Trang

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Tìm hiểu về TÂM

 Nguồn ảnh: Internet
Giữ được TÂM trong sạch và biết buông bỏ là điều cần thiết để giúp người luyện thiền nhanh chóng nhập định và thu được năng lượng sạch giúp đẩy năng lượng xấu ra khỏi cơ thể, nhờ thế người luyện thiền dưỡng sinh năng lượng mới có thể "khai thông mọi bế tắc, tái tạo, điều chỉnh, bổ sung mọi khiếm khuyết, thanh lọc, đào thải các chất ô chẩm, độc hại, bệnh tật ra khỏi cơ thể." Chúng ta vẫn thường nghe thấy chữ TÂM trong phần giảng pháp. Vậy chữ TÂM được hiểu như thế nào. Dưới đây là phần trích bài "Quan hệ Thân và Tâm trong không gian 3 chiều, 4 chiều. Niết bàn" trên trang Bí ẩn sức mạnh vô thức của Đoàn Thanh Hương. Bài do chị Hoàng Vân sưu tầm.

Cấu trúc hoạt động Tâm theo quan niệm Phật giáo: Tâm được hình thành do vai trò môi trường bên ngoài và truyền thống bên trong (chủng tử). Có môi trường tốt, mới có con người tốt. Môi trường xấu tạo ra ý thức xấu.Vai trò của di truyền, truyền thống rất mạnh mẽ. Tàng thức chứa nhiều chủng tử loại nào thì dễ nảy nở ý thức về loại đó. Xã hội là khuôn đúc tạo nên phẩm chất tâm, vì thế tâm có xu hướng kết dính,bám chặt vòng xoáy xã hội, tâm trí hoạt động miên man, ít người tránh khỏi phiền não, bệnh tật. Người tu luyện có bản lĩnh cao mới hướng lái được tâm rời khỏi vòng xoáy xã hội, sống an lạc mạnh khỏe. Điều này sẽ đến khi tâm được giác ngộ chân lý. Đức Phật nói về Phúc Đức là biết lựa chọn môi trường tốt, nơi sinh sống, học tập, có thầy, có bạn tốt, có nghề nghiệp phù hợp…(Kinh Đại Phúc Đức). 


Các trạng thái của Tâm:

1. Tâm viên ý mã: Tâm suy diễn liên tục, giai dẳng, dồn dập như vó ngựa. Đây là tâm si mê không thấy sự thật, luôn vẽ vời ảo tưởng, tham lam, thích chiếm đoạt tiền bạc, địa vị, thích ngạo mạn, thích tham vọng bành chướng. Tâm si mê không cho bạn thấy sự thật, xúi dục ảo tưởng mình làm gì cũng đúng, người khác sai. Tâm si mê bắt buộc bạn dính chặt vòng xoáy xã hội, căng thẳng toan tính ngoài xã hội, còn những việc hữu ích cho bản thân thì tâm sẽ chống đối bằng rất nhiều lý sự: sợ tốn thời gian chăm sóc cơ thể, sợ rèn luyện, sợ im lặng, sợ mất ghế, sợ mất tiền, sợ mất tình… Tâm si mê lừa đảo bạn, đưa bạn đến tận cùng vực thẳm đau khổ, bệnh tật, tội lỗi, có thể trộm cắp, tham ô, sát hại đồng loại mà tâm vẫn khen mình giỏi quá, hay quá..

Những thông tin xấu lặp đi lặp lại nhiều lần, nảy nở chủng tử xấu, tạo ra ý thức xấu kết tụ bám chắc trong chiều sâu tâm thức, gọi là khối kết sử (samyojana). Một khi kết sử đã hình thành sẽ sai khiến hành động, thúc dục tham vọng, kích động thần kinh hành động thỏa mãn thói quen mà không suy xét. Kết sử nguy hiểm như vậy.

Có nhiều loại kết sử: Tham lam, mê tiền, tham nhũng, mê ăn uống, dễ nóng nảy, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy, hiềm tỵ, ganh ghét, gian dối, cờ bạc, ghen tuông, trộm cắp… Loại kết sử mới nguy hại sức khỏe, là ăn nhậu, nghiện vi tính, và điện thoại di động.

Có kết sử là có nghiệp lực, ví như có lửa cháy, như sống trong nhà lửa. Lúc đầu lửa cháy từ từ, không thấy rõ. Khi ngọn lửa tham sân si bùng cháy, người ta đau đớn khôn cùng, trầm uất, phẫn nộ, gào thét, đập phá, tự tử, có thể đốt cháy phước đức đã có. Với Tâm nhiễm trược thì không ai thoát khỏi nghiệp lực và bệnh tật. Cuối đời kết thúc như vậy.

Muốn nhận diện tâm lừa đảo, phải học hỏi bằng nhiều con đường, quan sát khách quan, học hỏi kinh nghiệm của cổ nhân. Cái tâm ít học rất ngoan cố, còn. khoe tài giỏi còn ngu dốt. Đạo Phật đã chỉ ra những quy luật tạo hóa, như luật “Vô thường”, “Vô ngã”, “Nhân quả”, “sắc – không”. Hiểu những quy luật đó may ra phá được cái ngu của tâm. Người tu tại gia nên dành thời gian cho việc học hỏi tu sửa bản thân, không quá xa đà cúng lễ.

2. Tâm thư thái: Tâm bắt đầu buông bỏ những việc vô ích và tội lỗi, biết đi ra khỏi nhà lửa. Tâm đã đổi hướng nương tựa vào cội nguồn. Suy nghĩ từ tốn, điềm tĩnh, thấy sự thật phải học hỏi, lạc quan yêu đời, có hành động tự chủ, biết giúp người đúng chỗ, bắt đầu hưởng năng lượng gốc.

3. Tâm thanh tịnh: Tâm thư thái và buông bỏ, không còn mưu sự hưởng lợi riêng, đứng vững trước các khó khăn khảo đảo, đời sống cá nhân đã hòa hợp với đời sống an lạc chung của nhân loại. Khi mất đạt siêu thoát.

4. Tâm vô thức: là trạng thái thiền định không suy nghĩ, nhưng các giác quan vẫn ý thức việc đang xảy ra, hấp thụ năng lượng mạnh mẽ, có trực giác mạnh.

5. Tâm tịnh định: Trạng thái thiền định sâu, nhập định, các giác quan nghỉ ngơi không nhận thức xung quanh, chỉ tiếp nhận năng lượng và thông tin vũ trụ. Đạt Trí tụê thông thái và giữ được thân xác bền vững nhiều trăm năm. Như thiền sư Vũ khắc Minh, thiền sư Vũ khắc Trường ở chùa Đậu, thiền sư Thích Như Trí ở chùa Tiêu.

6. Tâm Niết bàn: Tâm không nhiễm trược, hết nghiệp lực, khi còn sống đã hội nhập không gian Niết Bàn, đạt trí tuệ Đại giác ngộ, tâm soi sáng khắp toàn vũ trụ, mang lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cứu giải chúng sinh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị thày duy nhất đạt trí tuệ Đại giác ngộ, mô tả Niết Bàn, là cõi sống Hạnh phúc cho người tu An lạc.

Quan hệ thân và tâm rất đặc biệt: Tâm là chủ thể tạo nên mọi sự kiện trong cuộc đời. Môi trường là khuôn đúc tạo tâm, tâm này kết dính vòng xoáy xã hội, nên ít người tránh khỏi ô trược, nghiệp quả, bệnh tật. Muốn sửa đổi tâm phải học hỏi quy luật tạo hóa. Cơ thể là guồng máy tạo hóa, có khả năng thanh lọc ô trược, làm cho tâm trở nên sáng suốt và an lạc. Cơ thể nhiều ô trược, thì tâm không thực chứng được Niết bàn. Thân thể là đền đài thiêng liêng để tâm phát tác đặc tính màu nhiệm của tâm.
Đoàn Thanh Hương
(Nguồn: sucmanhvothuc.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.