Trang

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

CHUẨN BỊ CHO NGÀY 25/10

         Chiều nay Ban Chủ nhiệm CLB họp thông qua kế hoạch tổ chức Lễ Tưởng niệm Đức Thầy Tổ Dasira Narada và lễ Tổng kết hoạt động của CLB năm 2015. Thu sẽ gửi kế hoạch chi tiết tới giáo viên phụ trách và ban cán sự các lớp sau. 

         Có mấy nội dung cần làm ngay:
1. Hiện Thu mới nhận được báo cáo Tổng kết của lớp DSNL13 & 14. Đề nghị Ban cán sự các lớp DSNL6, 9, 11, 12, 15, 17, 18 khẩn trương chuyển báo cáo cho Thu để làm báo cáo tổng kết của toàn CLB. 
2. Đề nghị giáo viên phụ trách các lớp động viên học viên trong lớp chia sẻ kinh nghiệm và kết quả luyện thiền cũng như tu tâm tính. Hiện Thu mới nhận được chia sẻ của lớp DSNL6. 

         Xin được đặc biệt tuyên dương lớp DSNL6 do thầy Trần Văn Nghĩa phụ trách. Thu đã nhận được 22 bài chia sẻ của các bác: Cao Minh Châu, Đinh Xuân Sinh, Đỗ Thị Cúc, Hoàng Thị Nữ, Phạm Văn Vang, Lê Đình Ân, Lưu Thị Kim Bảng, Mai Anh, Nguyễn Thị Hòa, Tô Thị Lan, Nguyễn Thị Luyến, Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Tưởng, Nguyễn Thị Vì, Tô Thị Nội, Tôn Biểu Thành, Tống Minh Ngà, Trần Thị Ngà, Trần Thị Thịnh, Trần Văn Lộc và Võ Kim Quyên. 

         Để buổi lễ thành công tốt đẹp, rất mong sự đóng góp nhiệt tình của toàn thể hội viên - học viên CLB DSNL. 

SỨC MẠNH TÂM LINH

Lần này dã ngoại Côn Sơn,
Mình thấy sức khỏe khá hơn nhờ thiền,
Đã leo lên “Bàn Cờ Tiên”,(1)
Lại xuống “Yên Ngựa” ngồi thiền một ca.(2)


Thiền xong đang định về nhà,
Lúc ấy cũng sắp đến giờ ăn trưa.
Cả Thầy và trò say sưa,
Xuống đến mặt đất nhưng chưa muốn về.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Vài cảm nhận trong quá trình tu tập thiền

Cao Minh Châu
Lớp DSNL6
         Vợ chồng tôi có cơ duyên đến với CLB DSNL qua ông bà thông gia, cho đến nay đã tham gia tu tập thiền được 4 năm (1 năm ở Bùi Xương Trạch, 3 năm ở Trần Duy Hưng). Bốn năm so với đời người không phải là dài song so với tuổi xế chiều thật ý nghĩa bởi đối với người cao tuổi cái quan trọng nhất là sức khoẻ, sau tới gia đình, những người ruột thịt thân yêu, rồi đến nhu cầu giao lưu chia sẻ với bạn bè, giữa những người đồng cảnh… Đến với Thiền là được như vậy. Sức khoẻ được củng cố, tăng cường, tâm tính an lành hơn.

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TU THIỀN NĂM 2014 – 2015 CỦA LỚP DSNL 13

Chủ nhiệm lớp: Cô Hồng

1.Tình hình chung:

         Đầu năm sĩ số lớp là 48 học viên, trong quá trình luyện tập một số bác học viên vì nhiều lý do riêng như chưa thu xếp được thời gian đến lớp, một số bác đã xin chuyển sang lớp khác hoặc tạm thời xin nghỉ nên sĩ số của lớp hiện tại là 33 học viên. 
         Trong năm qua đã có sự thay đổi Ban cán sự của lớp. Lớp trưởng Trần Thị Minh Nguyệt và lớp phó Bùi Lan Hương đã xin chuyển lớp. Ban cán sự mới là: lớp trưởng Nguyễn Đình Tiến, hai lớp phó là: Đặng Thanh Chúc và Vũ Thị Tân.

- Những mặt đã đạt được:
         Trong quá trình luyện tập chăm chỉ tu thiền, nhiều bác đã đạt được nhiều kết quả rất tích cực, sức khỏe tốt lên rất nhiều và đẩy lùi được nhiều bệnh tật như chị Kiều Thủy (bệnh tim, di chứng sau tai nạn giao thông), bác Trần Kim Thành (nhiều bệnh mãn tính), bác Nguyễn Đình Tiến (tiểu đường), bác Lê Thị Ngọc Hường (bệnh tim) đã từng chia sẻ trước lớp về những kết quả tích cực mà mình đã đạt được nhờ có thiền.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Dã ngoại Côn Sơn

Bộ ảnh dã ngoại Côn Sơn ngày 12-13/9/2015 từ máy Thầy.
Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

HỌC THIỀN THU LỬA TAM MUỘI ĐỂ CHỮA BỆNH

Đinh Xuân Sinh
Lớp DSNL6

       Nhân dịp kỷ niệm ngày mất của Đức Thầy Tổ Dasira Narada, tôi xin trao đổi một số hiểu biết về học thiền Thu Lửa Tam Muội và kết quả thu được:

Về Thiền 
Thiền làm tăng dung lượng não "Tam vô lậu học giới, Định, Tuệ giữ giới thì định tâm, Tâm định trí, Tuệ phát sinh.” (Lời dạy của Phật 2000 năm trước đây.)
Thiền hạ sáng não đến tần số tốt nhất.
Thiền mang đến sự hiểu biết nhậy bén sâu sắc và trực giác phát triển.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

TU THIỀN ĐÃ GIÚP CUỘC SỐNG CỦA TÔI CÓ CHẤT LƯỢNG HƠN

Hoàng Thị Nữ
Lớp DSNL6 
         Là một cử nhân kinh tế, với hơn 30 năm làm công việc “Bán mặt cho giấy (giấy bút), bán lưng cho trần (trần nhà), với bao vất vả lo toan cho công việc xã hội và gia đình. Nhất là đã trải qua thời kì bao cấp đã làm hao tổn không biết bao nhiêu sức lực của những người phụ nữ như chúng tôi. Thời gian qua đi, cho đến khi được nhà nước cho nghỉ hưu (cách đây 10 năm) cũng là lúc tôi cảm thấy toàn thân thể mệt mỏi, sức lực giảm sút, đầu óc hay quên không còn được minh mẫn như trước. Điều đó đã khiến tôi phải suy nghĩ: cần phải có biện pháp gì để lấy lại được sức lực và có cuộc sống chất lượng.

Thông báo của Ban Văn nghệ

THÔNG BÁO CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ  CHO LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỨC THẦY TỔ DASIRA NARADA  VÀ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2015 CỦA CLB DSNL

Các giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như ban cán sự của các lớp thuộc CLB DSNL lưu ý: để chương trình văn nghệ được rôm rả và vui, đa dạng, các lớp hãy chuẩn bị tiết mục để tham gia biểu diễn. Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là biểu diễn rồi, mời các lớp thông báo tên tiết mục cho Hoàng Vân để Hoàng Vân chuẩn bị lên chương trình và thông báo với nhạc công.
Chủ nhật: 11/10/2015: duyệt các tiết mục đăng ký.
Chủ nhật: 18/10/2015: Ghép nhạc và chạy chương trình biểu diễn.
Vậy Hoàng Vân xin thông báo để các lớp biết và chuẩn bị. Mong rằng sẽ có một chương trình văn nghệ thật vui, hay, đông đảo diễn viên tham gia để mừng ngày tưởng nhớ Thầy Tổ.
Hoàng Vân thông báo.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

THÔNG BÁO V/V ĐỔI GIỜ HỌC

Bắt đầu từ tháng 10, các lớp DSNL thuộc CLB DSNL chuyển giờ học theo giờ mùa đông. Buổi sáng từ 8h đến 10h30, buổi chiều từ 14h đến 16h30. Đề nghị các hội viên - học viên lưu ý. 

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

HÃY LÀ NỤ CƯỜI

Thiền sư Thích Nhất Hạnh
         Ngày nào cũng thực tập quán niệm, giờ nào cũng thực tập quán niệm... Nói thì dễ nhưng thực hành cho được thường xuyên là chuyện không dễ... Vậy cho nên tôi đề nghị những người trong lớp thiền tập nên để dành một ngày trong tuần để khởi sự thực tập. Đã đành trên nguyên tắc ngày nào cũng là ngày của mình, giờ nào cũng là giờ của mình, nhưng trên thực tế mình hoàn toàn chưa thể nào chủ động được và mình có cảm tưởng gia đình, sở làm và xã hội chiếm mất hết thì giờ của mình. Vì vậy tôi đề nghị họ lấy một ngày trong tuần làm “ngày của mình”. Ngày này sẽ là bàn đạp tạo nên thói quen tốt đẹp của sự thực tập quán niệm.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

HẠT SỎI DƯỚI LÒNG CÁT MỊN

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

         Có người xem thiền tọa như một cực hình. Muốn cho thì giờ qua mau để nằm nghỉ. Trong trường hợp này, ta thấy "đương sự” chưa biết ngồi thiền. Biết ngồi thiền thì tự khắc tìm thảy sự khỏe khoắn và an lạc ngay trong tư thế ngồi. Tôi thường đề nghị những người này dung hình ảnh hạt sỏí rơi trong dòng sông để thực hiện sự an nghỉ trong thiền toạ.
        Thế nào là hạt sỏi rơi trong dòng sông. Hành giả ngồi xuống trong tư thế tiện nghi nhất, bán già hay kiết già, lưng thẳng. Miệng giữ nụ cười hàm tiếu. Hành giả thở chậm và sâu, theo dõi hơi thở, đồng nhất mình với hơi thở. Thế rồi hành giả tự dể mình buông thả hoàn toàn như một hạt sỏi trắng được thả xuống dòng sông trong vắt.
         Hạt sỏi thả xuống dòng sông không hề tự ý cử động, nó tự buông thả và rơi xuống từ từ trong dòng sông bằng con đường ngắn nhất và cuối cùng tìm tới đáy sông. Xuống tới đáy sông rồi là nó được chỗ an nghỉ, không còn rơi nữa. Hành giả tự thấy mìmh như một hạt sỏi, tự để rơi mình trong một dòng sông, buông thả hoàn toàn. Trọng tâm của hành giả là hơi thở. Thời gian buông thả để rơi, để tìm tới nơi an nghỉ trên cát mịn dưới đáy sông không cần thiết là dài bao lâu. Khi mà hành giả thấy mình ngồi an lạc, khỏe khoắn như một hạt sỏi trên cát mịn dưới đáy sông là khi ấy bắt đầu có sự nghỉ ngơi trọn vẹn. Hành giả không bị quá khứ níu kéo, không bị vị lai thâu hút. Hành giả biết rằng nếu mình không có khả năng thọ hưởng sự an lạc trong giờ phút thiền tọa hiện tại, thì tương lai cũng sẽ trôi qua những kẽ tay mình, và mình cũng sẽ không bao giờ thực sống khi tương lai biến thành hiện tại. An lạc là an lạc trong giờ thiền tọa đây. Nếu không tìm được an lạc lúc này thì sẽ không tìm dược an lạc ở bất cứ lúc nào khác. Đừng đuổi theo vị lai như người bị thu hồn chạy theo bùa phép. Dừng lại và tìm sự an lạc trong giờ phút hiện tại. Hành giả thấy rằng thời gian này là thời gian của mình, chỗ ngồi này là chỗ ngồi của mình. Chính trên chỗ ngồi này và trong giờ phút này mà mình có thể thành Phật chứ không phải ở dưới một cây Bồ Đề nào trong 1 kiếp vị lai nào xa xôi. Thiền tập như thế trong vài ba tháng thì hành giả bắt đầu biết thế nào là Thiền Duyệt. Thiền Duyệt là sự an vui tìm thấy trong Thiền Tọa.
(Trích từ tác phẩm "Phép lạ của sự tỉnh thức")

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Ảnh dã ngoại Côn Sơn

Chị Hoàng Vân mới chuyển cho Thu thêm 1 số bức ảnh từ máy của chị. Trông mọi người vui quá, thu được nhiều năng lượng nên ai nấy mặt mũi sáng choang. Cảm ơn chị về bộ ảnh đẹp.


Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.
Lấy ảnh nguyên size TẠI ĐÂY.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Chuyện đi thiền


Ảnh: Thầy CN, anh Chuyền, chị Hoàng Vân và Vũ Bá Huấn
Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.


GHI CHÉP CỦA CHỊ HOÀNG VÂN

Lạ lắm nhé.
Chiều chủ nhật (mùng 1 tháng 8 âm lịch), thời tiết chuyển đẹp, không mưa, tốp leo núi hụt ban sáng quyết định thiền núi bù.
Lo.
Qua bãi xe, thấy nhiều ô tô to, ô tô nhỏ, người thì đông nghìn nghịt. Vừa chủ nhật, vừa mùng Một, người đi tham quan, người đi lễ...
Qua sân chùa Côn Sơn, người đâu mà đông thế. Đi tiếp đến đền cụ Nguyễn Trãi, cũng đông người lắm, loa công cộng thì vặn to hết cỡ các bài chèo, chầu văn.... Cả tốp (hơn 30 học viên) leo tiếp lên đền cụ Trần Nguyên Đán, người thì không đông như ở nơi khác, nhưng vẫn tiếng loa đó, nào thì văn giá ông Hoàng Bảy, nào văn giá cô Chín... Thiền sao đây? Ồn ã thế này. Cả tốp dừng chân ở sân đền một lúc để chờ nhau, dồn quân và lễ Cụ. Các giáo viên quyết định leo tiếp lên nền nhà cụ Nguyễn Trãi và sẽ thiền trên đó. Học viên cũ thì không ngại vì đã biết chỗ đó rồi, chỉ còn thêm vài bước chân nữa thôi, còn học viên mới thì hoang mang sau khi vừa leo một trận với các bậc thang dốc ngược, ai cũng hỏi "còn xa nữa không cô?", vừa hỏi vừa thở và với cặp mắt đầy lo lắng.
Lạ ở chỗ này đây.
Chỉ đi tiếp cách đền vài bước chân thôi, mà tự nhiên không nghe thấy một âm thanh nào phát ra từ loa nữa. Không khí yên ả, mát lạnh, thinh không, vắng lặng, cảm thấy như được sắp xếp: đây là chỗ dành cho cả tốp thiền.
Lễ. Khấn Bề Trên, khấn xin Thổ thần thổ địa, Thầy tổ gia hộ cho được bình an thiền định.
Rồi thật khẩn trương sửa soạn chỗ ngồi, toạ thiền. Tiếng nhạc bài thiền vượt khó vang lên giữa rừng nghe thật thiêng liêng (Hoàng Vân quyết định bật nhạc hơi to một chút như báo cho xa gần biết chúng tôi đang ở đây). Không ai đi ngang qua chỗ này cả vì phía dưới có đường khác dành cho mọi người đi tiếp lên Ngũ nhạc linh từ rồi. Hơn nữa, Hoàng Vân - với bộ quần áo nâu ngồi thiền - án ngữ tại lối lên và thiền kiểu... mở mắt, trông coi. Ai đi gần tới nơi, nghe tiếng nhạc, thấy cảnh thiền cũng đều tự nhiên bước nhẹ, nói khẽ, có người còn chụp ảnh, quay phim.
Bình yên, tĩnh tại và có một niềm vui không hề nhỏ.
Hoan hỷ xuống núi ra về, kịp với thời gian đã hẹn với cả đoàn lên xe về Hà Nội.
Nếu không được lên núi thiền thì chuyến đi này xem ra thiêu thiếu đây.
Hoàng Vân ghi chép.

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

CHÙM THƠ BÁC NGỌ VỀ ĐỢT DÃ NGOẠI QUÝ 3

MẢNH ĐẤT VÀNG


Câu Lạc Bộ với Côn Sơn,
Bao năm tình nghĩa còn hơn ruột già.
Đường về tuy có hơi xa,
Nhưng không ngăn được tình ta yêu thiền.

Côn Sơn cảnh đẹp tự nhiên,
Thông reo vi vút, dịu hiền màu xanh.
Chim kêu thánh thót trên cành,
Không gian tĩnh lặng: nơi dành thiền tu.