Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

THÁNG TÁM YÊU THƯƠNG

Đàm Kim Cúc
Lớp DSNL 12
Yêu quý tặng hai cô Tấm HƯƠNG - HẰNG
cùng toàn thể "các bạn" lớp DSNL 12 thân thương!
 Ảnh: Ca Phe Mot Minh
                                   Tháng tám thu về lá vàng rơi
                                   Sấm cuối hè còn động bầu trời
                                   Sen tàn cúc nở bên cửa sổ
                                   Gió cuốn bụi bay đỏ cành cây.

                                   Tháng tám trống trường vang đâu đây
                                   Khăn đỏ tung bay sáng đường sáng phố
                                   Một mái trường bao mái đầu nho nhỏ
                                   Mùa thu về gọi những ước mơ!

                                   Có một nơi chẳng tiếng trống bao giờ
                                   Vẫn rộn ràng bước chân tới lớp
                                   Lời cô giảng ngân nga như hát
                                   Học trò già háo hức nét thơ ngây.

                                   Tháng tám này tay lại trong tay
                                   Một năm rồi nhớ ngày quen biết nhỉ?
                                   Một năm thôi đã hóa thành tri kỷ
                                   Chia sẻ nỗi buồn, hạnh phúc bỗng nhân đôi.

                                   Mùa thu rồi hương sữa lại đầy vơi
                                   Mang yêu thương ngập tràn căn gác nhỏ
                                   Cô giáo trẻ với trái tim rộng mở
                                   Yêu em nhiều cô Tấm nhỏ của tôi!

                                   Bên hiên nhà chiếc lá khẽ khàng rơi
                                   Chớm thu sang rải sắc vàng muôn lối
                                   Theo bước ai chân ngập ngừng bối rối
                                   Kìa mùa thu về gọi những thương yêu!
Tháng 8 - 2014

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

EM MUỐN THIỀN KHÔNG

Nguyễn Văn Ngọ
Lớp DSNL 14
 Ảnh đợt thiền dã ngoại 22-24/8/2014 tại Suối Hai
Tên em nghe đã lâu rồi,
Hôm nay mới gặp khiến tôi ngỡ ngàng.
Suối Hai là tên của nàng,
Đã vào câu hát vang vang trên đài.

Chàng trai Cầu Rẽ miệt mài,
Theo nàng đi suốt chiều dài câu ca.
Hà Tây, quê lụa mượt mà,
Ba Vì sữa trắng, Sông Đà điện giăng.

Lụa vàng em dệt thành khăn,
Em may thành áo, thành chăn, thành mền.
Hàng em đi khắp mọi miền,
Năm châu, bốn biển lụa vàng Hà Đông.

Đan Phượng ợi còn nhớ không,
Lúa vàng thẳng tắp phi công bàng hoàng,
Như bay trên thảm lụa vàng,
Đồng quê bát ngát xóm làng Hà Tây.

Suối Hai cảnh đẹp ngất ngay,
Tu thiền nơi ấy tràn đầy dưỡng sinh.
Suối Hai, em muốn thiền không?
Ngồi đây vô thức cùng anh luyện thiền.
Suối Hai, đêm 22-8-2014

VẬN ĐỘNG GIẢI TỎA MỆT MỎI TRÌ TRỆ

 Nguyễn Văn Chuyền
Nguyên tắc chung:
- Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng.
- Chậm rãi từ tốn, đều đặn

1. Quay cổ
- Hít vào từ từ quay cổ sang trái 5 lần
- Thở ra từ từ quay cổ sang phải 5 lần
2. Cúi đầu
- Gập cằm vào ngực đồng thời từ từ thở ra.
- Ngửa cổ ra sau từ từ hít vào. Từ từ thở ra gập cằm vào ngực 5 lần.
3. Quay đầu
- Cúi cằm vào ngực.
- Từ từ xoay đầu sang trái đồng thời ngẩng lên, hít vào, từ từ ngửa ra sau, tiếp tục xoay đầu sang phải đồng thời cúi xuống thở ra, cằm sát ngực. Làm 5 vòng.
- Từ từ xoay đầu sang phải đồng thời ngẩng lên, hít vào, từ từ ngửa đầu rấu (?), tiếp tục xoay đầu sang trái đồng thời cúi xuống thở ra, cằm sát ngực. Làm 5 vòng.
4. Quân bình âm dương
Đặt hai mu bàn tay vào nhau, để xuôi trước bụng, từ từ hít vào đồng thời vươn tay lên đầu càng cao càng tốt cảm giác như ôm cả trời đất vào mình. Nín thở từ từ hạ tay xuống (hai tay song song, lòng bàn tay ngửa đưa về phía trước) đến ngang vai thì thở ra như quả bóng xì hơi, hạ tay xuống cho đến tư thế ban đầu thí thở ra hết. (đây là động tác xả stress tốt nhất chống căng thẳng, mệt mỏi)
5. Quay bả vai
Tay phải nắm lấy bờ vai trái, tay trái duỗi thẳng, bàn tay nắm lại, từ từ hít vào và từ từ xòe tay ra cho đến khi cánh tay giơ lên điểm cao nhất thì xòe hết, quay ngược ra sau thì từ từ thở ra thở ra đến đâu thì nắm tay lại đến đó cho đến khi về vị trí ban đầu thì đã thở ra hết và tay đã nắm chặt. Làm 5 vòng. Tương tự trên, làm ngược lại 5 vòng.
Đổi tay, lấy tay trái nắm lấy vai phải, làm tương tự.
Làm lại động tác 4 Quân Bình Âm Dương
6. Kéo lưng cổ
Co 2 tay lên vòng ra phía sau, đồng thời hít vào, ôm chặt lấy vùng lưng dưới gáy. Kéo mạnh lên phía trên và bẻ về phía trước, từ từ thở ra. Hít vào đưa hai tay lên cao nín hơi, hạ hai tay về phía trước (ngửa bàn tay) xuống đến ngang vai thì thở ra. Làm 3 lần.
Làm lại động tác 4 Quân Bình Âm Dương.
7. Dang tay, quay ngang 
Dang hai tay ngang vai, từ từ quay vặn người sang trái và hít vào, từ từ quay sang phải và thở ra. Cứ thế làm 5 lần. Tiếp theo làm ngược lại: quay sang phải hít vào, sang trái thở ra. lưu ý khi quay hai tay luôn thẳng hàng, chỉ vặn phần lưng không vặn chân.
Làm lại động tác 4 Quân Bình Âm Dương

Phạm vi ứng dụng: ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thoái hóa CSC, bài tập này rất hợp với những người làm việc văn phòng, làm việc với máy tinh, đặc biệt hỗ trợ cho những người HA cao (làm giảm áp khi HA có xu hướng tăng). 
Nguyễn Văn Chuyền - Biên khảo

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

ĐÊM KHÔNG NGỦ

Nguyễn Văn Ngọ
Lớp DSNL 14
Suối Hai - sau cơn mưa chiều (Ảnh: Nguyễn Văn Chuyền)
Đoàn Thiền về đến Suối Hai,
Xếp phòng để nghỉ sớm mai tập thiền,
Phòng tôi ngủ có hai người,
Đều cùng tuổi Ngọ một thời với nhau,
Bạn tôi ngủ rất là sâu,
Khò khò kéo gỗ về đâu phì phò?
Còn tôi nằm rét co ro,
Thiếu chăn nên phải quấn vo cái màn.
Mong sao, vài phút mơ màng,
Để được tâm sự với nàng Suối Hai.
Thức lâu, mới biết đêm dài,
Dế kêu rên rỉ làm ai não lòng.
Mình tôi thao thức trong phòng,
Viết được vài dòng, mệt quá lại thôi.
Ra hiên, hết đứng lại ngồi,
Đi đi, lại lại, ngắm trời Suối Hai.
Mong thầm, nhanh đến sớm mai,
Ngồi thiền, ta lại dẻo dai như thường.
Suối Hai, đêm 22-8-2014

NHỚ VỀ CỬA BIỂN

Bài hát "Nhớ về cửa biển" - Nhạc và lời: Nhạc sĩ Huy Du - do Tốp ca nam đội văn nghê CLB DSNL Esperanto HN trình bày trong Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập tại Hội trường Trường Đại học Công đoàn HN ngày 10/8/2014.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

THÔNG BÁO

Ban Chủ nhiệm CLB DSNL thông báo. 

1. Từ tháng 9, giờ học của các lớp DSNL học vào buổi sáng bắt đầu từ 8h.
2. Các lớp nghỉ sinh hoạt vào các ngày lễ lớn theo chế độ nghỉ lễ của nhà nước.
3. Mời giáo viên phụ trách các lớp và các trưởng tiểu ban gặp cô Huệ để nhận kỷ yếu và thơ.
4. Các lớp có nhu cầu in thêm kỷ yếu và thơ, đăng ký trực tiếp với cô Huệ.
Đề nghị giáo viên phụ trách và ban cán sự các lớp lưu ý nhắc hội viên - học viên trong lớp về giờ giấc và lịch học để mọi người chủ động trong việc bố trí các công việc cá nhân
Ban Chủ nhiệm CLB DSNL

Bài phát biểu của chị Lê Thị Thanh Lệ tại Lễ Kỷ niệm

Kính thưa: Các quý vị đại biểu
Thưa toàn thể hội nghị

Trong cuộc đời hữu hạn của chúng ta ai có thể biết được lúc nào rời bỏ, cũng như không thể biết mình từ bỏ thân vì bệnh gì. Ở địa cầu này, kể cả Đức Phật Thích Ca lịch sử, một bậc thánh nhân cũng nhập Niết bàn vì căn bệnh ung thư dạ dày ở tuổi 80, người nhập diệt sau 2 ngày ăn phải một loại nấm độc do một nông dân Ấn Độ cúng dường. 

Vậy quy luật của cuộc sống nhân loại là sinh, lão, bệnh, tử để cả bậc thánh, bậc minh triết cũng phải tuân theo - là quy luật của muôn đời, là chân lý. 

Hôm nay chúng ta có mặt tại đây kỷ niệm 10 năm ngày thành lập CLB - 10 năm chưa đủ dài., nhưng cũng là một nhịp, một cung của cuộc đời mà mỗi chúng ta phải phấn đấu bền bỉ, dẻo dai, một quyết tâm để có tâm hồn thảnh thơi mang màu sắc tâm linh.

Thiền Thu Lửa Tam Muội của Đức Thầy Tổ Dasira Narada, Thầy bậc Đại từ bi trong lịch sử đã vì chúng sinh tìm ra phương pháp chữa bệnh bằng năng lượng sinh học, không dùng thuốc. Được sinh hoạt ở CLB đã 7 năm tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm nhỏ cùng các bác đang ngày đêm say mê luyện tập đó là: 

1. Muốn luyện tập có hiệu quả cao phải hiểu và thực hành theo lý nhân quả - tin sâu nhân quả - chết không phải là hết để hàng ngày tu luyện có tâm hồn thảnh thơi, bình an, không nghĩ đến bệnh (không coi thường đau khổ, lạc quan tếu) - quả ngày mai là nhân của hôm nay. Có lòng tin tuyệt đối vào phương pháp luyện tập. Có đầu tư sẽ có kết quả - bệnh tật sẽ bị đẩy lùi khi chúng ta có niềm tin trí tuệ, có cơ sở khoa học của năng lượng sinh học đang vận hành trong cơ thể - khai thông kinh mạch để tự mình chữa lành bệnh.

2. Mỗi giờ ngồi thiền phải trở thành nguyện vọng, luôn chờ đợi để thực hành, tâm phải được buông xả tuyệt đối, không gượng ép, không gò bó, thoải mái, nhẹ nhàng, để quá trình thiền thu được năng lượng hiệu quả nhất, không độc thoại trong tâm, gạt bỏ hết tạp niệm, không quan trọng việc gì hết, không để vướng kẹt vào những rắc rối, để những giờ ngồi thiền là những giờ an lạc.

3. Phải thực hành đúng theo những gì được truyền đạt đúng pháp để đạt được mục đích là các luân xa phải hoạt động tốt - Kích thích các tuyến nội tiết hoạt động sản xuất hoóc môn - Hoóc môn này điều hành toàn bộ các chức năng của cơ quan nội tạng - Năng lượng vào cơ thể nhờ đó tạo cơ chế thanh lọc đào thải đưa ra khỏi cơ thể những trược khí - Lập lại quân bình âm dương cho cơ thể, làm cho nội tạng phục hồi được chức năng, cơ thể được khỏe mạnh - Hết bệnh. 

Muốn đạt được kết quả tốt phải thường xuyên luyện tập, tập đúng, tập đều, đạt yêu cầu với tinh thần quyết tâm cao, làm chủ thói quen để buông xả tốt, vượt qua những cảm xúc để đạt được trạng thái tâm không vô thức.

4. Thực hành luyện tập đúng phương pháp, kiên trì thường xuyên, nghiêm túc, chúng ta có thân thể khỏe mạnh không dùng thuốc - Cảm giác hạnh phúc thường trực đạt được những bước tiến về tâm linh, trí tuệ sáng suốt hơn. Tâm và thân được rèn luyện - Tâm lực phát triển chuyển hóa chính mình - Trị bệnh cho mình và khi đủ duyên trị bệnh cho người khác. Tức là hóa giải được năng lượng để tiếp tục thu nhận nguồn năng lượng vô biên trong vũ trụ - Việc ứng dụng này rất cần thiết, giúp cho mình và người cũng được khai thông tốt kinh mạch. Đó là nhu cầu phát triển năng lượng tình thương. 

Đau đâu chữa đó - Chữa bệnh tại chỗ bằng năng lượng sinh học thật sự hiệu quả - Khi thực hành chúng ta có cảm nhận tâm linh giúp hóa giải nỗi đau rất tốt, xử lý từng trường hợp cụ thể thật linh hoạt.

5. Trong dưỡng sinh quan trọng nhất là có quan niệm sống đúng đắn dựa trên sự hiểu biết về trật tự vũ trụ và mối liên hệ giữa trật tự này và sự sống con người. Từ quan điểm này chúng ta có cách ăn uống sinh hoạt luyện tập hài hòa.

Nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể hàng ngày phải thực sự tạo cho cơ thể được cân bằng - Không thể ăn tùy thích và theo khẩu vị - Muốn có sức khỏe tốt thì nguồn năng lượng do ăn uống tạo thành phải đồng bộ với cơ thể - ví như luyện tập có cơ thể khỏe như xe đạp có khung tốt mà 2 lốp hỏng thì cũng vô ích.

Bệnh tật mang đến từ ăn uống và lối sống sinh hoạt hiện nay có ảnh hưởng rất lớn: môi trường ô nhiễm, con người lạm dụng hóa chất trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, vật dụng hàng ngày v.v... làm hủy hoại môi trường sống. Các hình thức mê tín, đồng cốt, bùa chú, v.v... làm cho con người sống trong bất an, giải pháp tốt nhất là luyện tập thiền dưỡng sinh và ăn uống hợp lý cân bằng âm dương - giải quyết cho tâm thân đều được khỏe mạnh. Đức Phật Thích Ca Cũng đã lâm bệnh vì 6 năm tu khổ hạnh ép xác, ăn uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt không phù hợp. Đến khi Người nhận ra sai lầm nhờ thiền định - giác ngộ - giải thoát. 

Chúng ta, những người phàm tục, việc ứng dụng những phương pháp dưỡng sinh để cải thiện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, cũng cần có ứng dụng phù hợp những phương pháp và những điều dạy minh triết của các bậc tiền nhân.

Phương pháp Thực dưỡng - ăn uống quân bình âm dương rất phù hợp và tốt cho người thiền. Bệnh tật phát sinh do chúng ta mang nhiều thực phẩm âm vào cơ thể. Việc hạn chế, loại bỏ nó khi cần thiết giúp cho cơ thể bớt đi “trược khí” trong cơ thể.

Thiền Dưỡng Sinh - Lòng biết ơn - Ăn uống hợp lý giúp chúng ta có cơ thể khỏe mạnh, hạnh phúc, an lạc trong từng giờ.

Chúc tất cả các bác hạnh phúc, luyện tập đạt kết quả cao.
Xin cảm ơn. 
Lê Thị Thanh Lệ
* Xem clip chị Lệ phát biểu tại Lễ Kỷ niệm TẠI ĐÂY.  

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

NHÀ NGHỈ CÔNG ĐOÀN

Nguyễn Văn Ngọ
Lớp DSNL 14
Tặng Ban Giám Đốc và các anh chị nhân viên Nhà nghỉ Công Đoàn Suối Hai

 Bữa cơm ở Nhà nghỉ Công Đoàn Suối Hai
                                       Nhà nghỉ Công đoàn ở Suối Hai,
                                       Nấu nướng cơm canh rất là tài.
                                       Thỏ nướng, lợn Mường, thêm chả cá,
                                       Rau xanh xả láng cứ việc xài.

                                       Cơm dùng tùy thích như có thể,
                                       Đậu luộc, đậu rim, lạc rang ròn.
                                       Món giò Đà Điểu ngon, ngon quá.
                                       Tôi muốn mua về, liệu có còn.

                                       Nước vối thơm, lành, tha hồ uống,
                                       Rửa tay, khăn mặt, xà phòng thơm.
                                       Trong nhà, ngoài sân, luôn sạch sẽ,
                                       Hội trường rộng rãi thỏa sức thiền.

                                       Nhân viên tận tình, luôn vui vẻ,
                                       Lo ăn, lo ở như người nhà.
                                       Công đoàn nhà nghỉ thân yêu quá,
                                       Hẹn gặp lần sau vẫn mặn mà.
Suối Hai, 23-8-2014

Nhật ký Suối Hai

Trần Thị Hồng
Trưởng ban Dã ngoại


Xem lại bộ ảnh do anh Trần Văn Nghĩa chụp TẠI ĐÂY. 

16/8 -  Đã nhiều lần đi Suối Hai, vậy sao lần này cứ thấy bồn chồn lo lắng? Liên tục điện thoại với S2 và chuẩn bị tinh thần, nếu đông quá sẽ san bớt đi địa điểm khác.
Số đăng ký đi tăng dần, 120 người, chưa báo cho S2, sáng mai lại đi sớm cùng lớp Esperanto lên Tam Đảo, lo nên khó ngủ.

18/8 - Các lớp vẫn tiếp tục đăng ký, con số đã lên tới 151 người. Điện lên S2 cho Tường, Phó Giám đốc, "Em ơi, chắc phải tách đoàn thôi, đông quá rồi, 151 người cơ." Đặt điện thoại xuống chuẩn bị phương án tách đoàn thì S2 (Suối Hai) gọi "Chị ơi, em và Vương trao đổi với nhau rồi, Vương nói: "CLB yêu quý S2 thế, vậy S2 phải tìm cách đón đoàn, đừng để phải tách đoàn."
Báo cho Hương biết và chuẩn bị mọi phương án để đưa hết tới S2.

S2 có 33 phòng cho 85 khách, mỗi phòng giá 300.000đ, tùy yêu cầu của khách, có thể ở phòng 2 hoặc 3. S2 vẫn đón CLB như đón người thân "CLB từ thiện nên S2 muốn đóng góp theo tinh thần từ thiện", Phó giám đốc Tường nói.
Ở phải 5 người một phòng mới đủ tiền phòng. Có 14 phòng 3 giường 1m2, 10 phòng 2 giường 1m2, 7 phòng 2 giường 1 đôi và 1 đơn, 2 phòng 1 giường đôi. Đoàn ở đông nhất là 5 người một phòng 3 giường 1m2, các phòng còn lại ở 3,4,2, vậy thì S2 đã bớt khá nhiều tiền phòng cho đoàn rồi.
Ăn 115.000đ hai bữa chính và một bữa sáng, chưa có nơi nào ăn ngon, đầy đặn và lại nhiều món, lại còn được đổi món mỗi bữa như S2.
Lần này đông nhất, S2 phải thuê thêm phòng cho đoàn, mỗi phòng thuê thêm ở 4 người S2 phải bù 60.000đ.
Mình thực sự áy náy, nếu để S2 phải bù nhiều quá. Mỗi lần đến với S2 mình đều cảm nhận được tình cảm nồng ấm mà S2 dành cho đoàn, từ lãnh đạo đến anh chị em phục vụ.
Vậy mà trong đoàn còn có người không hiểu, muốn ở rộng một mình một giường. Với 175.000đ cả ăn và ở, liệu có thể tìm được nơi nào hơn S2? Và còn tình cảm con người nữa, liệu có nơi nào ấm áp hơn S2?

22/8 - 13h ra chỗ tập trung, tới nơi đã có hơn chục người. Xe đến, các lớp lên, dự tính mỗi xe phải ngồi thêm 5-6 người, điểm danh, còn 140 người đi, 4 người đi xe nhà, còn 136 người chia cho 3 xe dư 1 người, tốt rồi!
Xe chạy, điện báo lên S2 "Em ơi, tổng số là 140 người em nhé."
Tới S2, cả giám đốc và phó giám đốc ra đón đoàn, lần này Hương làm trưởng đoàn, có Hằng phụ giúp. Hai chị em sinh đôi cứ thoăn thoắt chạy chỗ nọ chỗ kia lo sắp xếp cho đoàn. Có Hương Hằng cô Hồng nhàn quá!
Ăn cơm chiều xong, 20h lên hội trường nghe phổ biến chương trình sau đó thiền ca đầu tiên.

23/8 - 5h đoàn thiền bên hồ S2, chắc Thầy chụp được nhiều ảnh hay, mỗi người một vẻ, người quấn khăn, người đội mũ, mình choàng cả áo chống nằng lên đầu che sương và cho đỡ gió. Ca thiền thứ hai ngoài sân, chiều nắng nên thiền ở hội trường.

Vẫn như mọi lần, ngày thứ 2, sau ca thiền thứ 2 là đo năng lượng và độ mở của luân xa. Thầy đo năng lượng cho các lớp mới, Hoàng Vân đo độ mở luân xa cho các lớp học trước, Hoàng Vân làm việc hết công suất, trở về phòng áo ướt đẫm mồ hôi thì tới bữa trưa. Thầy gọi "Xuống ăn cơm ngay có khách chờ", thì ra giám đốc Vương đem rượu tới mời, tửu lượng khá thật, chắc được rèn luyện nhiều vì luôn phải mời khách. Chủ và khách như người một nhà, thật là tình cảm.
Tối giao lưu, không thiền, thế là bữa cơm chiều lại cụng ly, Hoàng Vân cụng ly với tất cả anh em.

20h lên hội trường, các tốp ca trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập CLB lại được trình diễn: tốp ca nữ lớp DSNL13, tốp ca nam, 5 học viên lớp Esperanto hát bài "Vera Amiko" - "Người bạn chân chính", đôi song ca Thanh Mai - Kim, các đơn ca nam Thạch, Thắng, song ca nữ, và đơn ca. Bác Ngọ, lớp DSNL 14, đọc 4 bài thơ về S2 thật hay, thật tình cảm, là lời cảm ơn tới S2.
Cảm động nhất là bài thơ "Chiêm nghiệm thiền" do chính tác giả đọc, hội trường như lắng lại khi nghe chia sẻ của Hương - CLB đã là ngôi nhà chung của mọi người!
Hằng lên diễn tấu vui. Hai chị em sinh đôi thật lắm tài.
Tối giao lưu trong các đợt dã ngoại bao giờ cũng vui, chẳng ai muốn về, 21h30 Thầy chủ nhiêm tuyên bố kết thúc, về nghỉ để mai dậy thiền sớm.

24/8 - Dậy sơm thiền, trời mưa không ra hồ được, tất cả lên hội trường.
Sau ca thiền thứ 2 là đo năng lượng, mọi người đều phấn khởi vì năng lượng của ai cũng tăng gấp 2 đến 3 lần. Cơm trưa xong, mọi người chuẩn bị quà về nhà. 13h thiền trước khi lên xe về Hà Nội. 14h trời đổ mưa, dường như trời cũng bịn rịn với người ở người về... Chào S2, hẹn lần sau nhé!
Tháng 8/2014

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

ĐỌC THƠ


                                     Những trang thơ tình cảm chan hòa
                                     Vui Thiền cho đời nở bừng hoa
                                     Vần thơ gửi gắm niềm hạnh phúc
                                     Thu "Lửa Tam Muội" khỏe trẻ, già.

                                     Cùng vui tu tập tháng ngày qua

                                     Đoàn kết, yêu thương, chung một nhà
                                     Nhớ ơn Thầy Cô truyền, giữ lửa
                                     Xây Câu Lạc Bộ mãi vươn xa.
                                                                           - Đặng Chúc - Lớp DSNL 13

VỀ SUỐI HAI

Trần Văn Ngọ 
Lớp DSNL 14 
                               
 Ảnh chụp trong đợt khảo sát Suối Hai
                                   Tên em ai khéo đặt: Suối Hai,
                                   Hai chị em song sinh, xinh quá.
                                   Chảy từ đâu về đây tụ lại,
                                   Làm nên hồ cũng gọi Suối Hai.

                                   Tôi gặp em buổi chiều hăm hai,
                                   Ở Suối Hai hai đêm không dài,
                                   Hai ngày thôi ngồi thiền hơi ngắn,
                                   Con đường tu luyện vẫn dài dài.

                                   Bình minh thức dậy sớm ban mai,
                                   Ngồi thiền dinh dưỡng cạnh Suối Hai.
                                   Cỏ cây hoa lá cười tủm tỉm,
                                   Khen các ông bà tập dẻo dai.

                                   Hai ngày thiền định ở Suối Hai,
                                   Ngắn ngủi ra về cứ tiếc hoài,
                                   Cơ duyên đã bén còn gặp lại,
                                   Tình nghĩa khắc sâu chẳng nhạt phai.
Suối Hai, 22/8/2014

Bài chia sẻ của Kiều Thị Thủy

Kiều Thị Thuỷ
Lớp DSNL 13
Trong không khí hoan hỉ của lễ kỷ niệm 10 năm thành lập CLB... Lời đầu tiên tôi xin kính chào các vị khách quý, thầy Chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo, các vị đồng môn trong ngôi nhà chung CLB DSNL!

Tôi tên là Kiều Thị Thuỷ, học viên lớp DSNL13.
Là một người trở về từ cõi chết khi bị tai nạn tại đường Kim Mã - Hà Nội năm 2007, mang trên đầu một vết sẹo dài, cùng với 15 cái đinh vít, 2 cái nẹp bao bọc quanh ổ khớp xương chậu trái và xương đầu đùi, tôi phải vĩnh viễn mang theo chúng suốt cả cuộc đời. Vết thương cứ nhức nhối hành hạ tôi mỗi khi trái gió trở trời. Hai năm sau, tôi lại phát hiện ra mình có bệnh tim và căn bệnh ngày càng phát triển khiến con tim của tôi đau đớn từng cơn. Vào bệnh viện được bác sĩ cho biết bệnh tim của tôi hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi khiến tôi kiệt sức và suy sụp tinh thần. Từng cơn đau tim xuất hiện với tần suất tăng dần cứ xoáy mãi, xoáy mãi làm cho tôi đau đớn. 

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

ALBUM LỄ KỶ NIỆM (5)

Giới thiệu với cả nhà bộ ảnh chụp trong Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập CLB DSNL do Vũ Bá Huấn chụp. Thu đăng ảnh cỡ lớn 61 bức ảnh với dung lượng 24 MB. Ảnh đã được Huấn biên tập trước khi gửi nên chất lượng ảnh nét và đẹp. Nếu có nhu cầu rửa ảnh, các bác bấm chuột vào chữ TẠI ĐÂY bên dưới sang trang ảnh chung của CLB, chọn ảnh ưng ý, download về máy tính.

Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Bài chia sẻ của bác Nguyễn Xuân Nguyên

Bác Nguyễn Xuân Nguyên (79 tuổi)
Lớp DSNL 1
If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism.” (Albert Einstein 1879-1955) (Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được nhu cầu của khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là PHẬT GIÁO.)
(Nguồn: cư sĩ Trần Ngọc Hằng – Tạp chí KHUÔNG VIỆT trang 78 số 25, tháng 1-2014)

MƯỜI NĂM THEO THÀY TỔ 
VỚI MỘT NIỀM TIN VÀ SỰ ĐAM MÊ
 “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ.” 
(Điều 10 trong 14 điều dạy của Đức Phật)
 I/ MỘT NIỀM TIN
- Người Nhật nói: “Cô hàng cá nào chẳng khen cá mình tươi.
- Người Việt nói: “Bà chớ vội khen con gái bà tốt, đến tháng một (tháng 11) thì bà biết con bà.”

Thực vậy! Với tôi, một người lính, thuở ở tuổi học đường phải “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Khi không cầm nổi súng trở về hậu phương làm dân thường, ngày ngày lo sinh kế mà có được nửa ngày mỗi tuần đi học Dưỡng sinh quả là hạnh phúc. Tôi tâm niệm lời của nhà văn Pháp Romain Rolland (1866 - 1944) “Biết giới hạn của hạnh phúc và yêu nó chính là hạnh phúc.”

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

HÀNH TRÌNH LỬA TAM MUỘI

Video clip giới thiệu 10 năm hình thành và phát triển CLB DSNL Esperanto Hà Nội. Clip được chiếu tại Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập CLB DSNL. 


Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

CHIA SẺ (6)

Anh Đoàn Mạnh Thắng, lớp trưởng lớp DSNL 11, chia sẻ trong Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập CLB DSNL tại Hội trường Trường Đại học Công đoàn HN ngày 10/8/2014.


Bài viết tổng kết đăng TẠI ĐÂY.

CHIA SẺ (7)

Chị Dương Thị Hảo, lớp DSNL 3, chia sẻ trong Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập CLB DSNL tại Hội trường Trường Đại học Công đoàn HN ngày 10/8/2014.


Bài viết của chị đăng TẠI ĐÂY.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Thơ mừng sinh nhật lớp

         Khai giảng ngày 18/08/2013, đến nay lớp DSNL13 đã tròn một năm tuổi. Những thành quả ban đầu đạt được rất phấn khởi, khả quan theo chiều hướng tích cực. Bệnh tật được đẩy lùi, thân, tâm an lạc, vui tươi, yêu đời và yêu cuộc sống.
        Đạt được những kết quả đó chứa đựng biết bao tình cảm chan chứa yêu thương vô điều kiện của thầy Chủ nhiệm, thầy Nghĩa, cô Hồng, cô Vân, thầy Kim, cô Hương, cô Bình... và trực tiếp là cô Hồng giáo viên chủ nhiệm lớp, ngày lại ngày không quản nắng mưa vất vả với chiếc xe đạp lọc cọc bám lớp để học viên được truyền tải tinh hoa của ngọn Lửa Tam Muội.
         Những bài thơ, bài văn viết về tình yêu thương, lòng biết ơn chân thành của học viên nhằm tôn vinh thành quả của CLB và các thầy cô giáo - những người nhóm lửa yêu thương liên tục ra đời. Trong số đó có cô học viên trẻ tuổi Đặng Thị Chúc với bài thơ " Sinh Nhật Lớp Mình ". Tình cảm của Chúc cũng là tình cảm chung của toàn thể học viên trong CLB gửi tới các thầy cô giáo của chúng ta. Mong rằng chúng ta sẽ đón nhận được nhiều bài viết đóng góp, xây dựng chuyên trang nhiều hơn nữa.

SINH NHẬT LỚP MÌNH 


Mừng Sinh nhật lớp 13
Một năm gắn bó, gần xa tụ về.
Chúc lớp năng lượng tràn trề
Tươi vui, mạnh khoẻ, mọi bề bình an!

Một năm tình cảm chứa chan
Thầy cô trao tặng vô vàn tình thương,
Luyện tập hướng dẫn tận tường
Ân cần, chu đáo, yêu thương dạt dào.

Truyền "Lửa Tam Muội" ấm sao
Cùng thu năng lượng lên cao mỗi ngày.
Học viên rèn luyện hăng say
Tu "Chân - Thiện - Nhẫn" còn đây lời Thầy.

Cùng nhau "Vượt Khó" hàng ngày
Tu thiền để được những ngày khoẻ vui.
Ơn Thầy cao lắm, Thầy ơi!
Vì giữ lửa, Thầy chẳng ngơi ngày nào.

Tình Cô với lớp nhiều sao!
Ngày mưa, ngày nắng biết bao ân tình.
Hôm nay Sinh nhật lớp mình
Con xin cảm tạ ân tình Thầy Cô!

Đặng Thị Chúc 
Lớp DSNL 13

NGẪM

Tri Thiên Mệnh

 Nguồn ảnh: Internet
“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. 
Sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ. 
Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. 
Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. 
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. 
Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. 
Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. 
Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”

“Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.”

“Ra đời hai tay trắng
Lìa đời trắng hai tay
Sao mãi nhặt cho đầy
Túi đời như mây bay.”

“Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.

“Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài.”

“Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân.”

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.”

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.”

“Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma