Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

MỘT LẦN BUÔNG XUỐNG LÀ MỘT LẦN LÊN!

Vì sao buông xuống lại được lên?

Vì buông đi một gánh nặng là chúng ta nhẹ bớt một phần.
Nếu buông nhiều chừng nào chúng ta càng nhẹ chừng nấy, cho nên càng buông thì càng lên.
Nếu chúng ta giành giựt tranh đua nhau mãi, chỉ là làm khổ cho nhau, chớ có lợi ích gì! Biết nhường nhịn nhau, biết trở lại tìm mình, và vượt ra ngoài thói tục, chúng ta sẽ buông xả những tranh đua giành giựt. Lúc ấy chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng siêu thoát. Là người biết tu, biết học đạo, chúng ta phải trở lại mình, thấy rõ mình, đó là điều hết sức thiết yếu.
Chúng ta rất bi quan khi nghĩ rằng thời mạt pháp người tu không bao giờ có chứng có đắc, còn thời chánh pháp tu hành mới mong đắc quả. Nhưng sau này khi học sử Phật giáo rồi, chúng tai mới thấy không hẳn luôn luôn như vậy. Thời chánh pháp, khi đức Phật còn tại thế, vẫn có nhiều Tỳ-kheo thối Bồ-đề tâm vì không quyết chí tu hành. Còn tuy là thời mạt pháp mà nếu chúng ta quyết tử trên đường tu, thì cũng có thể tiến được. Vì thế chánh pháp hay mạt pháp là cốt ở tâm mình, nếu mình quyết chí tu hành thì thời mạt pháp coi như là thời chánh pháp, còn nếu mình không quyết chí tu hành thì ngay trong thời chánh pháp coi như là mạt pháp. Vì vậy chúng ta không nên có mặc cảm là mình đang sanh thời mạt pháp rồi thả trôi cuộc đời tu hành, mỗi ngày hai thời khóa tụng gọi là gieo chút duyên lành với đạo! Chúng ta không nên bi quan như vậy mà phải nỗ lực tiến tu để có thể chuyển mạt pháp thành chánh pháp. Tinh thần của người tu là, dù sống trong thời buổi nào, chúng ta cũng phải cố gắng vươn lên, tu hành tinh tấn cho đến ngày công hạnh viên mãn. Như vậy, chúng tôi đã dẫn từ các kinh điển Nguyên thủy cho đến Đại thừa và Thiền tông, để quí vị thấy nơi mỗi người chúng ta đều có sẵn con người chân thật. Nếu chúng ta quyết chí tu hành thì sẽ thấy được điều đó không nghi ngờ.
(Sư ông Trúc Lâm)
Hoàng Vân sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.