ!!!!
Trả lờiXóa