Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Xoa xát các kinh huyệt là cách giữ sức khỏe rất công hiệu (phần 3)

Trần Văn Tiến
Sưu tầm và biên soạn
(Tiếp theo)
7. Khi buồn nôn xoa xát vào vùng tim
         Khi ngồi tàu xe mà buồi nôn, căng thẳng và cảm thấy không thoải mái, khi uống nhiều rượu mà muốn nôn ọe, thông thường hay xoa vào sau lưng. Thực ra làm như vậy không có hiệu quả gì cả, chỉ cốt để an ủi tinh thần mà thôi. Kinh huyệt chống nôn không nằm ở sau lưng mà nằm giữa hốc tim và bụng, có các kinh huyệt thượng quản, trung quản, hạ quản....
          Do đó khi cảm thấy khó chịu, dùng ngón tay xoa xát mạnh từ trên xuống dưới hốc tim.
         Sau 2-3 phút cơn buồn nôn sẽ qua. Nếu đã nôn thì xoa hốc tim sẽ làm tan cản giác dau bụng và nôn nao.
         Uống rượu quá nhiều, say tàu xe, đừng quên xoa vùng tim để làm tan cảm giác nôn nao khó chịu.

8. Xoa xát bụng để làm dịu cơn đau dạ dày và đau bụng
         Nội tạng là nguồn gốc của sức khỏe vì vậy làm cho nó khỏe mạnh, phát huy được đầy đủ năng lực là điều rất quan trọng. Do đó cần phải xoa xát bụng.
         Phương pháp cực kỳ đơn giản. Yếu lĩnh của nó là: Dùng bàn tay như vạch vòng tròn xoa xát vùng bụng. Trước hết lấy tay phải đặt ở dưới ngực phải từ đó qua dưới bụng bên phải vòng sang bụng trái rồi trở về vị trí ban đầu, sau đó lại dùng tay trái đặt dưới ngực trái xoa xát một vòng tròn từ trái qua phải (như khi thực hiện lần đầu). Hai tay thay đổi nhau làm đi làm lại 36 lần.
         Cần làm hơi mạnh để tăng cảm giác của dạ dầy và của ruột.
         Xoa xát bụng ngoại trừ công dụng tiêu trừ sự mệt mỏi của hệ thống tiêu hóa và làm cho nó mạnh lên còn có hiệu quả làm cho muốn ăn, ăn ngon miệng.
         Kiên trì tập nhất định có thể làm cho dạ dày và ruột mạnh lên, không bị đau dạ dày và đau bụng.
         Những người do căng thẳng mà thường đau dạ dày, hoặc dạ dày yếu càng nên hàng ngày xoa xát vùng bụng.

9. Dùng gan bàn chân kiểm tra sức khỏe
         Gan bàn chân có huyệt Dũng Tuyền. Dùng huyệt này có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe một cách đơn giản.
         Châm điếu thuốc là rồi để cách huyệt Dũng Tuyền 0,5 cm. Nếu người sức khỏe bình thường thì chỉ khoảng 10 - 30 giây sẽ cảm thấy nóng. Nếu người nào thấy thời gian bị nóng lâu hơn hoặc cảm giác ấy của hai chân khác nhau chứng tỏ thần kinh giao cảm mất thăng bằng, nội tạng suy nhược hoặc mắc một chứng bệnh nào đó, cần kiểm tra sức khỏe toàn diện. Mỗi tháng ít nhất kiểm tra theo cách đó một lần. Nếu thấy khác thường, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe toàn thân.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Xoa xát các kinh huyệt là cách giữ sức khỏe rất công hiệu (phần 2)

Trần Văn Tiến
Sưu tầm và biên soạn
(Tiếp theo)
4. Xoa xát cánh tay chữa táo bón và làm khỏe ruột
         Cánh tay có các kinh huyệt rèn luyện lục phủ, ngũ tạng, đặc biệt là không nên coi thường kinh huyệt nằm mé ngoài liên quan với ruột. Khi bị táo bón tốt nhất là xoa xát hai cánh tay. Cách xoa xát như sau: Lấy bàn tay đặt lên phía ngoài cánh tay kia xoa xát từ khửu tay xuống mu bàn tay dưới 36 lần và ngược lại ở cánh tay kia cũng 36 lần. Sẽ rất có hiệu quả trong việc chữa trị bệnh táo bón và làm khỏe ruột.

5. Day huyệt Hợp Cốc để cấp tốc trị bệnh đau răng
 Nguồn ảnh: Internet
         Để ngón tay cái và ngón trỏ khép lại với nhau, giữa hai ngón có một bộ phận nổi lên và giữa bộ phận nổi lên này có kinh huyệt Hợp Cốc. Hợp Cốc là kinh huyệt chặn các chứng đau trên đầu như nhức đầu, đau răng...nên khi đau đầu, đau răng day huyệt hợp cốc có thể giảm được cơn đau.
         Lấy tay phải day mạnh vào huyệt Hợp Cốc tay trái và ngược lại, day xong không lâu, cơn đau nghiêm trọng sẽ từ từ tan biến.
         Hợp Cốc cũng là kinh huyệt có liên quan tới toàn bộ đầu, do đó nếu kiên trì day mặt sẽ mịn màng, các nốt trên mặt cũng dần tan biến.
         Hơn nữa, nó còn có hiệu quả thần kỳ đối với chứng tê mặt, đau mắt, viêm mũi, sưng Amidan và các chứng đau khác ở phần đầu. Mỗi ngày làm 2-3 lần có thể làm cho gương mặt sinh động, hoạt bát.
         Phàm những người có bệnh đau đầu và những chứng lão hóa khi cảm thấy mệt mỏi hãy day huyệt Hợp Cốc, chứng đau đầu sẽ tiêu tan lúc nào không hay biết.

6. Dùng năm ngón tay để kiểm tra nội tạng
         Dùng năm ngón tay có thể kiểm tra tình hình sức khỏe của nội tạng. Lấy một ngón tay áp vào bộ vị ở gốc móng tay của một ngón khác, sau đó dùng sức đè mạnh và chuyển động, bắt đầu từ ngón tay út, lần lượt từng ngón tay một. Xem có ngón nào cảm thấy đặt biệt đau đớn không.
         Đầu ngón tay của năm ngón đều có kinh huyệt, hơn nữa mỗi ngón có một quan hệ mật thiết với nội tạng. Nếu một đầu ngón tay đó cảm thấy đặc biệt đau đớn thì chứng tỏ nội tạng có quan hệ với kinh huyệt của ngón tay ấy có một bệnh nào đó.
 Huyệt Thiếu Xung
Huyệt Thiếu Trạch
Người đau ngón tay út thì có bệnh ở tim hoặc ở ruột non (tiểu tràng). Căn cứ vào: Đầu ngón tay út ở phía ngón tay đeo nhẫn có huyệt Thiếu Xung, phía bên kia có huyệt Thiếu Trạch. Thiếu Xung có quan hệ mật thiết với tim, cho nên khi tim phát bệnh, dùng sức ấn vào đầu ngón tay út có thể làn cho bệnh dịu đi một chút. Thiếu Trạch là kinh huyệt của tiểu tràng, khi tiểu tràng không tốt có thể dùng sức ấn vào đầu ngón tay này.
         Nếu ngón tay đeo nhẫn đau có thể là vì đau họng hoặc đau đầu. Trên kinh tam tiêu ở ngón tay này có huyệt Quan Xung, khi bị cảm phát sốt chỉ cần day bộ vị huyệt này là được.
         Trên ngón tay giữa có huyệt Trung Xung nằm ở trên kinh tâm bao vây quanh tim, gặp lúc viêm nhiệt đến mức tim không chịu được thì chỗ này cảm thấy đau.
         Trên ngón tay trỏ có huyệt Thương Dương nằm trên kinh đại tràng, có hiện tượng táo bón mà ấn vào ngón tay này thấy đau thì đại tràng nhất định có vấn đề.
         Huyệt Thiếu Dương trên ngón tay cái có quan hệ với phổi. Nếu phổi có bệnh, ấn vào bộ vị này thì sẽ rất đau.
         Hãy thử xem ngón tay của bạn thế nào? Dù chỉ hơi đau thì cũng có quan hệ đến huyệt của ngón tay này, chứng tỏ là bộ vị thuộc về nó suy nhược. Lúc này cần day kỹ vào ngón tay đau để làm cho bệnh chóng khỏi. 
         Không chỉ đối với hai tay như vậy, cũng cần dùng yếu lĩnh đó để hàng ngày kiểm tra đôi chân đồng thời tập thành thói quen day tay và chân. Tuy có lâu nhưng nhất định có thể đẩy mạnh được tuần hoàn máu làm cho nội tạng, nhất là tim càng thêm khỏe mạnh.
(Còn nữa)

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Xoa xát các kinh huyệt là cách giữ sức khỏe rất công hiệu (phần 1)

Trần Văn Tiến
Sưu tầm và biên soạn

         Một vị giáo sư đại học nghiên cứu về Trung y đã phát biểu quan điểm của mình về phép giữ sức khỏe bằng xoa xát như sau: "Khi kích thích vào một bộ phận nào đó trên bề mặt cơ thể thì kích thích đó sẽ truyền đến tủy sống hoặc một nơi trong trung khu não còn cao hơn tủy sống, sau đó từ điểm này phản xạ đến nội tạng hoặc các tổ chức khác cùng chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh bắt nguồn từ điểm này."

         Trước hết phải hiểu rõ thế nào là xoa xát so với xoa bóp, ấn huyệt: Xoa xát là tự mình làm, một người cũng có thể làm được. Xoa bóp, ấn huyệt phải thuộc chính xác các kinh huyệt và thường phải do những nhân viên chuyên nghiệp mới có thể làm được, còn xoa xát ai cũng có thể làm được, chỉ cần đặt phẳng bàn tay xoa xát lên bốn xung quanh kinh huyệt, từ khi bắt đầu thực hiện đến khi kết thúc dùng cùng một lực và một tốc độ.
         Bất kỳ làm một loại xoa xát nào cũng bất đầu xoa xát từ bàn tay (36 lần), đây là động tác cơ bản nhất, cũng có thể gọi là vận động chuẩn bị nhằm làm ấm cơ thể. Nếu chưa làm xoa xát bàn tay thì hiệu quả không cao.

1. Xoa xát bàn tay để làm khỏe nội tạng
         Trước nhất, bắt đầu xoa xát từ bước sơ bộ, đó là xoa hai tâm bàn tay vào nhau, sau khi xoa xát 36 lần thì bàn tay sẽ phát nhiệt, dòng điện của cơ thể cũng nảy sinh, vậy là bắt đầu kích thích các kinh huyệt ở bàn tay. Các kinh huyệt trên bàn tay có mối quan hệ hết sức mật thiết với nội tạng, cho nên dây là sự xoa xát hết sức quan trọng.
         Bước thứ hai là xoa xát mu bàn tay: Lấy một bàn tay xoa xát 36 lần trên mu bàn tay kia, sau đó lại đổi tay, cũng xoa xát 36 lần. Xoa xát mu bàn tay là kích thích vào các kinh huyệt chủ trị về đầu, cổ, vai, gáy, mắt, mũi, cánh tay...rất có hiệu quả đối với các chứng đau vai và chứng mỏi mắt.
         Cuối cùng là cổ tay: Cổ tay là nơi tập trung rất nhiều kinh huyệt quan trọng. Dùng tay nọ nắm chặt cổ tay kia dùng yếu lĩnh chuyển động nhẹ xoa xát 36 lần, sau đó đổi lại tay, cũng xoa xát 36 lần. Dù cho không có thời gian thì ít nhất cũng phải làm động tác xoa xát lòng bàn tay và mu bàn tay.
         Sau khi làm những động tác xoa xát trên, các khí quan và cơ năng của cơ thể được kích thích giống như vận động toàn thân và cơ thể bắt đầu hoạt động nhanh nhẹn hơn, làm việc hiệu quả hơn.

2. Xoa xát mũi làm cho tỉnh táo, chữa bệnh ngạt mũi, viêm mũi, viêm xoang
         Để đề phòng và chữa trị bệnh ngạt mũi, viêm mũi, viêm xoang chúng ta cần thường xuyên xoa xát hai bên mũi, yếu lĩnh như sau: Dùng hai ngón tay trỏ đặt vào hai bên mũi mà xoa xát từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên 36 lần đối với người không có triệu chứng bệnh, những người có triệu chứng viêm xoang, mũi nhẹ hay mũi quá nhạy cảm thì số lần tăng lên gấp vài lần.
         Khi bị cảm sốt mà ngạt mũi thì xoa xát theo cách này cũng rất hiệu quả. Sau khi xoa xát 72 lần, mũi sẽ thông. Lý do là vì việc xoa xát đã kích thích kinh huyệt Nghênh Hương ở hai bên đầu mũi.
         Nghênh Hương cũng là kinh huyệt có tác dụng đối với thần sắc của mặt cho nên khi mặt bị giật do quá căng thẳng, xoa xát huyệt Nghênh Hương là có thể khỏi được.
         Muốn trị bệnh viêm mũi, viêm xoang, phối hợp cùng xoa xát huyệt Nhân Trung (ở giữa mũi và điểm giữa môi) với xoa xát mũi, hiệu quả càng rõ rệt.

3. Xoa xát Bách Hội làm tóc đen
         Tóc là dấu hiệu sức khỏe con người. Những người tóc đen và mượt mà thì trạng thái sức khỏe của họ nhất định là tốt. Ngược lại, những người tóc mất vẻ mượt mà thì nhất dịnh thân thể có điểm không thích hợp.
         "Tóc đen nhánh là do xoa tóc" bởi vì khi chải đầu đồng thời cũng kích thích các kinh huyệt và có thể giữa gìn được sức khỏe.
         Đầu là nơi tập trung nhiều kinh lạc như kinh bàng quang, kinh gan, kinh mật, kinh tam tiêu, đốc mạch, dương duy mạch, dương khiêu mạch... Kinh huyệt quan trọng nhất nằm ở đỉnh đầu là Bách Hội, Thượng Tinh, Phong Trì, trong đó Bách Hội là nguồn năng lượng của cơ thể và là kinh huyệt quan trọng để ngăn ngừa tật bệnh.
         Xin giới thiệu cách xoa xát đầu (não) như sau: Xòe rộng một bàn tay đặt lên trán chỗ tiếp giáp với tóc dùng yếu lĩnh chải đầu nhè nhẹ xoa xát về phía não sau, sau khi đã chạm tới gáy thì lại đổi tay làm cùng một động tác như vậy. Làm đi làm lại 36 lần. Làm cách ma sát này cũng có thể làm khỏe da đầu, chống được rụng tóc.
(Còn nữa)

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Nhớ ơn các anh

Di ảnh Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh 
         Trong những di vật các liệt sĩ để lại trước lúc hy sinh có những lá thư. Một trong những lá thư đó là lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh quê ở xóm Một, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, sinh viên năm thứ tư Khoa Xây dựng, khóa 13 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Lá thư được tìm thấy ngày 28-10-2002 tại Thành cổ Quảng Trị.
         Nhân ngày 27/7 trang CLB DSNL xin trân trọng giới thiệu lá thư của anh. Nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn của các anh.

Quảng Trị 11-9-1972

Toàn gia đình kính thương!

         Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất” thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.

Mẹ kính mến!

         Lớn lên trong tay mẹ từ khi còn trứng nước chưa đền đáp công ơn to lớn đó của mẹ thì đứa con út của mẹ đã phải đi thăm bố con rồi. Thư này tới tay mẹ chắc mẹ buồn lắm. Lòng mang nặng đẻ đau giọt máu đào hơn ao nước lả, lá vàng còn ở trên cây lá xanh rụng xuống trời ơi hởi trời. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu đời mẹ khổ đã nhiều nay bao hy sinh nuôi con khôn lớn, song vì đất nước có chiến tranh thì mẹ ơi hãy lau nước mắt cho đời trẻ lại sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi. Số con đã đi xa để lại cho mẹ biết bao khó nhọc nay con đã đến ngày khôn lớn thì... Thôi nhé mẹ đừng buồn coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc.

Em yêu thương!

         Mọi lá thư đến với em là nguồn động viên em khi xa anh. Song lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời em. Em ạ! Chúng ta sống với nhau chẳng được là bao thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao tình thương trìu mến. Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều, song đối với em không những chẳng được diễm phúc ấy mà đã sớm phải xa rồi. Thật chỉ là vừa gặp nhau đã phải mãi mãi xa nhau. Anh rất hiểu đợt này em sẽ gầy đi nhiều vì thương nhớ anh, vì đã phải xa nhau. Anh rất muốn được sống mãi mãi bên em, song vì chiến tranh thì em ơi hãy gạt nước mắt cho đời trẻ lại. Giờ đây anh biết nói gì với em, chỉ mong em khỏe yêu đời. Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em hãy thắp vài nén hương tưởng nhớ tới anh. Còn em khi nhận được thư này hãy đừng buồn nhiều cho đời tươi trẻ. Nếu có điều kiện hãy cứ đi bước nữa vì đời còn trẻ lắm.
         Theo anh thì nên làm như vậy. Nhưng anh chỉ mong một điều là đối đãi với mẹ, anh chị trong gia đình như khi anh còn sống. Anh mong em hãy làm tròn cho linh hồn anh được bay cao ôm ấp trong giấc mộng trìu mến của em. Thôi nhé anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này vì biết bao nỗi buồn đè nặng lên tấm thân người con gái trẻ tuổi như em. Nhưng em ơi hãy bình tĩnh lại và làm theo lời anh căn dặn. Còn ngày anh đi xa là ngày đề ở ngoài phong bì mà nhờ các bạn anh gửi giúp. Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh.
         Cho anh gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này. Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống hòa bình hãy nhớ tới công anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hi sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu ngược trở lại hỏi thăm về “Nhan Biều 1”. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Về đấy sẽ tìm thấy ghi dòng chữ đục trên mảnh tôn. Thôi nhé đó là có điều kiện, còn không thì em cứ làm tốt những điều anh dặn ở trên là tốt lắm rồi.

Anh chị kính mến! 

         Anh em liền khúc ruột mềm mà giờ đây đã phải mãi mãi xa nhau. Ra đi mong anh chị khỏe mạnh trông nom mẹ già theo em (thay em), động viên mẹ khi biết được tin này. Em rất hiểu anh chị buồn lắm, kể gì đây cho anh chị đỡ buồn. Song anh chị hãy vui lên, chăm sóc các cháu, nuôi mẹ già sống lâu đó là điều em mong muốn nhất. Để cho linh hồn em được mãi mãi quanh anh chị và gia đình. Đối với Xơ, anh chị nên động viên em nó và tìm đường tương lai vì em nó còn trẻ lắm. Hòa bình nếu có điều kiện vào Thị xã Quảng Trị sẽ đến được chỗ em yên nghỉ theo em đã căn dặn trên. Thôi nhé chúc anh chị ở lại, hồn em mãi mãi bên anh chị.

Cháu Trương mến thương!

         Giờ cháu còn bé song sau này cháu sẽ là trưởng gia. Giờ đây phải cố gắng học tập cho thành người. Được sống hòa bình hãy luôn nhớ tới người chú ruột của cháu đã hi sinh. Khi trưởng thành hàng năm cứ đến ngày này hãy tưởng nhớ tới linh hồn của chú. Đặc tính của chú hay thích ăn thịt gà và chuối, xôi lắm đấy. Thôi nhé hãy làm tròn nghĩa vụ của người cháu đích tôn đối với chú.

Thầy mẹ kính mến!

         Trước lúc con đi xa có mấy điều mong thầy mẹ làm theo lời con mong muốn. Thầy mẹ ạ, con rất hiểu thầy mẹ buồn nhiều vì mất đi người con thương mến của gia đình. Con mong thầy mẹ đừng buồn nhiều, mạnh khỏe cho đời mãi mãi kéo dài đón mừng ngày thống nhất Thầy mẹ ạ! Chúng con sống với nhau chưa được bao lâu nay đã... chắc em nó buồn lắm... Thôi tất cả những gì đã qua là đã vào dĩ vãng. Ra đi con mong thầy mẹ khỏe, sống lâu mãi mãi. Cho con gửi lời chào bà, các cậu, các mợ, chị Lộc và toàn thể họ hàng thân thuộc.

Con của gia đình: Huỳnh

         Bức thư đã để lại cho người đọc biết bao cảm xúc. Lời lẽ trong thư thể hiện bao nhiêu tâm tư tình cảm, hoài bão đành gác lại phía sau để quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đặc biệt, bức thư có đoạn: “Ngày thống nhất, em hãy vào Nam tìm anh. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh. Từ thị xã, qua cầu ngược trở lại hỏi thăm đường về thôn Nhan Biều I. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”. Không ai có thể ngờ rằng, đó là manh mối để đồng đội tìm thấy anh sau ngày giải phóng. Hơn ba mươi năm, miền quê từng bị hủy diệt tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đổi thay, thanh bình và trù phú. Và đúng như bức thư, mọi người không khỏi ngạc nhiên khi tìm thấy anh… Đó chỉ là một trong số hàng vạn lá thư mà người lính Thành cổ Quảng Trị chưa kịp gửi đi trước trận đánh cuối cùng.

         40 năm trôi qua, những lá thư như thế tiếp tục được gửi về cho những người đang sống hôm nay và cho cả mai sau. Nhưng có một điều thật kỳ diệu là những dòng chữ viết dưới làn bom đó dù chưa kịp gửi đi thì người ở hậu phương năm xưa, những người đang sống hôm nay và các thế hệ mai sau đã, đang và sẽ còn cảm nhận được nhịp đập của trái tim các anh. Bom đạn có thể giết chết sinh mệnh con người, nhưng không thể diệt được ý chí những người chiến đấu vì một lý tưởng đã chọn. Hàng ngàn người đã ngã xuống, xương máu đã lẫn vào đất, vào sông, hóa thành cây cỏ, thành phù sa bờ bãi. Vì thế mỗi người hôm nay thấm hơn sự hy sinh cao cả của quân dân Quảng Trị cùng biết bao chiến sĩ trên mọi miền đất nước. Cuộc chiến đã qua đi mấy mươi năm nhưng nỗi đau thương mất mát đó vẫn hằn sâu trong lòng của người ở lại.
(Theo GLO)

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Có một đầm sen

Theo Thầy Cô đi thăm đầm sen. (Ảnh từ máy Thầy)
Mời xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Bhutan - Đất nước kỳ lạ

- Một đất nước nơi gần một nửa dân số không biết chữ và hơn 30% thuộc diện nghèo. Nhưng đó cũng là một trong những đất nước hạnh phúc nhất thế giới, nơi đa số người dân thỏa mãn với cuộc sống của mình và hầu hết du khách đã đến một lần đều muốn quay trở lại. 

Đứng ngoài thế giới văn minh 

Trước năm 1974, nhiều người không biết đến sự tồn tại của một đất nước Bhutan nhỏ bé, lọt thỏm giữa trập trùng rừng núi của dãy Himalaya. Khi ấy, người nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Bhutan và người Bhutan không có điều kiện để đi ra nước ngoài.

Tòa nhà Chính phủ ở phía bắc thủ đô Thimphu. Với hơn 60% diện tích lãnh thổ còn rừng bao phủ, ngay cả các đô thị lớn của Bhutan cũng tràn ngập màu xanh.
Tòa nhà Chính phủ ở phía bắc thủ đô Thimphu. Với hơn 60% diện tích lãnh thổ còn rừng bao phủ, ngay cả các đô thị lớn của Bhutan cũng tràn ngập màu xanh.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phương pháp vận động làm cho thân thể tràn đầy sức sống (tiếp theo)

Trần Văn Tiến
Sưu tầm và biên soạn
3. Thể thao kích thích nguồn tinh lực
Làm xong vận động cánh tay và vận động xoay lưng, nếu như làm thêm vận động sau đây thì hiệu quả càng thêm hoàn thiện. Những nhân viên suốt ngày gục đầu trên đống hồ sơ giấy tờ, hoặc dán mắt vào màn hình máy vi tính, những phụ nữ ít vận động và các bà nội trợ suốt ngày lo việc trong nhà cũng nên lợi dụng những thời gian rỗi rãi để làm vận động này.
Đầu tiên, hai tay bắt chéo sau lưng, dùng hết sức ưỡn cong người về phía sau, ưỡn đến mức không thể ưỡn hơn được nữa rồi đứng thẳng người dậy. Ai không ưỡn nổi 90 lần thì ít nhất cũng phải ưỡn được 45 lần mới đạt yêu cầu (tất nhiên cũng phải tập dần dần). Mỗi ngày tập 10 lần, chẳng bao lâu sẽ thấy hiệu quả.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phương pháp vận động làm cho thân thể tràn đầy sức sống

Bài do anh Trần Văn Tiến (học viên lớp sáng thứ 4) sưu tầm và biên soạn. Để bạn đọc tiện theo dõi Thu xin phép được tách ra đăng 2 mục một.

1. Vận động cánh tay để chữa bệnh mãn tính
Vận động cánh tay đã được thực hiện từ thời cổ đại, nhưng đó mới chỉ là sự vận động đơn giản đưa hai tay về phía trước và phía sau, mà đã có hiệu quả phi thường.
Nó là sự vận động chữa các bệnh trúng phong, sơ cứng động mạch, cao huyết áp, hạ huyết áp, viêm khớp, suy nhược thần kinh, bệnh tim, bệnh thận, phụ nữ kinh nguyệt không đều, các chứng sản hậu, các bệnh của người thành niên...

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

THÔNG BÁO

Hôm nay Thu kiểm tra thấy link Bài Thiền Thu Lửa Tam Muội MP3 không download được. Chắc trang cũ nâng cấp, link bị mất. Thu đã upload bản mới lên DivShare. Mời bạn học từ xa vào nghe trực tiếp hoặc download. Thu vẫn cài link ở chỗ cũ thanh bên.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Lần thứ hai đi Côn Sơn

Võ Thị Lệ Hằng 
Lớp sáng T5 - TDH
 Hồi hộp đợi kiểm tra kết quả học tập (Côn Sơn tháng 6/2012) 
Đây là lần thứ hai tôi được đi Côn Sơn. Giống như lần trước tôi vui mừng, háo hức mong đợi như một đứa trẻ sắp được về quê.
Và rồi xe tới sớm, đoàn chúng tôi lên xe ổn định chỗ ngồi chờ tới đúng giờ xe khởi hành. Lúc này trời Hà Nội nắng nóng, thời tiết không có dấu hiệu gì thay đổi. Xe chạy được khoảng nửa đường, tôi ngó qua cửa kính thấy bầu trời khá trong xanh, tôi thầm mường tượng tới hai buổi sáng lên núi Thiền thú vị.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Thu hoạch sau chuyến đi dã ngoại Côn Sơn

Trần Văn Lộc
Lớp sáng T5 TDH
 Bác Trần Văn Lộc (áo sơ mi trắng) - Côn Sơn 6/2012 
Tôi tham gia tập thiền từ cuối tháng 2 năm 2012 ở lớp sáng thứ 5 TDH. Tính đến nay được khoảng 4 tháng, nhưng đã 2 lần được đi dã ngoại Côn Sơn. Sau 2 lần đến Côn Sơn để thiền định, tôi cảm nhận thấy kết quả đạt được rất tốt đẹp về các phương diện, đó là:
1. Thu nhận được nhiều năng lượng hơn so với luyện tập ở lớp và ở nhà. Căn cứ vào kết quả đo năng lượng của Thầy chủ nhiệm đối với cả 2 lần đi dã ngoại, tôi đã làm một phép so sánh thì thấy kết quả rất khác biệt. Năng lượng của tôi đạt được đợt đi lần thứ nhất (20-22/4) tăng gấp 3,2 lần và nếu tính thời gian thì bằng khoảng 4 tháng tập ở lớp và ở nhà. Với đợt đi lần thứ hai (22-24/6/12), năng lượng của tôi tăng gấp 2,2 lần và tương đương 4,5 tháng khi tập ở nhà.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Ảnh Dã ngoại Côn Sơn tháng 6/2012 - máy chú Nghĩa

Link download ảnh TẠI ĐÂY.

ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ CỦA HỌC VIÊN “ĐÚP LỚP”

Phan Thị Minh Châu 
Lớp chiều thứ 7
 Chụp cùng bà trong chuyến dã ngoại Côn Sơn tháng 6/2012
Vợ chồng chúng tôi là Nguyễn Ngọc Kim và Phan Thị Minh Châu xin vào lớp học Thiền của CLB DSNL từ ngày 6/11/2010, đó là lớp sáng thứ 5, sau đó lớp chuyển sang học sáng thứ 7 do chị Ca làm lớp trưởng. Đến ngày 17/9/2011 Thầy mở lớp mới, vợ chồng chúng tôi xin Thầy, Cô cho được “đúp” để học với lớp mới vào chiều thứ 7 cùng với một người bạn của chúng tôi là Nguyễn Thu Thảo. Lớp mới do cháu Thủy làm lớp trưởng. 

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần cuối)

Trần Văn Tiến 
Sưu tầm và biên soạn
(Mời bạn ấn vào link để xem ba phần đầu.)
(Tiếp theo và hết)

6. Kích thích Đốc mạch và Nhâm mạch để giữ thân thể khỏe mạnh
Trên cơ thể con người có hơn một ngàn huyệt (trong đó có vào khoảng 360 huyệt thường được dùng để chữa bệnh) mà trong đó quan trọng nhất là Đốc mạch và Nhâm mạch. 
Đốc mạch chạy từ xương cụt qua trụ lưng, qua trung tâm phía sau ngực tới mặt, sau đó tới các kinh lạc ở môi trên. Chính ở đường kinh lạc này có rất nhiều huyệt quan trọng có quan hệ với nội tạng. 
Nhâm mạch chạy từ 2-3 phân trước hậu môn, qua rốn, hốc tim và trung tâm mặt chính của cơ thể, lại qua kinh lạc chạy từ họng tới môi. 

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần 3)

Trần Văn Tiến 
Sưu tầm và biên soạn
(Mời bạn ấn vào link để xem hai phần đầu.)
(Tiếp theo)

4. Cách thở bằng hậu môn có thể làm khỏe nội tạng
Do sự kích thích của sự thít nở của vận động hậu môn thực sự có thể đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu, đồng thời giải trừ được bệnh trĩ. 
Sau khi vận động hậu môn từ 5-10 phút hàng ngày, dù cho ở mùa đông cũng cảm thấy từ nội thể phát ra hơi ấm, hiệu quả thực là thần tốc. 
Đồng thời, vận động hậu môn cũng có ích cho sắc đẹp, giữ dược thanh xuân mãi mãi, đó là nguyện vọng chung của nam phụ lão ấu. Những ai muốn dùng đồ hóa trang để giữ gìn thanh xuân thì về bản chất cũng không thể nào làm được. Nói một cách khác tác dụng của nội tiết và hoóc môn nếu không bình thường thì son phấn nào cũng không thể giữ được tuổi thanh xuân. 

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần 2)

Trần Văn Tiến 
Sưu tầm và biên soạn
Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần 1) (Mời bạn ấn vào link để xem phần đầu.)
(Tiếp theo)

2. Cách thở lành mạnh bắt đầu từ cách thở bụng
Cách hô hấp có thể làm cho cơ thể lành mạnh, phòng được các bệnh tật, nếu tập đạt trình độ cao thì có thể chống được lão hóa, thậm chí có thể hồi xuân.

Bây giờ bắt đầu giới thiệu về cách hô hấp bí truyền của các nhà đạo gia:
Bước thứ nhất là thở bụng, cách thở này làm cho bụng có thể thót lại và nở ra hết cỡ, như vậy là có thể làm cho máu ứ lại trong khoang bụng, nhất là ruột và các mô giữa ruột được tuần hoàn một cách thuận lợi. 

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần 1)

Ngạn ngữ cổ có câu "Nước chảy thì không bị hôi", cơ thể con người cũng vậy. Khi sự lưu thông (tác dụng) trong nội thể con người bị ngừng trệ thì tất sẽ nẩy sinh ra các loại trở ngại. Cách thở, cách vận động và cách xoa xát giữ gìn sức khỏe tuy chỉ là những vận động hết sức đơn giản nhưng qua đó lại có thể kích thích được các kinh huyệt làm cho máu lưu thông, từ đó thúc đẩy sự phát huy tác dụng hoạt bát của toàn thân, làm cho cơ thể lành mạnh, tràn đầy sức sống.
Bắt đầu từ tháng 7 - 2012, tôi xin giới thiệu loạt bài viết giới thiệu kỹ thuật cao cấp của thuyết "Y thực đồng nguyên": Kết hợp ăn, uống với thở vận động xoa xát kinh huyệt của những người chuyên tu hành phép dưỡng sinh.
Các bài viết này được sưu tầm, chọn lọc, biên soạn từ bản gốc tác phẩm của một người sống trong một dòng họ Ngự y Cung đình Trung Quốc, tổ tiên ở Quảng đông, từ nhỏ đã học Y học - Dược học và phép dưỡng sinh Trường sinh bất lão của đạo gia. Với mong muốn góp phần cùng mọi người, mọi nhà nâng cao sức khỏe, duy trì tuổi thanh xuân và sắc đẹp dài lâu.
Trần Văn Tiến - Lớp sáng thứ 4

1. Phép thở hồi xuân để giữ mãi tuổi trẻ

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

KHAI GIẢNG LỚP THIỀN CHIỀU CHỦ NHẬT

Tin bài và ảnh: Trần Nghĩa
Từ mấy tháng nay rất nhiều người đề nghị Câu lạc bộ mở lớp thiền mới. Do khả năng đáp ứng có hạn: thiếu giáo viên, thiếu địa điểm đủ tiêu chuẩn tập,…nhu cầu của mọi người cho đến hôm 1 tháng 7 mới được đáp ứng.

Thật kỳ lạ hễ cứ hôm nào CLB khai giảng lớp mới, trời đều đổ mưa. Chúng tôi trong ban tổ chức lớp cứ lo lớp khó tập trung đủ số người để khai giảng. Lớp chiêu sinh 30 đến 35 học viên, nhưng trước hôm khai giảng đã có đến gần 50 người đăng ký tham gia; vẫn còn nhiều người đăng ký song không thể nhận thêm vì phòng tập không đủ chỗ ngồi. Mặc dầu trời mưa song trước khi khai giảng hàng tiếng đồng hồ đã có người đến và cuối cùng cũng tập trung được gần 40 người tham gia. Sau buổi tập còn thêm một số người đến xin tham gia. Trừ một số giáo viên có việc bận, các giáo viên CLB đã có mặt từ sớm để giúp đỡ các học viên.


Công tác tổ chức được chuẩn bị tốt từ trước: phòng tập được trang trí nghiêm trang, sạch sẽ và thoáng mát. Hai vợ chồng chủ nhà - anh Chiến và chị Hương đã vất vả chuẩn bị sơn sửa, trang trí, lắp thêm quạt, phông rèm, ghế ngồi… chuẩn bị nơi gửi xe cho học viên, chuẩn bị tài liệu, sách vở…, phân công người đón tiếp… Thế nên chỉ 30 phút đã làm xong mọi thủ tục nhập học cho học viên.
Bài mở đầu Thày chủ nhiêm lên lớp, mọi người chăm chú theo rõi liên tục không nghỉ từ 14g30 đến16g30. Thày lên lớp xong mọi người còn nán lại hồi lâu để giao lưu với các thày.
Buổi học đầu tiên hứa hẹn CLB sẽ có thêm một lớp mới tập thiền tốt, mọi người sẽ có cuộc sống vui, khỏe và sống tốt.
Ngày 2/7/2012
Một số hình ảnh về buổi khai giảng xem TẠI ĐÂY.

VÈ: TÂM SỰ THIỀN

Nguyễn Thị Tưởng
Lớp sáng T5 TDH
Thầy kiểm tra kết quả luyện tập (Côn Sơn 20-22/6/2012)
                                                 Ve vẻ vè ve 
                                                 Nghe vè tôi kể 
                                                 Tình hình cụ thể 
                                                 Tôi đi tập thiền 
                                                 Gần khu Trung Yên 
                                                 Do thầy Nghĩa dạy 
                                                 Mọi người đến đấy 
                                                 Đều được thiền vui 
                                                 Bệnh tật đẩy lùi 
                                                 Thân tâm thanh thản 
                                                 Già thêm tươi khỏe 
                                                 Trẻ lại trẻ hơn 
                                                 Thật chốn thiên đường 
                                                 Chúng tôi mong ước 
                                                 Tôi xin tự nguyện 
                                                 Thiền đến hết đời 
                                                 Tôi mong mọi người 
                                                 Cùng tôi thiền nhé.
Tháng 6/2012

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Niềm vui khi đến với Thiền

Võ Thị Hương
Lớp sáng Thứ Năm TDH
 Hai bố con dạo chơi bên hồ Côn Sơn sau ca thiền chiều (tháng 4/2012)
Tôi tham gia CLB được gần 6 tháng, có lẽ đó cũng là khoảng thời gian tạm đủ để tôi có thể viết đôi dòng cảm nghĩ của bản thân.
Trước đây tôi được biết Thiền qua một số bài giảng của các giảng sư tại chùa và qua một khóa học YOGA. Tôi đã từng tập luyện nhưng rồi không thành công. Tôi cảm thấy Thiền thật quá khó và xa vời đối với tôi.