Có một câu hỏi mọi người thường hay hỏi Thu: "Tính mình rất nóng, biết là thiền thì không nên nóng giận, nhưng lúc đó bực quá, không thể kiềm chế được cơn giận. Sau đó bình tĩnh lại mới biết là mình đã quá lời. Biết là sai nhưng khó sửa quá."
Tính Thu điềm đạm từ bé, chưa bao giờ nói to, quát ai, cũng không giận ai được lâu. Mỗi khi có ai làm mình không vui tự nhiên lại hay nghĩ đến những lúc người ta đối xử tử tế với mình thành ra hết giận vì vậy nhiều khi cũng không biết khuyên như thế nào.
Hôm qua tình cờ vào mạng đọc thấy bài viết "Ngưng lặng soi lại mình" của Nguyễn Duy Nhiên. Trích đoạn mang về chia sẻ với mọi người. Rất muốn ngắt đoạn để dễ đọc nhưng vì ý liền nhau theo mạch ngắt ra lại không hay. Cả nhà chịu khó đọc. Khi đọc Thu nhớ lại những câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc hội thoại với thầy Pháp Sa, và cả những lúc chạy bộ trên đường khi mắt nghếch lên ngắm mây, ngắm cây, ngắm nắng. Thầy Pháp Sa bảo thầy thích nghe cây nói, gió nói, núi nói. Phải chăng chỉ khi nào ta đạt được chữ định trong tâm, ta mới làm được điều đó.
Tính Thu điềm đạm từ bé, chưa bao giờ nói to, quát ai, cũng không giận ai được lâu. Mỗi khi có ai làm mình không vui tự nhiên lại hay nghĩ đến những lúc người ta đối xử tử tế với mình thành ra hết giận vì vậy nhiều khi cũng không biết khuyên như thế nào.
Hôm qua tình cờ vào mạng đọc thấy bài viết "Ngưng lặng soi lại mình" của Nguyễn Duy Nhiên. Trích đoạn mang về chia sẻ với mọi người. Rất muốn ngắt đoạn để dễ đọc nhưng vì ý liền nhau theo mạch ngắt ra lại không hay. Cả nhà chịu khó đọc. Khi đọc Thu nhớ lại những câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, cuộc hội thoại với thầy Pháp Sa, và cả những lúc chạy bộ trên đường khi mắt nghếch lên ngắm mây, ngắm cây, ngắm nắng. Thầy Pháp Sa bảo thầy thích nghe cây nói, gió nói, núi nói. Phải chăng chỉ khi nào ta đạt được chữ định trong tâm, ta mới làm được điều đó.
Ngưng lặng soi lại mình
Nguyễn Duy NhiênNgưng lặng soi lại mình
Nhưng muốn thấy cho rõ thì ta cần phải biết dừng lại phải không bạn! Có ai cứ hấp tấp, vội vã mà lại thấy được việc gì đang xảy ra bao giờ đâu! Ông Trang Tử có viết “Người ta, không ai lại soi mình ở dòng nước chảy, mà soi mình ở dòng nước đứng. Chỉ có cái gì ngưng lặng mới có thể làm cho người khác ngưng lặng được.” Những khoá tu giúp chúng tôi ngưng lặng lại để soi thấy chính mình. Tôi nghĩ, trong đời sống bận rộn hằng ngày chúng ta khó có một khả năng dừng lại, dầu mình có cố gắng đến đâu! Ta nhất định cần phải có một không gian mới. Chỉ có cái gì ngưng lặng mới có thể làm cho người khác ngưng lặng được. Khi mặt nước lặng yên ta sẽ thấy được cả một bầu trời. Chánh niệm có khả năng chuyển hoá những khó khăn và vấn đề nào nó soi sáng, nhưng sự chuyển hoá ấy phải là một tiến trình hữu cơ. Sự chuyển hóa ấy là do một cái thấy và biết đơn thuần. Ví dụ như khi trong ta có một cơn giận khởi lên, nếu như ta có chánh niệm và ý thức được là mình đang giận, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ta sẽ trở nên hết giận chăng? Thật ra tôi nghĩ, chánh niệm về cái giận không có nghĩa là ta sẽ trở nên hết giận, mà là ta thấy rõ được cái giận của mình. Đó mới là quan trọng. Và khi ta thấy được cơn giận ấy trong ta, biểu hiện qua những cảm thọ và ý nghĩ của mình, thì sự chuyển hóa sẽ xảy ra tự nhiên thôi. Một cái thấy sâu sắc sẽ mang lại cho ta một tự do rất lớn. Tôi thấy mình có tự do hơn khi ta tập nhìn, chú ý, và không cần hỏi tại sao nữa! Mỗi khi phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn, bước vào những trường hợp khó xử, thay vì phân tách và lo âu, thì tôi chỉ tự nhớ quay lại nhìn những cảm xúc của chính mình. Tôi tập thấy rõ những gì đang có mặt trong tôi. Khi ta thật sự có mặt với những gì đang xảy ra, thực tại sẽ trở nên sáng tỏ, và sự chuyển hóa sẽ xảy ra tự nhiên thôi. Nhưng lẽ dĩ nhiên nó cũng đòi hỏi sự thực tập của mình phải không bạn!
Thiền tập là một công việc của thân
Khi nói đến thiền tập chúng ta thường nghĩ rằng đó là một công việc của tâm ý. Chúng ta nghĩ rằng ngồi thiền có nghĩa là ta suy tư, quán chiếu, hoặc suy tưởng sâu xa về một vấn đề nào đó. Tôi thấy thiền tập cũng là một việc làm của thân. Tông phái thiền Tào Động có một phương châm thực tập là “Just Sitting”, chỉ cần ngồi thôi. Ngồi cho yên là đủ rồi. Ta ngồi cho thoải mái, cho an nhẹ, ngồi sao cho thân mình được thật nguyên vẹn và tỉnh giác, ta không cần phải phân tách, suy tư, quán chiếu, hay tìm hiểu gì hết. Khi thân ta yên rồi thì tâm ta cũng sẽ được an. Ngọn đèn của mình còn lao chao quá thì những gì ta thấy cũng chỉ là những bóng dáng xưa cũ của chính mình mà thôi, phải thế không bạn? Trong những khóa tu học tôi thấy người ta thường thắc mắc và đặt những câu hỏi như là tại sao, làm sao, như thế nào… nhiều quá! Phải chi mình hãy cứ thử tập ngồi lại cho yên trước đã. Mà thật ra, không phải khi ngồi yên rồi ta sẽ tìm thấy được câu trả lời đâu! Khi ngồi yên rồi, ta sẽ thấy thật sự mình không có một câu hỏi nào hết, không có gì quan trọng cần phải được giải đáp hết. Thiền tập cũng là một công việc của thân. Thiền tập đòi hỏi ta phải ngồi cho yên, đi đứng cho vững chãi, nói năng cho tĩnh lặng. Và có thầy còn khuyên chúng ta hãy tập mỉm cười với những gì đang có mặt với ta. Ta mỉm cười với mặt trời hồng buổi sáng, với áng mây tím buổi chiều. Chúng ta tập mỉm cười với buổi sáng thứ hai trong sở làm, mỉm cười với một ngày mưa, với một chiếc lá đẹp, một bài nhạc hay, khi chiếc xe của mình có vấn đề, khi lòng mình đang bất an, khi cơ thể mình có một cơn đau… Mấy tháng trước nướu răng tôi bị đau, tôi có đi bác sĩ vài lần nhưng cũng không thấy bớt. Thấy tôi cứ trở lại phàn nàn, vị bác sĩ có lẽ hơi bực mình, ông nói: “Anh biết không, nướu anh bị đau vì nó đang yếu, cần thời gian mới lành hẳn lại. Mà anh cũng nên mừng đi vì nó còn tốt nên anh mới còn thấy đau đó. Chứ khi nào nó không đau nữa thì chừng đó anh hãy lo và phàn nàn!” Cái đau cũng là một dấu hiệu của sự sống bạn nhỉ? Và mỗi ngày tôi tập mỉm cười với cái đau của mình. Chúng ta hãy làm hết tất cả những gì mình cần làm để cuộc sống này được nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng nhớ tập mỉm cười với tất cả bạn nhé! Trong cuộc sống sẽ có những vấn đề, những khó khăn xảy đến cho chúng ta, không tránh được. Chúng như là một mũi tên bắn vào thân ta. Nhưng chúng ta lại thường tự bắn thêm cho mình một mũi tên thứ hai trong tâm, đó là sự buồn khổ, lo âu, tưởng tượng... của mình đối với chúng. Đức Phật khuyên chúng ta đừng nên mang khổ đau chồng lên thêm khổ đau làm gì. Đừng tự bắn cho mình thêm mũi tên thứ hai! Hãy tập mỉm cười với mũi tên thứ nhất, để mũi tên thứ hai trở thành một bàn tay ấm áp chở che của tâm từ, nhờ vậy mà vết thương của ta cũng sẽ được mau lành hơn.
Hạnh phúc ở nơi mình đang ngồi
Tôi đến mua một ly cà phê nóng và đi xuống dãy kệ sách về tâm lý học, về cách tự giúp mình, và sách tôn giáo trong tiệm sách. Bạn có biết những quyển sách bán chạy ngày nay có tựa đề liên quan đến đề tài nào nhiều nhất không? Hạnh phúc! Trên kệ tôi thấy có rất nhiều quyển sách với tựa đề về “happiness”! Chúng ta đang sống giữa một xã hội có đầy đủ những nhu cầu vật chất, nhưng người ta vẫn cảm thấy trống vắng, thiếu thốn, và đi tìm kiếm hạnh phúc. Tôi thấy ngày nay những quyển sách viết về hạnh phúc thường nhắc đến việc sống trong giờ phút hiện tại. Thật ra tôi không chắc đó có phải là một lời khuyên khôn khéo lắm không! Hiện tại bao giờ cũng có mặt, nhưng thế nào mới là thật sự sống bạn nhỉ? Chúng ta ai cũng có thể trả lời được, nhưng mình thật sự có hạnh phúc không! Trong khóa tu vừa qua số người về tham dự ở Trung Tâm cũng khá đông. Chúng tôi về đây không phải để đi tìm hạnh phúc, mà là tập trở về tiếp xúc lại với hạnh phúc. Trong khóa tu, Thầy có đọc cho chúng tôi nghe một câu thư pháp rất "thiền": “Có khi lỗi hẹn một giờ, lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm.” Theo tôi nghĩ, chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì mình hấp tấp và vội vã quá đi thôi. Ta hãy tập mỉm cười và ngồi lại đây, để mình không phải lỗi hẹn với giây phút này. Hôm nay trời trở lạnh và nhiều mây. Dường như trời đất cũng vừa mới sang mùa vào cơn mưa buổi sáng nay!
Hướng nội là phương pháp duy nhất để tìm đến sự bình yên sâu xa trong tâm hồn. Trong thiền đường tại Côn Sơn có câu kệ:
Trả lờiXóa“ Vào thiền đường
Tâm tĩnh lặng
Một ngồi xuống
Dứt trầm luân “
Sao tâm tĩnh lặng lại có thể làm ta dứt trầm luân ? Mong sao tất cả mọi người đều sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này…
Cả nhà mình hãy đọc quyển GIẬN của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta nhiều lắm.
Trả lờiXóa