Chữ HIẾU KÍNH trong Đạo Phật Trích từ sách “Phật giáo trong mạch sống dân tộc” của Hoà Thựơng Thích Thanh Từ, NXB Tôn Giáo 2006, Xã hội Việt Nam xây dựng trên nền tảng gia đình.
Muốn những đứa con khởi lòng hiếu kính, trước phải dạy chúng nhớ công ơn sinh thành khổ cực của cha mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Giữ tròn chữ hiếu mới là đạo con"
"Mẹ già như chuối ba hương,
như xôi nếp một, như đường mía lau."
"Bao giờ cá lý hoá long,
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa."
"Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng."
"Lâm râm khấn vái Phật,
Trời Xin cho cha mẹ ở đời với con."
"Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu."
"Đến chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ đi tu không đành."
"Tu đâu bằng được tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu."
“Phật trong nhà không thờ, thờ Thích Ca ngoài đường!”
Đạo Phật chú ý đặc biệt đến lòng hiếu thảo của kẻ làm con. Kinh điển dạy người con phải hiếu kính cha mẹ như:
- Kinh Báo Ân phụ, mẫu
- Kinh Thai Cốt
- Kinh Hiếu Tử
- Kinh Đại Tập
- Kinh Nhẫn Nhục
- Kinh Vu Lan....
Những kinh chỉ đề cập chữ hiếu vào từ, vài đoạn thì bàng bạc khắp Tam Tạng Thánh điển không kể xiết Kinh Phật có câu:
"Phụ Mẫu tại gia như Phật Tại thế,
Hiếu vi vạn hạnh chi tiền."
Kinh Thai Cốt viết: “Thế gian vạn phấp mạc quá phụ mẫu cù lao ân đại”, nghĩa là: Muôn việc ở thế gian, không gì hơn công nuôi dưỡng lớn lao của cha mẹ.
Kinh Báo ân Phụ, Mẫu: “Ân đức cha mẹ vô lượng vô biên, kể không bao giờ cùng”.
Kinh Nhẫn Nhục: “Cùng tột điều thiện không gì bằng hiếu; Cùng tột điều ác không gì bằng bất hiếu”.
Trong Luật, Phật liệt tội bất hiếu đứng đầu năm tội “Ngũ Nghịch” Phật giáo đặt trong chữ hiếu nên thích hợp với tinh thần dân tộc Việt Nam, như hạt giống tốt gieo xuống đất ruộng phì nhiêu.
LÂM PHÚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.