Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Thái độ đúng trong lúc hành thiền

Tác giả: Thiền Sư U Tejaniya 
Dịch giả: Thích Giác Hoàng 
(Cẩm nang niệm Tâm) 
Khi hành thiền, điều tối quan trọng là hành giả phải có thái độ đúng đắn, tức: 
1. Không nên chú tâm quá độ. 
Không nên kiểm soát hay áp chế tâm, mà để cho luồng tư tưởng tự nhiên trôi chảy. 
Không cố gắng tạo nên, (tức cố làm cho khởi phát) điều gì mới mẻ. 
Không nên cưỡng ép mình phải làm điều gì hay tự kềm chế, ngăn ngừa mình làm điều gì. 



2. Không nên cố gắng tạo điều gì mới. Nhưng không loại bỏ những gì đang xảy diễn. 
Không quên hay biết những gì đang phát sanh hay đang chấm dứt. 
Phải giữ chánh niệm, luôn luôn hay biết những gì đang sanh khởi hay đang chấm dứt. 
3. Cố gắng tạo điều gì mới là lobha (tham). 
Cố loại bỏ những gì đang xảy ra là dosa (sân). 
Nếu có điều gì xảy ra hay chấm dứt mà không hay biết là moha (si). 
4. Chỉ khi nào tâm quan sát không chứa đựng tham (lobha), sân (dosa), hoặc lo âu sợ sệt (soka) thì tâm thiền mới khởi sanh. 
5. Hành giả phải xem xét tỉ mỉ, quan sát thái độ của mình trong khi hành thiền. 
6. Hãy thận trọng nhìn và chấp nhận cả hai: những kinh nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu. 
7. Ta chỉ muốn có những kinh nghiệm tốt. 
 Những gì không vừa lòng, dầu nhỏ bé ít oi thế nào ta cũng không muốn. 
Như vậy có công bình chăng? 
Có phải đường lối của Giáo Pháp (Dhamma) là như vậy chăng? 
8. Không mong cầu điều gì. 
Không ham muốn điều gì. 
Không nên băn khoăn lo ngại. 
Bởi vì khi tâm mong cầu, ham muốn, hay băn khoăn lo ngại thì pháp hành ắt bị trở ngại.
9. Trong khi hành thiền, tại sao ta chú tâm quá độ? 
Phải chăng vì ta muốn điều gì xảy ra? 
Muốn có điều gì? 
Hay muốn điều gì chấm dứt? 
Thông thường là vậy. 
10. Nếu cảm nghe tâm mệt mỏi không yên, tức có điều gì sai lầm trong đường lối thực hành. 
11. Ta không thể hành thiền tốt đẹp khi tâm quá căng thẳng. 
12. Nếu thân và tâm đều mệt mỏi, nên xét lại đường lối thực hành của mình. 
13. Hành thiền là thận trọng xem chừng và giác tỉnh quan sát, hiểu biết rõ ràng.
Không nghĩ ngợi, không suy tư, không xét đoán. 
14. Không nên hành thiền với tâm mong cầu điều gì hay có ý muốn điều gì xảy ra. Cầu mong và ham muốn chỉ làm tinh thần căng thẳng, cơ thể mệt mỏi. 
15. Tâm hành thiền phải thư giãn, thoải mái và an lạc. 
16. Cả hai thân và tâm phải được khoan khoái an nhàn. 
17. Một trạng thái tâm an khinh (nhẹ nhàng thoải mái) sẽ giúp hành thiền tốt đẹp. 
Ta có thái độ đúng đắn như vậy chăng? 
18. Hành thiền là: bất luận gì xảy đến dầu tốt hay xấu, cứ chấp nhận, giữ tâm thư giãn và nhìn nó (tức nhìn tâm), quan sát. 
19. Tâm đang làm gì? 
Tâm đang suy nghĩ? 
Hay đang hay biết (niệm)? 
20. Hiện giờ tâm đang ở đâu? 
Bên trong hay bên ngoài ta?
21. Cái tâm suy niệm (canh chừng/ quan sát), có hay biết hay tận tường cặn kẽ không? 
Hay chỉ biết thoáng qua trên bề mặt? 
22. Không nên cố gắng làm cho sự vật xảy diễn đúng theo ý mình. 
Phải cố gắng hiểu biết những gì đang xảy ra đúng như trong thực tế nó thật sự là vậy. 
23. Không nên để tâm suy tư quấy rầy. 
Hành thiền không phải để ngăn ngừa tâm suy nghĩ. 
Nhận ra tư tưởng khi nó vừa khởi sanh là pháp hành mà ta đang thực tập. 
24. Không cần phải loại bỏ đối tượng của tâm (những hiện tượng/ hay những gì đang xảy ra/ hay đang được hay biết). Phải biết (và như vậy phải ghi nhận/ quan sát) những ô nhiễm do đối tượng làm khởi sanh bằng cách ấy sẽ loại bỏ ô nhiễm. [1] 
25. Đối tượng không quan trọng, cái tâm ở phía sau – đang quan sát đối tượng – là quan trọng hơn. Hãy cố gắng hay biết cái tâm ấy. Nếu cái tâm quan sát sinh hoạt có thái độ đúng. Đối tượng sẽ là đối tượng đúng. 
26. Chỉ khi có đức tin (saddhā), tinh tấn (viriya) mới sinh khởi. 
Có tinh tấn, niệm (sāti) sẽ liên tục. 
Chỉ khi niệm liên tục, định (samādhi) mới được củng cố vững chắc. 
Khi định kiên cố vững chắn, ta sẽ hiểu biết đúng thực tướng của sự vật. 
Khi bắt đầu hiểu biết thực tướng của sự vật, hiểu sự vật thật sự đúng như sự vật là vậy, đức tin càng tăng trưởng thêm. 
27. Chỉ chú tâm ngay vào khoảnh khắc hiện tại. 
Không trở lui về quá khứ.
Không bàn thảo kế hoạch cho tương lai.

***

[1] Lời người dịch: thí dụ như có ai nặng lời với ta, những lời nói nặng lời ấy là đối tượng, nó là của người ta, không phải của mình, không cần quan tâm đến những lời nói ấy. Phải nhìn tâm mình và hay biết những ô nhiễm có thể sanh ra như tức giận, thù hận, v.v…tức cái phản ứng của tâm mình trước những lời ấy. Làm như vậy những ô nhiễm trong tâm mình sẽ được loại bỏ. (Lưu ý: đây là quan điểm của người dịch, chứ không phải của Thiền Sư, nên chưa hẳn là ví dụ chính xác !!! - lời người đánh máy).
(Nguồn: Phathoc.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.