Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Di chuyển vào tánh không

Anandamurti Gurumaa
         Tâm trí vận hành ở nhiều cấp độ khác nhau, tư tưởng bị cái trí thúc đẩy do những điều kiện nhất định nào đó.
         Chúng ta mong đợi phản ứng, đối đáp nhất định nào đó nơi người khác, từ hoàn cảnh, và khi nó không xảy ra theo dự tính, tâm trí ta sẽ bị xáo trộn. Những bức xúc của tâm trí trở thành xáo trộn lâu dài và sự xáo trộn này sinh ra một số tư tưởng khác nhau.
         Chúng ta quan tâm nhiều đến những hoạt động thật nhỏ nhoi, như loại quần áo mà chúng ta mặc, loại thời trang mà chúng ta theo, nơi mà chúng ta sẽ rong chơi, làm thành viên của một câu lạc bộ nào đó, và nhiều thứ khác nữa. Nhưng cái mà chúng ta không quan tâm đến là tâm trí của chúng ta hoạt động ra sao? Làm sao mà chỉ là một tư tưởng mà có thể mang lại đau đớn, thống khổ, ghen tuông, mất niềm tin, nghi ngờ, niềm vui? Chúng ta chẳng mảy may khó chịu về cái tâm trí bề bộn lung tung của mình nhưng chúng ta lại luôn chăm chút sao cho căn nhà của chúng ta thật sạch sẽ.

       Thật vô ích khi chỉ làm sạch bên ngoài, còn bên trong ta thì bị hư hỏng bởi vô số những vấn đề tiêu cực.
         Tâm trí của chúng ta không thể dừng lại. Nó đã tạo được thói quen bắt buộc phải suy nghĩ và chúng ta không biết làm thế nào để chấm dứt điều vô lý này.
         Tâm trí của chúng ta trải nghiệm cả niềm vui lẫn nỗi buồn... và tất cả những gì tâm trí ta có thể trải nghiệm thì không bao gồm thiền trong đó cả. Và việc giải thoát chúng ta ra khỏi sự nắm chặt của tâm trí gọi là thiền.
         Cho nên, chúng ta có nhu cầu kết nối với tự thân nội tại của mình và nhu cầu này thì lại chỉ có thể được đáp ứng qua thiền mà thôi.
         Nếu câu trả lời của bạn là thiền để giảm đi sự căng thẳng, để trải nghiệm niềm vui, giết thời gian, để biết chúa... đó là bạn hoàn toàn sai!
         Thiền là tiến vào bên trong sự trống rỗng, nơi căng thẳng không bao giờ có thể chạm vào bạn. Thiền cho ta khám phá không gian bên trong, nơi mà bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu của tâm trí và luân hồi sinh tử.
         Cái không gian bên trong ấy vẫn luôn tồn tại và chúng ta chỉ cần một phương pháp đúng đắn để đi vào đó, một khi bạn đã hiểu và trải nghiệm nó thì không có cái gì có thể mang bạn ra khỏi cái nơi không có thời gian ấy. Ở trong không gian này có nghĩa là đang ở trong một đại dương hỷ lạc.
         Thiền là một cách sống để ta sống nó. Bên trong chúng ta có một bể dự trữ năng lượng mênh mông, nằm yên chưa được sử dụng, chưa được khai thác. Một khi chúng ta kết chạm được tới nguồn năng lượng này, cuộc đời ta bắt đầu thay đổi từ chỉ là một người bình thường trở thành một đấng thiêng liêng. Thiền là trở nên hoà điệu với nguồn năng lượng nội tại của chúng ta vậy.
         Thiền là một phương thuốc giải độc cho nhiều loại bệnh mà tâm trí và cơ thể chúng ta phải trải qua trong cuộc đời đầy căng thẳng này. Sự chuyển hoá, xuất phát từ việc thực hành thiền thường xuyên, tuy xảy ra từ từ nhưng lại chắc chắn.
         Thiền không phải là một việc làm gì đó, mà lại là không phải làm gì hết. Thiền là trải nghiệm sự trống rỗng và thưởng thức nó.
         Để thiền chúng ta phải hiểu có hai yếu tố: Đánh giá sự phức tạp của tâm trí (tâm trí làm việc như thế nào) và trở nên quen thuộc với sự tỉnh thức. Một khi chúng ta biết tư tưởng được tạo ra như thế nào, những gì gây lên tư tưởng, các điều kiện khiến tâm trí dễ tạo ra các tư duy, và duy nhất khi chúng ta biết như vậy thì chúng ta mới có thể nhảy phóng qua khỏi cái mạng nhện của tư duy và trải nghiệm niềm phúc lạc miên viễn. Để hiểu được tất cả những điều này, chúng ta cần trau rồi và nuôi dưỡng sự chú tâm sự tỉnh táo, cảnh giác và có một cái nhìn cực kỳ vi tế... như Đức Phật đã nói: "Hãy làm bén nhọn thị kiến của mình như một xạ thủ bắn cung mài dũa mũi tên của anh ta".
         Thiền không chỉ ngồi trong thế hoa sen hay một cái gì đó hoặc chỉ đứng lộn ngược đầu hoặc tập theo một số hình thức Yoga nào đó. Thiền không liên quan ngay cả đến các bài tập thở khác nhau. Thiền bao gồm tất cả các thứ trên và còn nhiều hơn thế nữa. Thiền là xâm phạm tâm trí, là chứng kiến tâm trí với tất cả xảo quyệt vi tế của nó.
Sưu tầm Phạm Ngọc Thạch 
Lớp DSNL 12

3 nhận xét:

  1. Cảm ơn Phạm Ngọc Thạch đã chia sẻ. Tiếp tục phát huy nhé. :)

    Trả lờiXóa
  2. Định nghĩa về thiền, tất cả đều đúng. Và đơn giản hơn, THIỀN là bắt tâm mình chỉ làm một việc duy nhất mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài sưu tầm hay , Cám ơn người sưu tầm và mong sẽ được đọc những bài thú vi khác

      Xóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.