(Bài giảng của Sư Ông
Hoà Thượng Thích Thanh Từ).
(Phần 2)
TU TRONG
CẢNH NGHÈO KHÓ
Chúng
ta nghèo tiền nghèo của chớ đâu có nghèo ý nghĩ, lời nói, hành động. Chuyển hóa
ý nghĩ xấu thành tốt, lời nói dữ thành hiền, hành động ác thành thiện là tu.
Việc này đâu đòi có tiền có của, nhàn rỗi mới làm được. Chính trong cuộc sống
vất vả nghèo nàn của chúng ta cần thiết phải có nó. Như có người nghèo khó vất
vả mà lòng tốt, lời nói hiền hòa, hành động lương thiện, khiến mọi người thương
mến giúp đỡ, nhờ đó mọi khó khăn giảm bớt đi. Ngược lại, nếu ở trong cảnh khó
khăn mà ý ngang ngạnh, lời nói hung dữ, hành động bạo ngược, khiến ai nghe thấy
cũng ghét cũng lánh xa, nhờ điều gì họ cũng không giúp, thì khó khăn lại càng
khó khăn hơn. Hơn nữa, tâm hồn trong sáng, lời nói hiền hòa, hành động thanh
cao, dù chúng ta sống trong cảnh nghèo vẫn thấy êm đềm hạnh phúc. Chồng biết
nhường vợ, vợ biết kính chồng, con hiếu thuận cha mẹ, cha mẹ thương yêu con
cái, gọi là cuộc sống hạt muối cắn hai, thật là lý tưởng biết bao.
TU TRONG
CẢNH BỆNH HOẠN
Bình
thường người ta cho khi bệnh hoạn là chướng ngại tu hành, đây cũng là quan niệm
sai lầm về việc tu. Nếu thấy tụng kinh, tọa thiền mới là tu, khi bệnh hoạn tụng
kinh không nổi, tọa thiền không được, đó là chướng ngại tu. Song tu cốt ngăn
ngừa phiền não, chiến thắng vọng tưởng, dù có tụng kinh tọa thiền, không tụng
kinh tọa thiền đều tu được. Nếu có người bệnh nặng không đi đứng được, nằm một
chỗ, khi ấy nằm nhiếp tâm niệm Phật, niệm chí tử, chẳng buồn nghĩ đến ai, lo
việc gì, chỉ một bề niệm Phật thôi. Đây là tu đại tinh tấn theo pháp môn Tịnh
độ, đâu có chướng ngại gì. Hoặc có người bệnh, không niệm Phật mà thích quán
chiếu, liền quán thân này thấy nó là gốc khổ đau, là tướng vô thường, là hiện
tượng nhớp nhúa, là không có chủ, nương thân bệnh quán chiếu tường tận như vậy,
thấy được tướng thật của thân, đây là pháp trí tuệ sẽ gần với Niết-bàn, là tu
thiền. Khổ nỗi, người Phật tử bình thường tinh tấn tu hành, gặp lúc bệnh hoạn
lại thối chuyển, sanh phiền não với con cháu, đây là việc đáng tiếc. Khi mạnh
chúng ta tu, để khi yếu bệnh có đủ đạo lực tiếp tục, vì lúc này là lúc gần với
tử thần, là phút chiến đấu cuối cùng, nếu ngang đây mà dừng, mà hướng đi chiều
khác, thật là một việc hoài công vô ích. Bởi vậy nên, Phật tử chúng ta phải thấy
khi bệnh là cơ hội tốt, dồn hết tâm lực vào sự tu, chuyên tâm không lơi niệm,
được vậy là gần với Phật, gần Niết-bàn, mới mong thoát khỏi khổ luân hồi muôn
kiếp.
TU TRONG
CẢNH TẠI GIA
Có
một số Phật tử nghĩ rằng, ở tại gia phiền rộn khó tu, được xuất gia rảnh rang
tu hành mới giải thoát. Quan niệm này cũng không đúng. Nếu thấy tại gia là
nhiều việc, vào chùa chắc gì ít việc? Người xưa nói: “Ca-sa vị trước hiềm đa
sự, trước dĩ ca-sa sự cánh đa.” (Ca-sa chưa mặc than nhiều việc, được mặc ca-sa
việc lại nhiều.) Câu này thật là chua chát đối với người tu. Đây quả là sợ ông
táo gặp ông lò, chạy ô mồ mắc ô mả. Chúng ta đâu không nghe quí thầy trụ trì
thường than: “Trụ trì làm dâu trăm họ.” Thế là ít việc hay nhiều việc, phiền
rộn hay rảnh rang. Yếu điểm tu hành là hiểu đạo, vững lòng tin. Đủ hai điểm
này, ở tại gia hay xuất gia đều tu được. Nếu không đủ hai điểm này, dù ở chùa
chưa chắc đã tu được. Chúng ta phải khéo linh động trong mọi hoàn cảnh, đừng
đòi hỏi phải cảnh thế ấy tu mới được. Sự đòi hỏi đó là cái cớ để chúng ta không
tu. Vì có những người không thể tạo được hoàn cảnh như ý. Có những Phật tử nam
cũng như nữ, con cái đầy đàn đầy đống mà cứ nằng nặc đòi xuất gia, quăng đại
cho người ở nhà làm sao thì làm. Nếu thỏa mãn nguyện vọng, vào chùa một lúc,
gặp khi gia đình thiếu thốn, con cái nheo nhóc, nóng lòng rồi gởi ca-sa cho
chùa trở về nhà. Đây là việc làm nông nổi.
….
Sao lại làm mất thì giờ đc chị? Em và những người yêu thích còn cảm ơn chị không hết. " nghe được một lời hay, tiết kiệm được 10 năm đọc sách"... Em không mất công tìm kiếm lại được đọc những bài cô đọng có ý nghĩa như thế này... em chỉ biết cảm ơn chị đã chia sẻ....
Trả lờiXóaMình cùng nhau chia sẻ, đăng bài cho trang blog nhà thêm phong phú nha.
Xóaok chị
Trả lờiXóa