Lữ Tuyết Mai
Lớp ST6 - BXT
Một buổi sinh hoạt ở Côn Sơn |
1. Lớp sáng thứ 6 là lớp được hình thành sớm nhất, và đông nhất.
Theo tài liệu lưu tại Câu lạc bộ, lớp được hình thành từ năm 2005. Hiện nay
chỉ còn duy nhất một người tham gia lớp từ tháng 9/2005, đó là bác Ngô Thị
Thoa. Từ đó cho đến nay – (tháng10/2013), hàng năm lớp có sự bổ sung quân
số thông qua các hình thức như: tuyển trực tiếp học viên mới, thuyên chuyển
học viên ở các lớp khác sang, hoặc sát nhập với lớp khác. Cụ thể thời gian bắt
đầu tham gia của các học viên còn đang theo tập tại lớp hiện nay như sau: Năm
2005: 1 hv, năm 2006 còn 1 hv, 2007 có 6 hv, 2008: 6 hv, 2009: 4 hv, 2010: 13
hv, 2011: 21 hv, 2012: 6 hv. Tổng số học viên của lớp hiện nay là 58 học viên
chính thức, trong đó số học viên nam là 14 người, học viên nữ là 44 người. So
sánh với các lớp trong CLB thì lớp sáng thứ 6 là lớp đông học viên nhất.
Ngoài ra, có một số học viên tuổi cao, sức yếu, hoặc do hoàn cảnh gia đình không thể đến lớp tham gia luyện tập được, nhưng họ vẫn tập luyện thiền ở nhà, vẫn gắn bó với CLB, với lớp, họ thường xuyên liên lạc qua điện thoại với thầy, cô hoặc cán bộ lớp, thì khi có điều kiện lớp cử người đến thăm hỏi, động viên.
2. Là lớp có tỷ lệ người cao tuổi cao và có nhiều người mắc bệnh mãn tính.
Hiện lớp có 3 người trên 80 tuổi đang theo tập thường xuyên, trong đó người
cao tuổi nhất lớp là bác Mai Trọng Phước (sinh năm 1924), tiếp sau đó là bác Ngô
Thị Thoa (sinh năm 1929) và bác Đinh Xuân Sinh sinh năm 1932. Số học viên
ở trong độ tuổi từ 70 đến 80 tuổi có 11 người (chiếm 18,9%), độ tuổi từ 60 đến
69 tuổi có 22 người (chiếm gần 38%), số học viên dưới 60 tuổi có 23 người
(chiếm 39,7%), trong đó người ít tuổi nhất là anh Nguyễn Tiến Quyết sinh 1977.
Số liệu trên cho thấy số học viên ở độ tuổi từ 60 trở lên chiếm trên 60%.
Về tình hình sức khỏe của học viên, theo tự kê khai khi nhập học cho biết: hầu
như khi đến với CLB ai cũng mang trong người các bệnh mãn tính, có người
mắc tới 4, 5 bệnh nặng; một số ít người còn mắc những căn bệnh hiểm nghèo
như ung thư, tai biến mạch máu não, tim, tăng tiểu cầu,... Một số bệnh mãn tính
mà học viên trong lớp thường mắc là các bệnh liên quan đến xương khớp, huyết
áp, tim mạch.
3. Tuổi cao - Tinh thần tập luyện càng cao. Những kết quả thu được.
Khi tìm đến CLB đăng kí tham gia tập luyện, mọi người đều có hi vọng là sức
khỏe của họ sẽ được nâng lên và bệnh tật trong người họ sẽ nhanh bị đẩy lùi.
Nhưng những bài giảng trong những ngày đầu của thầy Chủ nhiệm đã giúp các
học viên ngộ ra rằng: luyện tập thiền là một quá trình tu luyện, không chỉ luyện
thân mà còn phải rèn tâm thì mới đẩy lùi được bệnh tật. Nhận thức được như
vậy nên đa số học viên của lớp đều rất quyết tâm, họ theo học rất đều, rất chăm
chỉ. Họ không chỉ nghiêm túc học ở trên lớp mà khi về nhà họ cũng tự giác luyện
tập rất kiên trì. Nhiều người đã thu xếp việc nhà, việc cơ quan để có thể giành
thời gian cho thiền ngày 2,3 lần, mỗi lần ngồi ít nhất là một tiếng. Họ không có
thời gian tập ban ngày thì họ giành thời gian buổi tối, ban đêm để luyện tập.
Có những ngày trời mưa to, gió lớn, hoặc mưa dầm, gió bấc nhưng số học viên
đến lớp vẫn đông (trên 40 người). Trong đó, có những học viên nhà xa, cách
CLB trên 10 km, hoặc có người phải đi hai chặng xe buýt, rồi đi bộ từ Ngã Tư Sở
vào lớp nhưng họ vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để đến lớp đều.
Đáng lưu ý là các đợt đi dã ngoại để rèn luyện và thu năng lượng, số học viên
của lớp thường tham gia khá đông, có đợt số người tham gia chiếm trên 50%
quân số lớp. Trong đó, số người cao tuổi (từ 60 trở lên) và số người mắc bệnh
nặng chiếm tỷ lệ đa số.
Nhiều người trong lớp đã buông bỏ những vui thú thường nhật như xem tivi,
sách báo, truyện hoặc tụ tập bạn bè,..; họ cố gắng sống tốt hơn, quan tâm giúp
đỡ mọi người, buông bỏ những tật xấu, thói hư thường có ở con người như ích
kỉ, ganh tỵ,.. để tập trung luyện tập thiền đạt hiệu quả.
Nhiều học viên trong lớp đã rất gắn bó với CLB, các buổi sáng thứ 6 hàng tuần,
họ đến lớp không chỉ để tập luyện, mà họ đến lớp để còn được gặp gỡ thầy, gặp
gỡ các bạn đồng môn, để chia sẻ, tâm sự những vướng mắc, khó khăn về sức
khỏe, về công việc, về gia đình. Mỗi khi, học viên trong lớp bị ốm, hay gia đình
có chuyện buồn là họ đều nhận được sự quan tâm, thăm hỏi, động viên kịp thời
của lãnh đạo và các thành viên trong lớp.
Kết quả là chỉ sau một thời gian luyện tập, sức khỏe của các học viên trong lớp
đều được cải thiện. Những chứng bệnh cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi ở nhiều người
giảm rõ rệt. Những người bị huyết áp cao, tiểu đường, chỉ số cũng hạ dần và đi
vào ổn định, nhiều người đã bỏ không dùng thuốc hoặc giảm dần lượng thuốc
uống hàng ngày.
Đặc biệt, có học viên bị ung thư, tưởng chừng khó qua khỏi, nhưng với quyết
tâm đẩy lùi bệnh tật, họ đã kiên trì luyện thiền kết hợp với các biện pháp tập
luyện khác, căn bệnh của họ mang trong người hầu như đã bị loại trừ.
Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, quá trình tu tập để trở thành “Người giác ngộ” là một chặng đường rất dài, học viên phải phấn đấu vượt qua nhiều gian nan thử thách. Đức Thầy tổ đã từng răn dạy: "Công lực càng cao thì thử thách càng nhiều." Trong lớp có một số trường hợp mắc bệnh nặng, sau một thời gian tu tập, sức khỏe của những người đó được cải thiện rõ rệt, công lực của họ thu được rất cao, có người đã trở thành trụ cột của lớp, của CLB. Nhưng bỗng dưng họ đã gặp những trận ốm nặng, có người đi khám nhiều nơi mà không tìm được nguyên nhân. Thế nhưng những người đó đã không bỏ thiền, họ đã cố gắng thiền những khi có thể. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được sư hỗ trợ của thầy, của các đồng môn trong CLB, trong lớp, rồi họ cũng dần dần khỏe lại, sau một thời gian tu tập, công lực của họ lại trở lại bình thường.
Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy, quá trình tu tập để trở thành “Người giác ngộ” là một chặng đường rất dài, học viên phải phấn đấu vượt qua nhiều gian nan thử thách. Đức Thầy tổ đã từng răn dạy: "Công lực càng cao thì thử thách càng nhiều." Trong lớp có một số trường hợp mắc bệnh nặng, sau một thời gian tu tập, sức khỏe của những người đó được cải thiện rõ rệt, công lực của họ thu được rất cao, có người đã trở thành trụ cột của lớp, của CLB. Nhưng bỗng dưng họ đã gặp những trận ốm nặng, có người đi khám nhiều nơi mà không tìm được nguyên nhân. Thế nhưng những người đó đã không bỏ thiền, họ đã cố gắng thiền những khi có thể. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được sư hỗ trợ của thầy, của các đồng môn trong CLB, trong lớp, rồi họ cũng dần dần khỏe lại, sau một thời gian tu tập, công lực của họ lại trở lại bình thường.
4. Một số đóng góp của lớp với Câu lạc bộ.
Trong các phong trào chung của CLB, lớp sáng thứ 6 bao giờ cũng tham gia
hưởng ứng rất nhiệt tình. Cụ thể như tham gia các đợt đóng góp từ thiện hàng
năm của CLB, hầu hết các thành viên của lớp đều tham gia tùy vào khả năng
của mỗi người.
Một số học viên của lớp có nhiều bài viết đóng góp cho bản tin và trang Blog của CLB.
Đặc biệt là lớp đã cung cấp cho CLB một số thành viên để đào tạo thành giáo
viên giảng dạy thiền và quốc tế ngữ (8 người); lớp cũng có 3 thành viên tham gia
trong Ban Chủ nhiệm của CLB, 4 người là trưởng các tiểu ban: Nghiên cứu biên
soạn, in ấn tài liệu huấn luyện; Dã ngoại; Hỗ trợ chữa bệnh; Thông tin, từ thiện.
Có thể nói lớp sáng thứ 6 là một tập thể khá mạnh, đã có nhiều đóng góp, xây
dựng CLB phát triển bền vững. Tuy nhiên, với đặc điểm là lớp có tỉ lệ người cao
tuổi cao, nhiều người sức khỏe yếu, lại bận công việc gia đình nên việc tham gia
các các hoạt động bề nổi còn yếu. Gần đây, việc đóng góp bài cho tập san hầu
như rất ít, đó là những hạn chế cần khắc phục.
Tháng 10 năm 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.