Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.
Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."
Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
DU XUÂN 2015
Bộ ảnh du xuân Tây Thiên năm 2015 từ máy Thầy.
Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.
Hôm nay đoàn CLB DSNL có chuyến du xuân đầu năm tại Tây Thiên. Một đoàn 4 chiếc xe 45 chỗ khởi hành lúc 7h10 và về đến HN lúc 16h45. Đoàn lễ Phật và thăm quan Bảo tháp Mandala. Sau ca thiền tại tầng 1 của bảo tháp, đoàn đi cáp treo lên đỉnh Tây Thiên lễ ở chùa Thượng và các đền. Một số học viên tranh thủ ngồi thiền thêm ca thứ 2 trên núi. Chuyến du xuân đầu năm thật vui và có nhiều kỷ niệm đẹp. Hy vọng đây sẽ là sự khởi đầu tốt đẹp cho một năm luyện tập đạt kết quả tốt của toàn thể hội viên - học viên CLB DSNL.
Bác Nguyễn Văn Ngọ, học viên lớp DSNL14, bận việc gia đình không tham gia chuyến du xuân cùng CLB. Bác gửi bài thơ góp vui cùng mọi người. Chân thành cảm ơn bác.
DU XUÂN
Du xuân Bảo Tháp Tây Thiên,
Lòng càng nhẹ nhõm được thiền nơi đây
Bạt ngàn hoa lá, cỏ cây,
Càng làm Bảo Tháp ngất ngây lòng người.
Bảo Tháp sừng sững giữa trời,
Nơi này năng lượng tuyệt vời làm sao.
Bao ngày mình vẫn ước ao,
Hôm nay đã được bước vào Bảo Thiên.
Đến đây chỉ muốn ngồi thiền,
Tâm hồn sảng khoái, ưu phiền tiêu tan.
Du xuân Bảo Tháp Tây Thiên,
Nơi này nên đến ngồi thiền nhiều hơn./.
Xuân 2015
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp DSNL 14
Nhãn:
Du xuân,
lớp DSNL 14,
Nguyễn Văn Ngọ,
slide,
thơ CLB
Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015
CHÚC MỪNG XUÂN MỚI - XUÂN ẤT MÙI - 2015
Phạm Mạnh Thường
Ất Mùi nay đã vào xuân
Chúc cho thân hữu muôn phần bình an
Chúc cho sức khỏe ngập tràn
Chúc cho hạnh phúc - an toàn mọi nơi.
Chúc cho tâm sáng vàng tươi
Về đây thắp nén tâm nhang dâng Người
Thầy Tổ để lại cho đời
Pháp tu Tam Muội người người an vui.
Bao nhiêu phiền muội đẩy lui
Ất Mùi xuân đến rạng ngời ánh dương
Con đường tu luyện xả buông
Cho tâm luôn sáng, cho thân rạng ngời.
Ơn Người, ơn cả đất trời
Cho ta đường lối tu nơi đất này
Để cho có một cơ may
Niết bàn sẽ đến, hăng say ta thiền.
Dù ai ở khắp mọi miền
Tìm về đại pháp vô biên của Người
Thân tâm sẽ được an vui
Con đường tu luyện sáng ngời niềm tin.
Chúc Câu lạc bộ Dưỡng sinh
Là nơi gửi gắm niềm tin cho đời
Yêu thương gắn bó mọi người
Để cùng sống ở đất trời của ta.
Mọi người vui sống chan hòa
Trong "Chân - Thiện - Nhẫn" đó là mục tiêu
Dù cho thử thách bao nhiêu
Quyết tâm ta vượt - là điều nhớ ghi.
Bề trên gia hộ độ trì
Đã đi là đến chẳng gì cản ngăn
Mọi người tích cực thiền chăm
Để thân khỏe mạnh, để tâm sáng ngời.
Mỗi xuân đến với cuộc đời
Cho hoa nở rộ giữa trời bao la
Chúc cho tất cả chúng ta
Luôn đủ sức khỏe - để ra ngũ hành./.
CLB DSNL
Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015
CHÚC MỪNG NĂM MỚI ẤT MÙI
Giáp Ngọ, ngựa hồng sắp đi qua,
Ất Mùi đang hướng đến mọi nhà.
Đất nước chuyển mình luôn đổi mới,
Toàn dân đoàn kết, sống chan hòa.
Tiễn đưa Giáp Ngọ, lòng lưu luyến,
Nghênh tiếp Ất Mùi dạ xốn xang.
Đất nước tưng bừng chào năm mới,
Lòng người háo hức đón xuân sang./.
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp DSNL14
Nhãn:
lớp DSNL 14,
Nguyễn Văn Ngọ,
thơ CLB
Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015
Phòng tránh ngã ở người cao tuổi
Ảnh chụp trong chuyến du xuân
cùng CLB năm 2009
|
Với người cao tuổi, việc bị ngã (té) là rất nguy hiểm. Ngoài việc xương khó liền, các biến chứng do nằm lâu gây loét, hoại tử rất cao. Bác Trần Thị Tỵ (sinh năm 1929), hội viên lâu năm của CLB bị ngã đã lâu, đến nay tuy bác đã đi lại được nhưng vẫn chưa thể leo lên gác để đến sinh hoạt cùng CLB. Thu chia sẻ cùng cả nhà bài viết của chị Nguyễn Thị Nhuần đăng trên FB. Chân thành cảm ơn chị. Hy vọng tất cả các hội viên - học viên chúng ta sẽ biết cách phòng chống cho mình và cho người nhà khỏi bị ngã.
KHI MẸ TÉ
Mẹ tôi té khi tôi đang sống ở Úc. Cô em dâu nói qua điện thoại: mẹ đau lắm chị ạ, cứ kêu suốt đêm.
Hồi đó tôi chưa đi học điều dưỡng. Tôi chỉ hiểu là mẹ bị đau, rất đau. Về thăm mẹ mấy tháng sau, tôi thấy mẹ có thể ngồi dậy được, người xanh xao và không đứng được. Mẹ tôi bị gãy cổ xương đùi. Điều kiện ở quê xa, chẳng mổ chắp được chỗ gãy, mẹ cũng đã ngoài 80. Tuy tôi mang về một cái xe lăn, mẹ cũng chỉ ngồi vào cho tôi đẩy ra thềm nhà một chút rồi lại kêu chóng mặt đòi vào.
Nhãn:
bài tham khảo
Vì sao đời tôi nhiều nỗi buồn và trắc trở?
Nguồn: Từ Đạo Tâm, thanhnientudo
Tháng Tư 9, 2014. (Tóm tắt)
Tôi đã tìm một người thầy đạo hạnh xin chỉ bảo:
- Vì sao những người lương
thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ…
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy nhiều nỗi khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại những điều ác tương ứng.
Tôi có cảm giác như bị xúc phạm, liền nói:
- Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
- Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
- Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt”… con thấy không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu… một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật là không công bằng! người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười rất nhân từ đôn hậu, từ tốn nói với tôi:
- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy. Nhưng, vì tâm con có lòng tham với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, con cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Nhiều người giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!
- Con tự cho mình là có văn hóa, hơn người, tự cho là giỏi , nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Người sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
- Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm. Sư phụ tiếp tục mỉm cười: Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói. Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, Con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng...
- Con đã nhận ra chưa? Con có hạnh phúc hay không, không phải dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn. Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui. Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên. Mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì. Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Nhãn:
Bài sưu tầm,
bài tham khảo
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác
I. Sức khỏe:
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.
II. Bí quyết trường thọ:
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
III. Phòng ngừa bệnh tật:
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thận
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
Nhãn:
bài tham khảo
Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015
TU NGHE
Hòa thượng Thích Thanh Từ |
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta giao tiếp với rất nhiều người, không phải ai cũng có cùng suy nghĩ, quan điểm với mình. Nếu không học cách lắng nghe và chia sẻ, chúng ta sẽ tự làm tổn thương mình và người khác, từ đó dẫn đến sự đổ vỡ trong các mối quan hệ.
Biết nói năng lễ độ, tôn trọng người đối thoại với mình, biết kiểm soát cơn nóng giận để không làm tổn thương người khác, biết khen kịp thời để khích lệ, biết chỉ ra cái sai đúng lúc, đúng chỗ, để giúp người khác nhận ra; đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác muốn nói gì, biết cách kiềm chế bản thân khi nghe những lời nói khó nghe, rồi chọn thời điểm thích hợp khi họ đã bình tâm để chia sẻ cho họ nhận ra phải trái là rất quan trọng. Tu nói đã khó, tu nghe còn khó hơn nhiều. Khi tu nói, chúng ta chỉ cần kiểm soát cái miệng của mình, còn khi tu nghe chúng ta không thể kiểm soát cái miệng của người khác. Bởi vậy chúng ta cần phải biết cái gì nên nghe, cái gì không, cái gì nên nói và đáng nói.
Biết nói năng lễ độ, tôn trọng người đối thoại với mình, biết kiểm soát cơn nóng giận để không làm tổn thương người khác, biết khen kịp thời để khích lệ, biết chỉ ra cái sai đúng lúc, đúng chỗ, để giúp người khác nhận ra; đồng thời biết lắng nghe và thấu hiểu người khác muốn nói gì, biết cách kiềm chế bản thân khi nghe những lời nói khó nghe, rồi chọn thời điểm thích hợp khi họ đã bình tâm để chia sẻ cho họ nhận ra phải trái là rất quan trọng. Tu nói đã khó, tu nghe còn khó hơn nhiều. Khi tu nói, chúng ta chỉ cần kiểm soát cái miệng của mình, còn khi tu nghe chúng ta không thể kiểm soát cái miệng của người khác. Bởi vậy chúng ta cần phải biết cái gì nên nghe, cái gì không, cái gì nên nói và đáng nói.
Nhãn:
bài tham khảo,
phật pháp
Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015
TÁO CÔNG
Nhà nào cũng có Táo Công,
Giữ cho lửa ấm đêm đông lạnh lùng.
Giữ cho tình nghĩa vợ chồng,
Bên nhau mãi mãi quyết không xa rời.
Trong bếp ba vị táo ngồi,
Nhìn nhau không chán, cả đời keo sơn.
Ngày xưa đun rạ, đun rơm,
Táo nặn bằng đất, đen hơn nhọ nồi.(1)
Nhãn:
lớp DSNL 14,
Nguyễn Văn Ngọ,
thơ CLB
Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015
ĐIểm Du xuân Ất Mùi của CLB
Năm nay CLB sẽ tổ chức du xuân vào ngày mùng 6 tết cho tất cả các hội viên - học viên. Địa điểm đến là Bảo tháp Mandala ở Tây Thiên.
Sáng nay, các bác ở lớp DSNL3 có mong muốn được xem clip quay cảnh bảo tháp. Khi Thu sang đến nơi, bác Hựu đang chia sẻ và sau đó là chị Lệ. Thu giữ lời hứa đăng lên Blog để cả nhà cùng xem.
Nhãn:
Du xuân,
Tây Thiên,
video clip
Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015
Bộ phim "Sự Thật Tâm Linh"
Cuộc hành trình trở về trong chính mình -
Sức mạnh của Thiền định
Trước đây trang CLB đã đăng video clip "Sự thật về linh hồn" (Spiritual Reality), một video dài gần 60 phút về Thiền Định do các vị thầy tại Ấn Độ nghiên cứu và chia sẻ các trải nghiệm của bản thân. Hiện người đăng clip đó đã cài lại chế độ "riêng tư" nên không xem được. Nay Thu chia sẻ bộ 10 clip của trang Thiền định Kim Tự Tháp. Trân trọng cảm ơn trang bạn đã chia sẻ.
Nhãn:
Sự Thật Tâm Linh,
tham khảo,
video clip
Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015
Bạn đã hiểu về thiền?
Bạn đã tham gia CLB DSNL được một thời gian, có thể mới vài tháng, có thể được 1 năm, cũng có thể lâu hơn. Bạn đã học được những bài thiền cơ bản. Liệu bạn đã thực sự hiểu về thiền? Hy vọng bài viết dưới đây mang lại thêm sự hiểu biết về thiền. Người viết bài thuộc môn thiền Vipassana (Thiền Minh Sát), tuy nhiên những gì được trình bày dưới đây rất hữu ích cho những người luyện tập thiền nói chung và môn Thiền Thu Lửa Tam Muội nói riêng.
QUAN ĐIỂM SAI LẦM VỀ THIỀN
Có rất nhiều những hiểu lầm về Thiền, tuy nhiên chúng tôi liệt kê ra đây 1 số hiểu lầm thông thường nhất:
1. Thiền chỉ là một phương pháp nghỉ ngơi?
Nghỉ ngơi, thư giãn là 1 phần của thiền tập, nhưng trong thiền quán Vipassana, chúng ta còn nhắm đến một mục tiêu khác cao thượng hơn vì nó hướng đến một mục tiêu khác: sự tỉnh giác. Sự tập trung và nghỉ ngơi chỉ là những yếu tố đi kèm theo sự tỉnh giác mà thôi. Thiền quán Vipassana nhắm đến một mục tiêu duy nhất là làm thanh tịnh và chuyển hóa cuộc sống hằng ngày của ta.
Nhãn:
bài tham khảo
Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015
MỪNG SINH NHẬT ĐẢNG 3-2
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp DSNL14
Từ ngày có Đảng ra đời,
Toàn dân đoàn kết, ngược xuôi một lòng.
Chống Pháp suốt chín năm dòng,
Gian nan chẳng ngại, hy sinh chẳng lùi.
Điện Biên toàn thắng vang trời,
Pháp đầu hàng, chịu thua người Việt Nam.
Nhưng rồi người Mĩ lại sang,
Ba mươi năm chiếm Miền Nam của mình,
Nhãn:
lớp DSNL 14,
Nguyễn Văn Ngọ,
thơ CLB
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)