Trang

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

XỬ LÝ CÔN TRÙNG CẮN

 Chị Hoàng Vân (bên trái) và chị Hiền

         Ba vết đỏ au côn trùng cắn sau xử lý đã chuyển dần từ màu đen sang màu nâu sẫm rồi sang màu nâu nhạt, nay gần trở về màu da bình thường, không còn đau nữa. Đã khỏi, nhưng cái cảm giác buốt đến tê người khi bị côn trùng cắn tôi vẫn nhớ rất rõ.

         Hôm ấy ngày thứ 3 của đợt dã ngoại. Đoàn tổ chức cho mọi người đi vãng cảnh chùa Vàng trên núi Tam Đảo. Ngôi chùa mới được xây cất không lâu nên các khối kiến trúc còn mới, chùa rất đẹp được tọa lạc trên sườn núi uy nghiêm giữa rừng cây xanh ngút ngàn, rực rỡ trong ánh nắng ban mai. Người đến đây có cảm giác yên bình, thư thái giữa cõi thiên nhiên linh thiêng.


         Sau khi cùng mọi người vào chùa lễ Phật xong, nhóm chúng tôi ra phía sau chùa tranh thủ quân bình âm dương. Lễ Phật rồi quân bình âm dương tôi thấy khoẻ và trong tâm trạng rất vui, chụp ảnh lưu niệm với mọi người. Đứng bái vọng lên chùa sau đó tôi cùng mọi người xuống núi.

         Vừa xuống được vài ba bước kể từ sân đầu tiên của chùa xuống con đường dốc với những bậc xi măng đã phủ màu rêu xám. Đang đi bỗng tôi thấy nhói buốt phía trong cánh tay trái. Rất buốt. Đi cạnh tôi là Hồng Nhung, anh Chuyền, phía trước là Hoàng Vân, xa phía sau là vợ chồng anh Nghĩa - Tân và một số nguời khác. Tôi kêu lên: "Nhung ơi con gì cắn mình đau quá." Mọi nguời xúm lại, đồ rằng kiến rừng cắn. Tôi cũng nghĩ như thế. Rồi tôi cùng mọi người đi xuống tiếp. Tuy còn buốt, tôi tự nhủ: "Quên đi!" kiến cắn rồi sẽ tự khỏi. Nhưng rồi lại thấy nhói, nhói tiếp, đau và buốt. Không quên được. Buốt kinh khủng. (Hình như vết bị cắn đầu tiên buốt nhất). Vì buốt quá tôi kêu lên và vứt béng đồ xuống đất rồi cởi - chui tuột ra khỏi cái áo đồng phục của Câu Lạc Bộ (may mà trời lạnh bên trong có mặc cái áo pun!) Cầm cái áo đồng phục rũ lấy rũ để rồi mặc vào nhưng càng thấy đau và buốt thêm. Anh Chuyền và Hoàng Vân đã xem vết côn trùng cắn rồi Hoàng Vân đã truyền năng lượng vào đó. Tiếp theo Hoàng Vân dán quẻ dịch vào vết bị cắn (vết lớn nhất). Ngay lập tức tôi thấy cái tê buốt lan tỏa ra cả cánh tay và có cảm giác "nặng". Tân đi tới nơi bảo: "Chị bóp, nặn ở cái chổ vết cắn ấy ra!". Tôi định bóc quẻ dịch ra để nặn nhưng thấy "tiếc" cái quẻ dịch nên lại thôi. Hoàng Vân bảo: "Chị quán tưởng đẩy độc tố xuống các ngón tay ra ngoài." Tôi làm theo. 

         Trên đường về tôi khấn xin Thầy Tổ độ cho để tẩy hết độc tố trong người. Về tới nhà nghỉ. Không kịp vào phòng, tôi kiếm chiếc ghế ngồi trong bóng râm trước sân tầng hai thiền bài “chống lây nhiễm”. 

         Ngổi thiền, cảm giác đau buốt giảm đi dần dần. Tôi cảm thấy chỗ vết côn trùng cắn nơi dán quẻ dịch cứ đùn ra những "bông hoa lơ" gốc nhỏ trên ngọn to như cây nấm có chu vi cỡ đồng tiền xu. “Bông hoa lơ” ấy có màu đen rồi chuyển sang màu đỏ. Có giây phút tò mò tôi định mở mắt ra để xem "bông hoa lơ" ấy nhưng tôi đã kịp chấn tĩnh: "Mình đang thìền mà!" Vậy là tôi thiền tiếp. Vẫn thấy “đùn ra” ở chỗ quẻ dịch nhưng "bông hoa lơ" ấy đã là màu xanh. Hai cánh tay buông thõng có cảm giác “nặng”, các đầu ngón tay tròn vo và như có những  "củ hành" gắn vào các ngón tay của mình vậy. (Thường khi thiền bài này đến giai đoạn nhắm mắt buông thõng tay là tôi úp hai bàn tay lên hai đầu gối để "tiết kiệm năng lượng", nhưng khi đó tôi nghĩ mình đang cần thải nhanh độc nên tôi buông tay và cho xả luôn.)

         Vì khi thiền cái đau buốt hết dần nên cứ muốn ngồi thiền tiếp, cảm giác rất dễ chịu. Khi bắt đầu thiền tôi chọn bóng râm để ngồi nhưng lúc xả thiền tôi thấy mình ngồi giữa trời nắng chói chang, bóng nắng đã dịch chuyển, mồ hôi nhễ nhại. Thiền xong thật thoải mái. Hết đau buốt. Lại cười phe phé. Biện pháp xử lý đơn giản, không mất tiền mà hiệu quả. Thật là diệu kỳ! 

         Tôi đã định giữ cái “Diệu kỳ” ấy để lấy làm niềm vui, làm kỷ niệm cho riêng mình nhưng rồi tôi nghĩ có được điều đó là nhờ có bàn tay của Hoàng Vân đã dán quẻ dịch cho tôi; có anh Chuyền và Hoàng Vân đã "cầm tay" có năng lượng vào vết côn trùng cắn từ trên núi; có sự quan tâm của mọi người khi tôi bị côn trùng cắn. Vì thế tôi đã kể lại với Hoàng Vân và mấy người cùng chứng kiến cái vụ côn trùng cắn ấy. 

         Rồi theo gợí ý của Hồng Thu nên có sự sẻ chia để mọi người có lưu ý khi lên núi nếu gặp côn trùng cắn biết cách xử lý.

         Theo ý kiến của tôi thì tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể để xử lý tình huống. Nếu bị côn trùng cắn thì việc xác định được côn trùng gì cắn là quan trọng, khi đó chắc việc xử lý sẽ cụ thể hơn. Trong trường hợp của tôi, tôi thấy lời khuyên của Tân là hợp lý: nên "bóp, nặn" chỗ vết cắn để loại bớt độc tố là cần thiết. Điều cơ bản tôi nghĩ rằng chúng ta là môn đệ của Thầy Tổ Narada Dasira, đến Câu lạc Bộ, Thầy dạy chúng ta học thìền vậy thì việc thiền không thể không nghĩ đến, sự hỗ trợ của người có năng lượng cao và quẻ dịch là vô cùng quan trọng. Rất hiệu quả. 

         Qua bài chia sẻ này tôi kể lại sự việc đã xảy ra với tôi, cách xử lý và kết quả. Tôi xin được cám ơn em Hoàng Vân, cám ơn anh Chuyền, cám ơn Hồng Nhung, cám ơn Tân và cám ơn mọi người đã quan tâm giúp tôi khi sự cố xảy ra.

         Tôi mong rằng tất cả mọi người trong Câu Lạc Bộ của chúng ta lên núi thiền sẽ không bị côn trùng quấy nhiễu. Nếu như không may bị côn trùng làm phiền thì qua việc xử lý côn trùng cắn của tôi vừa qua, mọi người có thể tham khảo, có thể nó có ích cho ai đó khi sự cố tương tự xảy ra.
Nguyễn Thị Hiền 
(Lớp sáng thứ tư)

6 nhận xét:

  1. Chị Hiền chưa cho em Vân địa chị email đâu nhé. Đọc bài của chị em Vân phải đi mua kẹp mũi, chị có biết ở đâu bán không? mách cho em với. Chị ơi, mọi người post cả ảnh đẹp bí mật của chị em mình lên mạng rồi, may mà thầy không mắng chị ạ, cũng cười hi hí. Chị có copy được ảnh từ trang mạng nhà mình không? khi nào có dịp em sẽ gửi qua email cho chị thì chất lượng ảnh sẽ tốt hơn. Em cám ơn chị đã khen em làm em xấu đi vì mũi to.

    Trả lờiXóa
  2. Em Vân nhắc một tí: khi thiền bài chống lây nhiễm chị đừng để tay lên đầu gối nhé, như vậy bao nhiêu tà khí mình thải ra lại quay vào người mình mất. Chỉ có khi thiền bài Khí hải song chưởng mới để tay lên đầu gối thay cho để tay xuống đất. Hí Hí, đừng "lẫn" nha.

    Trả lờiXóa
  3. @ Chị Vân: Em sẽ gửi mail của chị Hiền cho chị.

    Trả lờiXóa
  4. @ Chị Hiền: Giờ em mới sửa xong bài cho chị, bận, bận,...:)
    Mà sao chị thiền bài "Chống lây nhiễm" lại để tay vào đầu gối. Bài ấy mình thả tay để đẩy khí bệnh, năng lượng xấu ra ngoài cơ mà. Bác cứ "nhầm nhọt sang trồng trọt" thế này. May mà Thầy Tổ thương. :))

    Trả lờiXóa
  5. @-HT Thật là tuyệt , bài đã được sửa đẹp đẽ ,có cả ảnh xử lý côn trùng cắn với cái tiết mục đưa bài “ một chuyến đi “ về vị trí theo đúng thứ tự thời gian .Chưa kịp alô cấp cứu thì đã thấy xong rồi . HT ơi để chị gửi Hộp thư cho HV Cám ơn HT nhé!
    @- HT& NguyenHoangVan : Chị cám ơn HT và HV đã có “ Chấn chỉnh “ kịp thời .về tư thế để tay .Cái hồi học hè ở nhà HT chị thiền bài “ chống lây nhiễm “ vẫn để tay buông thõng , từ khi học thêm lớp chị đã được nhắc để tay như thế . Đúng là “ nhầm nhọt sang trồng trọt ! Cái hôm ở Tam Đảo có lẽ Thầy tổ thương [như Ht nói ] đã nhắc cho nên đã thiền có kết quả . Cũng lại là cái duyên của HT gợi ý chị chia sẻ bài này nên mới nói sự thật và lòi cái đuôi lưu ban ra , nếu không chắc cứ thế mà diễn .
    @-Nguyen HoangVan: Chị chỉ nói lên sự thật thôi người bé dé to có tài hãy phát huy nhé. Định gửi Hộp thư vào đt của HV mà quên khuấy đi mất , chỉ được nhớ cái gì gì ở đâu ấy thôi . HV gửi giúp chị ảnh vào hộp thư với . ,. Cám ơn HV trước nhé !
    Còn cái ảnh lộ mất rồi đành chịu vậy . Với lại ai để ý thì biết để cười cho chóng lớn ,còn ai không để ý thì sẽ phê bình đồ ăn thức uống gì mà lộn xộn như cái bác nào ở gần phòng 209 ấy mà .Vui nhỉ , Lần sau lại đi chung nữa HV nhé !
    Nguyen Hoang Van nói...

    Trả lờiXóa
  6. Em biết chị Hiền nhớ cái gì gì rồi, như ai đó nhớ "cái này, cái này..." ấy, còn hộp thư của mình vẫn quên gửi??????

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.