Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

THIỀN LÀ LƯƠNG Y

(Bài chia sẻ nhân ngày giỗ Đức Thầy Tổ)
         Vợ chồng tôi có cơ duyên đến với thiền thông qua một người bạn ở lớp DSNL13. Nhờ bạn giới thiệu, vợ chồng tôi tham gia lớp DSNL14 và dự lễ khai giảng vào ngày 8-3-2014, thời gian tập thiền mới chỉ hơn một năm nhưng cũng đã đem lại cho chúng tôi nhiều điều bổ ích. Nhân ngày giỗ Đức Thầy Tổ DASIRA NARADA, tôi xin có đôi điều chia sẻ.
         Thầy Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ thường nói, muốn tập thiền có kết quả cần phải và luôn luôn phấn đấu làm bằng được 3 điều, đó là:
- Suy nghĩ tích cực
- Tin tưởng
- Kiên trì


         Chúng tôi luôn có ý thức phấn đấu theo lời khuyên của Thầy. Đến lớp đều đặn, bất đắc dĩ mới phải nghỉ. Hằng ngày đều duy trì luyện thiền, thời tiết xấu thì tập tại nhà, thời tiết tốt thì ra vườn hoa cùng bạn lớp 13 thiền theo nhóm. Thông thường sáng nào cũng vậy, chúng tôi thức dậy vào lúc 5 giờ 10 phút sáng, sau khi vệ sinh ít phút, chúng tôi ra vườn hoa tập thể dục và chờ các bạn thiền đến. Đúng 6 giờ chúng tôi ngồi thiền, tùy theo bài mà ngồi 60 hay 90 phút. Kết thúc ca thiền chúng tôi còn tập tiếp các động tác dưỡng sinh khác hoặc đi bộ xung quanh vườn hoa. Đi du lịch bất cứ đâu, trong nước hay ngoài nước, chúng tôi đều mang theo đài có các bài thiền để luyện thiền, khi thì tập ngay trong phòng nghỉ khách sạn, khi thì ra ngoài trời thùy theo cảnh quan thực tế nơi mình đến. Khi đến khám bệnh tại bệnh viện, thường phải đi rất sớm, trong khi chờ đợi tôi cũng tranh thủ thiền. Ngay cả trên ô tô đường dài tôi cũng thiền được. Về việc này, tôi đã có bài thơ “Ở đâu Thầy cũng trợ duyên” nghĩa là ở đâu cũng có thể thiền được nếu ta muốn. Trong thời gian thiền tại nhà, để buổi tập đạt kết quả cao nhất, chúng tôi thực hiện buông bỏ hoàn toàn, tách rời với thế giới xung quanh bằng cách tắt hết điện thoại bàn, di động, tắt cả chuông gọi ngoài cổng, nghĩa là không ai có thể liên lạc được với chúng tôi trong lúc thiền. Trong lời dẫn của Thầy Chủ nhiệm Câu lạc Bộ, nói: "năng lượng Lửa Tam Muội của vũ trụ bao la đang tuôn chảy vào cơ thể bạn, các luân xa đang quay mạnh và ngày càng quay mạnh lên, nhất là luân xa 6, luân xa 7 làm cho bạn cảm thấy đầu như bị đè nặng xuống…". Trong quá trình thiền, tôi đã có nhiều lần cảm nhận được điều này một cách kỳ diệu, ở lớp cũng có, ở vườn hoa cũng có, nhất là những nơi có năng lượng cao như mộ cụ Trưởng Cần ở Thanh Oai càng dễ thấy. Những lần như vậy tôi thấy y như có bàn tay Thầy đặt nhẹ lên đầu tôi và ấn xuống, rồi lại nâng lên, cảm giác rất rõ rệt và thích thú. Cảm giác đó có lần kéo dài tới khoảng 5-7 phút, khi cảm giác đó mất đi tôi rất tiếc và thầm nghĩ thử niệm cầu xin Đức Thầy Tổ xem sao, cũng có đôi lần tôi cầu nguyện, cảm giác ấy lại trở lại và tôi không quên thầm cảm ơn Đức Thầy Tổ. Cho đến nay, thiền đã thành thói quen, nếp sống hằng ngày của chúng tôi, không thể thiếu được. ngày nào vì lý do gì đó chưa thiền được thì tâm chưa an và phải thực hiện thiền bằng được. Nhà tôi thường tâm sự rằng nếu không may ốm đau không đến lớp thiền được thì tiếc lắm, cứ nghĩ đến lúc ấy thì buồn lắm.
         Thời gian luyện thiền so với các bậc đàn anh đàn chị chưa đáng là bao nên kết quả cũng mới cảm nhận bước đầu, xin bộc bạch đôi điều. Vợ tôi, bà Phạm Thị Lan, năm nay cũng ngoài 70 tuổi rồi. Bà ấy rất nhiều bệnh mạn tính như tiền đình, xoang, viêm phế quản, huyết áp cao, tim mạch, viêm gan vi rút… và thường rất hay ốm vặt nhất là khi thời tiết thay đổi, đi nắng cũng ốm, bị vài hạt mưa cũng ốm. Từ ngày tập thiền đến nay, bà ấy dẻo dai hơn nhiều, rất ít thấy ốm vặt, hầu như không phải uống thuốc cảm như trước đây; bệnh phế quản cũng giảm rất nhiều, không ho như trước nữa. Bệnh tiền đình ổn hơn, huyết áp cũng ít lên cao như trước, hiện nay thuốc huyết áp uống giảm ½ so với trước đây.
         Còn tôi, trước khi tập thiền cũng bị thoái hóa toàn bộ cột sống, kể cả đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, các đĩa đệm bị xẹp và khô, đi lại khó khăn, nhất là đi xe máy phải đeo đai lưng. Hai khớp gối cũng thoái hóa, viêm khớp phải đến bệnh viện Bạch Mai, hai lần hút dịch và tiêm thuốc vào đầu gối. Từ ngày tập thiền đến nay và kết hợp luyện tập thể dục dưỡng sinh, đầu gối trái đã hết sưng đau, bên phải hết sưng nhưng thỉnh thoảng vẫn đau. Trong lần dã ngoại Côn Sơn tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên trong một ngày, tôi leo lên được cả Bàn Cờ Tiên và có Thầy Thường động viên tôi còn lên được Ngũ Nhạc Linh Từ nữa. Tôi thấy thật là bất ngờ, nên tôi đã làm bài thơ “Sức mạnh tâm linh” đăng trên Blog của Câu Lạc Bộ.
         Một chuyến biến nữa chúng tôi nhận thấy chúng tôi đã có thay đổi nhiều về tâm tính, rõ rệt nhất là tính kiên nhẫn tăng cường, nhường nhịn lẫn nhau, ít nóng nảy hơn trước. Trong lúc thiền luôn chú ý “tu thân”. Cố gắng ngồi đúng tư thế và tĩnh lặng ở mức cao nhất có thể kể cả khi bị ruồi bâu, kiến đốt rất đau như châm điện nhưng vẫn kiên định không phản ứng xoa, gãi.
         Qua hơn một năm tập thiền chúng tôi thấy rằng thiền đã là một phần cuộc sống của chúng tôi và không thể xa rời. Để có sức khỏe tốt phải kết hợp thiền với rèn luyện thể dục thể thao theo sức của mình, kiên trì và đều đặn. Chú ý ăn uống theo khoa học dưỡng sinh, cố gắng quên bệnh tật và có ý thức giảm dần việc dùng thuốc tân dược. Nhân đây tôi xin mạo muội đề nghị Ban Chủ nhiệm nghiên cứu có tài liệu hoặc mời chuyên gia dinh dưỡng về dưỡng sinh đến CLB thuyết giảng cho mọi người tham khảo, làm theo, nhằm cùng với thiền, nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Xin có lời thơ kết thúc:
Từ ngày tập thiền dưỡng sinh,
Sức khỏe cải thiện, bệnh tình dần xa,
Suy nghĩ tích cực trong ta,
Kiên trì, tin tưởng, thiền là lương y./. 
Tháng 10-2014 
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp DSNL14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.