Bài do anh Trần Văn Tiến (học viên lớp sáng thứ 4) sưu tầm và biên soạn. Để bạn đọc tiện theo dõi Thu xin phép được tách ra đăng 2 mục một.
1. Vận động cánh tay để chữa bệnh mãn tính
Vận động cánh tay đã được thực hiện từ thời cổ đại, nhưng đó mới chỉ là sự vận động đơn giản đưa hai tay về phía trước và phía sau, mà đã có hiệu quả phi thường.
Nó là sự vận động chữa các bệnh trúng phong, sơ cứng động mạch, cao huyết áp, hạ huyết áp, viêm khớp, suy nhược thần kinh, bệnh tim, bệnh thận, phụ nữ kinh nguyệt không đều, các chứng sản hậu, các bệnh của người thành niên...
Phương pháp vận động như sau:
Trước nhất, dang rộng hai chân hoặc đặt hai chân theo độ rộng của vai, dùng sức đứng trên hai ngón chân cái, nửa người trên buông lỏng, nửa người dưới dùng hết sức lên gân, thả lỏng sức hai cánh tay, đu đưa hai cánh tay theo tỷ lệ ra phía trước 3 phân ra phía sau 7 phân. Sau khi làm như vậy sẽ vô tình phát hiện thấy ít tốn sức mà thân thể lập tức ấm, ra mồ hôi. Mới tập bắt đầu từ 100 lần, những ai cảm thấy làm như vậy không nổi chứng tỏ rằng thể lực họ đã suy yếu.
Mỗi buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều làm mỗi buổi 100 lần, cộng là 300 lần. Dĩ nhiên làm càng nhiều càng tốt. Ngày thứ nhất làm 100 lần, ngày thứ ba làm 120 lần, ngày thứ năm làm 150 lần...dần dần tăng số lần lên.
Mục tiêu cuối cùng là mỗi ngày làm được 1000 lần, khi lấy chữa bệnh làm mục đích thì mỗi ngày ít nhất phải làm 1000 lần.
Sau khi kiên trì tập kiểu vận động này, thân thể sẽ cảm thấy sảng khoái bội phần, da dẻ mịn màng, ăn ngon miệng hơn, cảm giác mỏi vai biến mất. Lý do vì vận động cánh tay làm cho máu tuần hoàn dễ dàng. Phép giữ sức khỏe của người Trung Quốc cổ đại, lấy việc giữ nguyên trạng thái "thượng hư hạ thực" làm nguyên tắc. Tức là nửa người trên phải giữ cho nhu hòa (thượng hư), ngược lại nửa người dưới phải chắc (hạ thực).
Trong các bạn, chắc có người cảm thấy đầu váng vất phát nóng, gót chân bị lạnh, đứng không vững, đột ngột đứng lên bị hoa mắt. Đó không phải là "thượng hư hạ thực" mà là "thượng thực hạ hư" là tín hiệu nguy hiểm cho thấy dễ phát sinh bệnh tật.
Làm thế nào để cho trạng thái trên trở lại bình thường? Phương pháp tốt nhất là vận động cánh tay. Từ đầu ngón tay đến chân, gót chân, ngón chân huyết dịch được tuần hoàn thông thuận thì có thể ngăn ngừa được bệnh tật, thúc đẩy sự phục hồi của sức khỏe, loại trừ bệnh tật một cách nhanh chóng, tức là sự vận động lý tưởng nhất để giữ được trạng thái "thượng hư hạ thực" là vận động cánh tay.
2. Vận động xoay lưng để chữa bệnh đau lưng và dạ dày
Ngoài vận động cánh tay (như trên đã nêu), nếu như có thể vận động xoay lưng thì có thể tiêu trừ được chứng đau lưng và có thể ngăn ngừa được chứng giật lưng.
Cũng giống như vận động cánh tay, đứng dạng hai chân ngang với bề rộng của vai, buông lỏng nửa người trên, thân thể giữ tư thế tự nhiên, sau đó dùng sức quay lưng về đằng sau, lúc này hai chân dùng sức đứng vững nhưng không được di động, theo yếu lĩnh như nhìn một vật gì ở đàng sau, xoay đến mức không thể xoay được nữa, lại quay nhìn về đàng trước, rồi lại xoay lưng sang hướng khác, như vậy coi như là hoàn thành được một lần, nên xoay theo nhịp 1-2, 1-2 và lặp đi lặp lại.
Đối với người lưng đã bị cứng thì lối vận động xoay lưng này rất vất vả, nên đầu tiên làm với số lượng vừa phải (tùy theo sức), sau đó dần dần tăng số lần lên.
Sau khi đã quen thì hàng ngày sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều sau khi vận động cánh tay lại vận động lưng 100 lần. Hoặc tập ngày 2 lần vào sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ, mỗi lần 150 cái.
Cách vận động này có thể điều chỉnh hệ thống khí quan tiêu hóa như dạ dày, ruột...và làm cho chúng mạnh lên. Những người bị táo bón, mất ngủ, yếu dạ dày tốt nhất nên tập thường xuyên, liên tục. Tập vận động xoay lưng cũng làm cho mỡ đọng ở bụng tiêu tan, eo sẽ nhỏ, mông sẽ nở.
(Còn nữa)
Trần Văn Tiến
Sưu tầm và biên soạn
*******
Bài đăng ngày mai:
3. Thể thao kích thích nguồn tinh lực
4. Vỗ đùi để loại trừ sự căng thẳng
4. Vỗ đùi để loại trừ sự căng thẳng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.