Chuyến đi từ thiện của đoàn CLB DSNL đến bản Tèn nơi có điểm trường Bản Tèn thuộc trường Tiểu học Văn Lăng 2, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, ngày 14/12/2015.
Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016
KẾ HOẠCH DU XUÂN
CLB tổ chức đi du xuân chùa Địch Lộng, chùa Viên Đình, và Chùa Đậu vào mùng 7 tết (14/2). Hội viên - học viên đăng ký với Ban cán sự lớp. Ban cán sự báo cho chị Hồng hạn cuối ngày 3/2. Tập trung lúc 6.15 tại bể bơi Thái Hà. Mọi người tự chuẩn bị bữa trưa.
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
TỔNG KẾT CUỐI NĂM
Cuối đông về với Suối Hai
Mưa phùn gió bấc đường dài rét sâu
Trang phục đông lắm sắc màu
Áo quần dày cộp trên đầu mũ khăn.
Háo hức theo bánh xe lăn
Niềm vui gặp gỡ bao lần vẹn nguyên
Tới nơi ổn định ngồi thiền
Thầy hô "năng lượng tiên thiên thu vào."
Ca thiền với chất lượng cao
Tràn đầy năng lượng người nào cũng tươi
Sau thiền rộn rã tiếng cười
Mục thơ ngâm họa nhiều người tham gia.
Chương trình tổng kết năm qua
Một năm sóng gió giúp ta trưởng thành
Yêu Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh
Vững tin gắn bó nghĩa tình keo sơn.
Thử thách càng thương nhau hơn
Tấm lòng nhân ái qúi hơn bạc vàng
Tổng kết năm đợi xuân sang
Xây Câu Lạc Bộ vững vàng tiến xa.
Buổi chiều bay bổng tiếng ca
Tiết mục văn nghệ cả nhà đều vui
Mặc cho gió rét ngoài trời
Hội trường ấm áp tình người tỏa lan.
“Thời trang” , tiếng hát, tiếng đàn
Lớp mười tám có một dàn siêu xinh
Người mẫu biểu diễn hết mình
“Quán tưởng sâu” thấy trong xinh hơn ngoài!
Mỗi lần đến với suối Hai
Yên lòng vui vẻ chẳng ai muốn về
Phải chăng nơi ấy miền quê
Tình người chan chứa theo về cùng ta?
Gặp nhau rồi lại chia xa
Lẽ đời vốn thế để mà nhớ thương
Xa nhau một chút vấn vương
Hẹn ngày gặp lại trên đường cùng tu.
Mưa phùn gió bấc đường dài rét sâu
Trang phục đông lắm sắc màu
Áo quần dày cộp trên đầu mũ khăn.
Háo hức theo bánh xe lăn
Niềm vui gặp gỡ bao lần vẹn nguyên
Tới nơi ổn định ngồi thiền
Thầy hô "năng lượng tiên thiên thu vào."
Ca thiền với chất lượng cao
Tràn đầy năng lượng người nào cũng tươi
Sau thiền rộn rã tiếng cười
Mục thơ ngâm họa nhiều người tham gia.
Chương trình tổng kết năm qua
Một năm sóng gió giúp ta trưởng thành
Yêu Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh
Vững tin gắn bó nghĩa tình keo sơn.
Thử thách càng thương nhau hơn
Tấm lòng nhân ái qúi hơn bạc vàng
Tổng kết năm đợi xuân sang
Xây Câu Lạc Bộ vững vàng tiến xa.
Buổi chiều bay bổng tiếng ca
Tiết mục văn nghệ cả nhà đều vui
Mặc cho gió rét ngoài trời
Hội trường ấm áp tình người tỏa lan.
“Thời trang” , tiếng hát, tiếng đàn
Lớp mười tám có một dàn siêu xinh
Người mẫu biểu diễn hết mình
“Quán tưởng sâu” thấy trong xinh hơn ngoài!
Mỗi lần đến với suối Hai
Yên lòng vui vẻ chẳng ai muốn về
Phải chăng nơi ấy miền quê
Tình người chan chứa theo về cùng ta?
Gặp nhau rồi lại chia xa
Lẽ đời vốn thế để mà nhớ thương
Xa nhau một chút vấn vương
Hẹn ngày gặp lại trên đường cùng tu.
Hà Nội 24-1-2016
BẠCH LIÊN
Học viên lớp DSNL 17
Nhãn:
Bạch Liên,
Nguyễn Thị Hiền,
thơ CLB
Nhật ký chiều thú 7
Trần Ngọc Tuyết
Lớp DSNL 11
Ngày 23 tháng 1 năm 2016
Trời rất lạnh! Cái rét ngọt ngào vô cùng đậm đà của những ngày cuối đông Ất Mùi. Ra đường trông ai cũng như đang khoác chăn bông để di chuyển. Tuy nhiên lạnh giá cũng không ngăn nổi ý chí và quyết tâm của Thày trò lớp DSNL 11 chúng tôi, mọi người đều có chung một tâm trạng “cuối tuần đến lớp cả tuần vui” và mong lắm thứ 7 ơi (!) để được cùng nhau thiền luyện.
Cả lớp đi học rất đúng giờ ngoại trừ một hai trường hợp đặc biệt. Hôm nay niềm vui đã dược nhân đôi vì Thầy chủ nhiệm CLB và một số các bạn thiền ở lớp khác đến tham dự buổi học cuối năm của lớp. Bàn ghế nhanh chóng được sắp xếp theo vòng tròn hữu nghị. Bánh kẹo, hoa quả, trà nóng và rượu vang đã làm cho không khí của lớp càng thêm ấm cúng. Thày Tiến “hạ lệnh”: Lớp thiền hôm nay không thiền mà chỉ “chơi” thôi …. Chúng tôi hát cho nhau nghe, chia sẻ và nói với nhau những điều còn đang “ấp ủ”, những điều còn chưa có thời gian giãi bày. Tuyệt vời nhất là chúng tôi được nghe Thày chủ nhiệm CLB nói chuyện và giải đáp thắc mắc các câu hỏi trong quá trình tập luyện. Thày nhấn mạnh “chìa khóa vàng” của con đường mà chúng ta đang đi đó chính là việc không ngừng “nâng cao tâm tính”. Bạn muốn mọi thứ thay đổi vì bạn nhưng bạn lại không chịu thay đổi, điều đó hoàn toàn ngược lại với quy luật tự nhiên… Ngoài ra Thày còn tâm sự về kế hoạch “ngôi nhà chung” mà Thày cùng các Thày cô đang trăn trở. Ước gì điều đó sớm trở thành hiện thực. Tôi tin vào sự đoàn kết và sức mạnh của cộng đồng sẽ giúp kế hoạch này nhanh chóng được triển khai đi đến thành công.
Sau phần giải đáp là phần trình diễn vô cùng đặc sắc của các nghệ sĩ “đã nổi”, “mới nổi” và nhất thời “chợt nổi”… khiến cả lớp vô cùng ngạc nhiên và phấn khích. Không khí nóng dần lên bởi các ca khúc trữ tình giọng Việt và các bài thơ tình cảm thiết tha. Giá lạnh dường như không còn lạnh nữa, thật đầm ấm biết bao. Lời ca tiếp nối lời ca, hình như vẫn còn rất nhiều các ca khúc chưa kịp thể hiện vì thời gian của buổi học đã kết thúc. Vậy nhé! để dịp sau thôi!
Ra về ai cũng vô cùng hân hoan vui vẻ nhưng ánh mắt vẫn chứa đựng những lưu luyến bịn rịn khi phải tạm chia tay “trường mầm non thân yêu”. Bye nhé! Chúng tớ chỉ tạm nghỉ thôi mà. Sau Tết Nguyên Tiêu, mỗi chiều thứ 7, đúng giờ là chúng tớ lại đến!
Hẹn gặp lại!
Chúc mọi người hai chữ: Bình An.
Thứ bẩy chiều cuối năm.
Nhãn:
chia sẻ,
Lớp DSNL 11,
tất niên
Tất niên tại Suối Hai
Hôm nay (24/1/2016), không quản mưa gió, trời rét đậm rét hại, gần 80 học viên - hội viên CLB DSNL lên đường đến Nhà nghỉ Công đoàn Suối Hai để liên hoan tất niên trước khi chia tay về nghỉ tết Bính Thân. Sau ca thiền hơn 1h im phăng phắc là phần đọc thơ, ngâm thơ, họa thơ, đối thơ được dẫn bởi cặp cô giáo sinh đôi trẻ trung, duyên dáng, thông minh. Cả hội trường được thưởng thức thơ của chị Hiền (tự Bạch Liên), bác Cải, bác Toàn, bác Hệ, bác Đắc, giọng ngâm mượt mà của bác Hà, bài thơ trào phúng do anh Thạch sưu tầm, các cặp đối thơ tài tình của chị Hiền - Hằng - Hương, thơ đố của chị Hoàng Vân. Các bài thơ nối thơ, câu đối câu mang lại sự vui vẻ, hào hứng cho cả khán phòng. Sau phần chia sẻ và chúc tết cảu Thầy Chủ nhiệm đến phần tặng hoa tri ân các thầy cô và cán sự tất cả các lớp đã nỗ lực trong suốt năm 2015.
Bữa trưa thật ngon với những thực phẩm tươi, sạch được chế biến khéo léo, vừa miệng, một chút rượu men say đủ để làm hồng những đôi má và long lanh những ánh mắt, nụ cười.
Buổi chiều, bên ngoài gió vẫn thổi, mưa vẫn rơi, nhiệt độ quanh quẩn 6-7 độ C nhưng trong hội trường ấm áp, rộn vang những tiếng hát, nụ cười. Giọng ca của các ca sĩ Hồng Nhung, chị Mai Phương, anh Tài, anh Kim, chị Hoàng Vân, em Loan, anh Bích, bác Toàn, chị Vân, và tốp ca nam, với những bài ca đi cùng năm tháng làm say đắm lòng người. Và điểm nhấn trong lễ tất niên năm nay là màn trình diễn thời trang vô cùng ấn tượng của các U60-70 lớp DSNL18. Cả hội trường cười nghiêng ngả với các tiết mục hết sức đặc sắc của lớp. Thật là một kỷ niệm đẹp.
Trân trọng cảm ơn tất cả các bác học viên - hội viên đã nhiệt tình tham gia chuyến đi ngày hôm nay. Cảm ơn chị Hồng đã lo chu đáo từ xe cộ, bữa ăn, đến chỗ nghỉ trưa. Cảm ơn chị Hoàng Vân, hai em Hương - Hằng, hai chàng đệm guitar hào hoa, và các diễn viên không chuyên đã giúp đoàn có những giờ phút thật sảng khoái, tràn đầy năng lượng. Cảm ơn Ban Giám đốc và nhân viên Nhà nghỉ Công đoàn Suối Hai đã đón tiếp đoàn hết sức chu đáo.
Hy vọng sự khép lại đầy hoan hỉ của năm Ất Mùi sẽ là tiền đề đón năm mới Bính Thân tốt đẹp.
Dưới đây là một số trích đoạn trong phần trình diễn thời trang của lớp DSNL18. Bản đầy đủ anh Chuyền sẽ dựng sau.
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
HỌC PHẬT THÀNH PHẬT
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Một vị cư sĩ Diệu Âm biên soạn
Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) chuyển ngữ
......Quý vị nhất định phải nhớ kỹ: đối nhân, xử thế, tiếp vật phải dùng một tâm, không dùng hai tâm. Có lẽ có người nói: tôi dùng cái tâm này thì trong cái xã hội ngày nay mà nói, đi đâu cũng phải chịu thua thiệt, phải chịu bị lừa phỉnh. Không sai! Có lẽ chịu thua thiệt một chút là phải bị lừa phỉnh. Thử hỏi: bạn có thể bị thua thiệt bao nhiêu năm? Bạn có thể bị lừa phỉnh bao nhiêu năm? Coi như là bạn sống một trăm tuổi, thì chỉ bị thua thiệt, bị lừa phỉnh mấy chục năm này, tương lai thành Phật, thành Bồ tát. Nếu mấy chục năm này không chịu bị thua thiệt, không chịu bị lừa phỉnh thì tương lai đời đời kiếp kiếp ở trong ba đường ác. Sao lại không chịu suy nghĩ nhiều chút, rốt cục cái nào thua thiệt? Cái nào bị lừa phỉnh? ……Nhìn xa hơn một chút xem thì cho dù có chịu thua thiệt cỡ nào, bị lừa phỉnh cỡ nào cũng cam tâm tình nguyện. Giữ cho tâm địa thanh tịnh thuần khiết, nhất quyết không để bị nhiễm ô, cái này mới quan trọng.
Đối với người học Phật, nếu bị người ta chửi thì tuyệt đối không chửi lại câu nào, không sanh lòng sân hận, vì người ta giúp ta tiêu nghiệp chướng mà. Nghiệp chướng tiêu rồi, ta cảm ơn họ còn không kịp, làm sao lại muốn báo thù cơ chứ? ……Vì thế đừng nên tính toán việc bị người làm hại, đừng nên cho rằng bản thân bị thua thiệt, bị lừa phỉnh. Bạn thật sự không có thua thiệt, không có bị lừa đâu. ……Bạn biết rõ phước báo của bạn càng tích lũy càng sâu dày, không những chẳng bị thua thiệt, thật ra lại còn có lời lớn nữa cơ. Vậy nên trước mắt cứ xem như chịu thua thiệt, chịu bị lừa phỉnh, giàu có, danh dự đều bị tổn thất; nào ngờ rằng trong nháy mắt sự giàu có, niềm vinh dự của bạn lại được tăng lên không biết bao nhiêu mà kể. Người y giáo tu hành được chư Phật hộ niệm, Long Thiên Thiện Thần bảo hộ, thì đâu thể nào bị thua thiệt, bị lừa phỉnh.
Người học Phật nhất định phải nhớ kỹ: không được kết oán thù với bất kỳ ai. Đấy là người thật sự thông minh, thật sự có trí tuệ. Đối với oan gia trái chủ phải cố hết sức nhẫn nhịn, nhẫn một đời thì trả xong nợ. Vì vậy phải học nhẫn nhịn, đừng sợ bị thua thiệt, đừng sợ bị lừa phỉnh. Chịu thua thiệt là phước chứ không phải là họa, luôn luôn được tiêu tai diệt tội. Nhẫn nhịn chắc chắn là điều đúng đắn.
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế còn bị sáu nhóm Tì kheo, sáu thầy ngoại đạo sỉ nhục trước mặt; sau lưng thì chửi mắng ác độc, nhiều lắm. Phật không có tính toán với bọn họ cũng không biện luận với bọn họ. Chửi, kệ họ, chửi lâu rồi, chửi mệt rồi thì bọn họ tự nhiên không chửi nữa. Hà tất gì phải đi chấp nhặt với bọn họ? Phải nhẫn, đấy là điều chư Phật, Bồ tát đã tu, chúng ta phải nên học theo vậy.
Hoàng Vân sưu tầm.
Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016
DÃ NGOẠI TÂY THIÊN
Trần Ngọc Tuyết
Lớp DSNL11
Một ngày trời dày sương nhưng không quá lạnh, chúng tôi - Thày và trò lớp DSNL 11 tại trường Mầm non Quang Trung - hành hương về Tây Thiên bái Phật, nghe giảng Pháp và thiền luyện. Ai cũng vui vẻ phấn khởi từ lúc gặp nhau tại bến hẹn cho tới lúc chia tay đi về nhà. Quả thật chúng tôi đã đón được duyên lành.
Chúng tôi có mặt tại Thiền viện từ rất sớm. Thầy trò dâng hương, hoa và quả lên bái Phật rồi xuống giảng đường 1 nghe Thầy chùa giảng Pháp. Bài học mà cả lớp được tiếp duyên nói về Bát Chính Đạo - là con đường chân chính giúp chúng sinh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc, là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sinh đến đời sống an lạc, giải thoát, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc Thánh hiền cũng nương theo 8 phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả. Còn chúng ta - những người tu tại gia hay tu giữa đời thường - thì đây cũng là một Pháp tu vô cùng hữu ích để tu sửa Thân - Khẩu - Ý. Con đường tu tập Bát Chính Đạo cũng chính là con đường tu tập Giới - Định - Huệ mà Đức Thầy Tổ của chúng ta đề cập đến trong đĩa giảng Pháp của Người. Tám phương tiện đó được nói gọn lại là: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, Chính niệm và Chính định.
Chính là ngay thẳng, là đúng đắn. Kiến là nhìn, là thấy, là nhận biết. Tư duy là suy nghĩ. Ngữ là lời ăn tiếng nói. Nghiệp là hành động có tác ý, là việc làm, là cử chỉ động tác diễn ra trong cuộc sống. Mạng là sự sống, là đời sống. Sống một cuộc sống chân chính, chân thành, sống thanh cao, không mê tín, đi đúng chính pháp. Sống bằng nghề lương thiện, không bóc lột, không xâm hại đến người khác. Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần, thẳng tiến tới mục đích lý tưởng Phật dạy, đem lại lợi ích chính đáng cho mình và cho người. Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Phải biết nhớ đến tứ ân, nhớ đến những lỗi lầm đã qua để rồi đừng tái phạm nữa. Nghĩ là quán tưởng đến kết quả của hành động việc làm đã gây ra để từ đó thấy được sự mê lầm gây nên sự đau khổ, sầu bi, phiền não và thực hành lời Phật dạy để chấm dứt mê lầm. Định - trong Phật học được hiểu là Thiền định. Chính định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và lợi cho người. Tu tập Bát Chính Đạo sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt không thể nghĩ bàn.
Lời Thầy trầm ấm, đôi khi hài ước, kể những ví dụ cụ thể diễn ra trong cuộc sống đời thường minh họa cho bài giảng. Trong đó có ba chữ - ba vấn đề sâu sắc nhất: Phúc - Nghiệp - Tâm. Thầy nói con người cần phải có Tâm, làm gì cũng phải có cơ tâm. Chúng ta hay đổ lỗi là “không có duyên” mỗi khi không thực hiện được điều gì đó. Chẳng hạn bạn không theo thiền được, bạn sẽ nói mình không có duyên. Thầy bảo: “Duyên là do ta tự tạo”, “khi tâm khởi thì trùng trùng duyên khởi” và “Khi chân Tâm khai mở thì đại lạc tất thành”. Một mẩu chuyện nhỏ rất điển hình mà Thầy kể về một người ở đợ từ khuyết tướng đã chuyển đạt được Phúc tướng nhờ việc anh ta có tâm thiện, điều đó càng minh chứng cho việc chúng ta có thể: “Tu tâm cải mệnh” nếu chúng ta có Chân Tâm.
Thời gian như ngừng trôi, chúng tôi còn muốn nghe nữa nhưng Thầy bảo: phải “ngẫm” để “ngộ” rồi “hành” đã.
Sau bữa trưa cả lớp lại quay lại giảng đường, bàn ghế được sắp xếp gọn sang hai bên, giữa chính đường đã được trải thảm, mọi người tự lấy đệm mút và quả bồ hoàn để ngồi thiền. Ca thiền diễn ra khoảng hai tiếng trong tĩnh lặng, thày Tiến yêu cầu mọi người tự giác và tự động phát huy các nguyên tắc thiền. Trước của Phật mọi hành động phải trang nghiêm và hết sức cẩn trọng.
Hôm nay, có lẽ là buổi thiền “tất niên” của lớp DSNL11. Một ngày hoạt động đầy ý nghĩa. Trong lòng mọi người chắc hẳn đang tràn ngập cảm xúc giống tôi. Tôi tin rằng ngày mai mọi việc sẽ đổi khác.
Một năm học thiền trôi qua đánh dấu bước chuyển mới của lớp 11. Lớp nhận thêm một số học viên từ lớp khác, nhưng cứ như là học với nhau từ buổi đầu, không có sự xa lạ. Thầy Tiến luôn cần mẫn, kiên trì, nhẫn nại dìu dắt các học viên trong lớp. Chúng tôi mỗi người tiến bộ nhanh chậm khác nhau nhưng kết quả chung là vui vẻ, đoàn kết. Cảm ơn Thầy Tiến đã thêm một năm vất vả. Chúc Thầy luôn khỏe và tiếp tục vất vả đồng hành giúp chúng tôi rèn luyện.
Chúc Thầy Chủ nhiệm câu lạc bộ và các thầy cô trong câu lạc bộ cùng toàn thể các bạn thiền mạnh khỏe, tinh tấn, mọi sự hanh thông.
Tháng 1/2016
Nhãn:
chia sẻ cảm xúc,
dã ngoại,
Lớp DSNL 11
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
LỜI KHUYÊN CỦA JANE FONDA
Khi bạn qua tuổi 60, bạn không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và bạn cũng không thể mang đi những gì bạn đã có được, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến kiếm tiền và dành dụm.
Bởi thế, bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch, mua sắm thứ bạn thích và cho đi những gì bạn có thể và đừng quan tâm đến nhận lại.
Đừng nghĩ là phải để lại tất cả những gì bạn đã kiếm được cho các con cháu, chẳng phải thế sao? Vì bạn không hề muốn chuyển giao lại cho những kẻ sống ký sinh, những người đang nóng lòng chờ đợi ngày chết của bạn.
Bạn cũng không cần lo lắng về những điều sẽ xảy ra cho các con bạn, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào, bởi vì khi chúng ta trở về với cát bụi rồi thì ta không còn nghe thấy bất kỳ lời khen hay tiếng chê nào nữa. Thời gian mà các bạn sống vui vẻ trên đời, thời gian để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó sẽ chấm dứt.
Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi lẽ chúng có số phận riêng của chúng, và chúng sẽ tìm được, chắc chắn là như vậy, con đường của chúng trong cuộc đời.
Chớ làm nô lệ cho con cái bạn. Hãy giữ quan hệ với chúng, yêu thương chúng và giúp đỡ chúng khi chúng cần, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng.
Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghĩ đến việc nghỉ hưu sớn nhất khi bạn có thể và bằng lòng với cuộc sống.
Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn. Đa phần, chúng đều yêu quý cha mẹ, nhưng chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng cần quan tâm nhiều hơn.
Cũng có những đứa con bất cẩn, chúng có thể cãi nhau về của cải của bạn ngay cả lúc bạn đang còn sống và có thể là chúng muốn bạn chết sớm hơn để thừa hưởng nhà cửa và của cải của bạn.
Nói chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của chúng.
Vì thế, sau tuổi 50-60 bạn không cần phí sức, không cần phải hao tổn thêm sức khỏe để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến lúc xuống mồ. Rất có thể là tiền bạc của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết.
Khi nào thì chúng ta ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu thì đủ? Một trăm ngàn? Một triệu? Mười triệu?
Từ hàng ngàn hecta ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một nửa chiếc bánh mì mỗi ngày; từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho bạn: một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp. Với chừng ấy thời gian mà bạn cần một chỗ ở, một số tiền để ăn, để mặc và một số vật dụng cần thiết khác… thế là bạn đã sống tốt rồi. Chỉ cần sống vui vẻ hạnh phúc là được.
Gia đình nào cũng có vấn đề, bất luận là ở chế độ xã hội nào. Bạn đừng so sánh với người khác về phương diện tài chính, Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất, mà hãy đi chơi nhiều hơn, đến các bar, kể cả đi du lịch nước ngoài.
Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn, ai hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh và sống lâu hơn.
Đừng bận tâm đến những điều mà bạn không thể thay đổi. Nó chẳng giúp gì cho bạn, mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật. Hãy tạo cho mình một trạng thái thường xuyên ổn định, và hãy xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc.
Với chừng ấy thời gian bạn sống khỏe mạnh và vui vẻ, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch, rồi nóng lòng chờ đợi những ngày tiếp theo.
Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi. Một ngày có dù chỉ một giây phút vui vẻ là một ngày được lợi. Một tâm hồn lạc quan thì chữa khỏi bệnh tật nhanh chóng. Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa, bởi nó không quen biết bệnh tật…
Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt; hãy di chuyển, ra ngoài thường xuyên, đi dưới nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất, và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào.
Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có và những gì có ở xung quanh bạn.
Và đừng quên bạn bè. Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài, hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản: chịu khó nghe và đừng ngắt lời; hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng; hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại; hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối; hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên.
Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn.
Chúc bạn có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ!
HN, 21-6-2014
Cao văn Kỳ, dịch từ tiếng Rumani.
(Bài đăng trên FB)
Nhãn:
bài tham khảo,
cuộc sống quanh ta,
sống khỏe
Tin hay không tùy bạn
Bài tham khảo
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
tâm sự về cõi âm
Hơn 20 năm tiếp xúc với thế giới người âm để tìm hài cốt liệt sỹ, chị thấy thế giới ấy như thế nào? Có khác biệt gì với thế giới mà chúng ta đang sống?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Sau nhiều năm làm việc về tâm linh, tôi muốn viết một cuốn sách cuốn chiếu theo thời gian về những sự việc mình đã trải qua để chia sẻ với mọi người những hiểu biết của tôi về thế giới người âm. Thế giới ấy, tôi thấy vô cùng từ bi, độ lượng, thật thà, không xảo trá. Không biết những vong linh ấy khi còn sống, họ là người thế nào? Nhưng khi về thế giới bên kia, họ đều khuyên con cháu trên trần phải từ bi, hỉ xả, năng làm việc thiện, tránh điều ác.
Thế giới ấy có sự liên kết về huyết thống, dòng máu khăng khít lắm. Chỉ cần có một chút họ hàng thôi, sự gắn kết ấy đã chặt chẽ rồi. Tôi đặc biệt cảm kích cái nghĩa sâu nặng giằng níu, ràng buộc giữa các liệt sỹ với nhau. Vì tình cảm cứ giăng mắc, đan cài, khiến cho tôi nhiều khi đi tìm người này chưa được nhưng lại tìm thấy người khác. Người này được tìm thấy thì họ lập tức nhờ vả, nhắn nhủ tìm thêm những đồng đội khác.
Như lần đi tìm mộ liệt sỹ Phùng Văn Bành ở Mỹ Đức, Hà Tây, tôi gặp một liệt sỹ khác tên Long nhờ nhắn tìm gia đình ở Đa Sĩ. Cho tới khi tìm ra hài cốt liệt sỹ, gia đình mới được nghe kể câu chuyện ông đã lấy vợ trên đường đi kháng chiến như thế nào. Hồi đó, vì thương mến một cô y tá cùng đơn vị, lại chung lí tưởng trên đường ra mặt trận, hai người đã nên duyên. Trên đường về quê báo cho gia đình thì ông Long bị hy sinh còn bà Liễu bị thương nặng nhưng qua khỏi. Sau này bà sống ở tỉnh Hòa Bình.
Gia đình liệt sỹ Long hoàn toàn bất ngờ, họ chưa bao giờ biết ông từng có vợ. Sau này họ cất công đi xác minh lại từ đơn vị và lên tỉnh Hòa Bình tìm lại bà Liễu thì sự thực sáng tỏ đúng là như thế.
Hay vụ gần đây nhất, tháng 12/2012, sau khi tìm thấy hài cốt của anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Châu, nguyên Tỉnh đội trưởng của tỉnh Quảng Đà. Liệt sỹ Châu đã nhắn nhủ con trai là Đinh Văn Ba hãy cố gắng tìm nốt hài cốt của 4 đồng đội của ông hy sinh năm 1968 nằm gần đó. Nhờ sự chỉ dẫn của vong linh liệt sỹ Đinh Châu, ngày 29 tháng 12 năm 2012, chúng tôi đã khai quật hố sâu gần 2m ở khu đô thị Hòa Xuân (Đà Nẵng), cất bốc 4 hài cốt và đưa về nghĩa trang liệt sỹ.
Tháng 8 năm 2012, nhờ tình cảm giăng mắc giữa các vong linh, tôi tìm thấy 4 hài cốt người dân bị bọn Pôn-pốt giết hại năm 1979 ở Kiên Giang. Ban đầu, tôi tìm thấy hài cốt của chị Phan Thị Thảo ở gần nhà máy xi măng Hà Tiên. Sau đó chị Thảo nhờ tôi tìm nốt 3 người hàng xóm bị giết cùng ngày và bị vùi xác gần đó.
Có một điểm khác biệt căn bản giữa thế giới người âm và người dương là: Ở thế giới âm, họ không có những mối nhân duyên mới. Con trai chết chưa vợ, con gái chết chưa chồng không vì thế mà họ lấy nhau. Tôi chưa bao giờ thấy họ kết hôn cả. Về mặt thể xác hữu hình, khi một đứa trẻ chết ở lúc 3 tuổi thì một 100 năm sau họ vẫn là đứa trẻ 3 tuổi. Nhưng đứa trẻ ấy vẫn lớn lên ở tầm trí tuệ.
Chị vừa nói đến những linh hồn của những người chết trẻ. Vậy đối với những bào thai vài tháng tuổi bị ruồng bỏ thì sao? Vong linh chúng có tồn tại?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Khi nghiên cứu thế giới người âm, tôi đặc biệt bị ám ảnh bởi tiếng vọng của những linh hồn hài nhi, vì muôn vàn lí do mà chúng phải rời xa sự sống ngay từ trong lòng mẹ, chưa thực sự hiện diện trên cõi đời. Chúng cũng có thể thét gào, oán thán, nỉ non, đớn đau, hay từ bi, hỉ xả, tràn ngập yêu thương…
Tôi vẫn nhớ như in những năm 1991-1992, trong quá trình thi công một bệnh viện phụ sản, đội thi công bắt buộc phải chặt một cây đa. Vì ở đúng vị trí cây đa đó, họ phải xây dựng một tòa nhà nhiều tầng do bệnh nhân ngày càng nhiều.
Khi tôi đến làm lễ, sau khi thắp hương và khấn, tôi thấy cành lá chuyển động dập dờn, cứ như cái cây đang rùng mình, run rẩy và bỗng nhiên xuất hiện những hình người, những đôi mắt bé lấp ló trong đám lá mà chưa bao giờ tôi nhìn thấy. Thấy lạ quá, tôi bèn cất tiếng hỏi xem ở đây có chuyện gì, có ai cho biết được không? Nghe tôi hỏi, một vong linh của bác sĩ từng làm ở bệnh viện này xuất hiện. Bác nói với tôi rằng, đó là linh hồn của những hài nhi. Đứa thì bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện, đứa thì chết ngay sau khi sinh. Có mấy đứa bị cắt nát ra vì lúc đó mới chỉ là bào thai vài tháng tuổi...
Tất cả chúng đều là những vong hồn không ai ngó tới, thậm chí cha mẹ chúng còn hận thù việc chúng bỗng dưng hình thành và có mặt trên đời. Người bác sĩ nói rằng, bản thân bác ở lại cây đa này chính là để chăm sóc những linh hồn bơ vơ đó. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói, xót xa. Tôi muốn trò chuyện, vỗ về ôm ấp mấy đứa trẻ nhưng chúng bé quá, chưa biết nói. Nhìn đám trẻ, tôi thấy lòng đau đớn, quặn thắt, vì sự bơ vơ không nơi nương náu của chúng. Cuối cùng, tôi quyết định lập đàn cầu siêu cho các em bé vô tội.
Như vậy, theo chị, thực sự có sự tồn tại của người âm. Vậy thế giới có ảnh hưởng, có mối liên kết gì với thế giới người trần chúng ta đang sống, đặc biệt là sự ảnh hưởng về mối liên kết giữa mồ mả tổ tiên với đời sống của con cháu cõi dương thế?
- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Thực sự là có sự tồn tại của thế giới tâm linh. Thế giới ấy nhiều khi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta mà người thường (không có khả năng ngoại cảm) không nhìn thấy, nghe thấy. Nếu không có sự chỉ dẫn của vong linh, làm sao tôi có thể tìm thấy hàng chục ngàn hài cốt liệt sĩ vùi xác thân khắp nơi rừng sâu, núi thẳm, ao hồ, sông suối? Làm sao có chuyện người chết đi tìm người sống mà Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã làm thành cả một đề tài nghiên cứu?
Có điều, trong hành 23 năm tiếp xúc với “vong” đẻ đi tìm hài cốt, tôi ngộ ra một điều: Tôn giáo quyết định ý thức tâm linh. Những người theo đạo Phật cực kì thanh thoát, nhẹ nhõm. Tôi nói chuyện với vong của các hòa thượng hay các phật tử, chẳng thấy họ kêu ca hay đòi hỏi gì sất. Nhưng những người theo đạo Lão, đạo Tứ phủ thì cực kì nặng nề, sân hận, nặng nề chuyện cúng kiếng đủ mọi thứ.
Về mồ mả, tôi tạm chia làm hai giới: một bên theo đạo Lão, một bên theo đạo Phật. Những người theo đạo Phật thì nhẹ tênh. Với họ, được hóa thân đi là một sự giải thoát, chuyển đổi cảnh giới. Khi thác, họ nhanh chóng rời bỏ thân xác, họ về luôn với gió núi mây trời. Còn những người theo đạo Lão cứ khư khư giữ lấy cái mộ của mình và rất khó siêu thoát. Hôm nay có con trâu húc mộ, ngày mai có người cuốc vào mộ, động mộ, thế là lập tức về “báo” ngay con cháu, làm cho con cháu sôi sùng sục lên, vội vàng sắm sánh lễ vật, mời thầy tạ mộ, hàn long mạch… mới yên.
Cho nên tôi có một lời khuyên là khi người thân mất, chúng ta nên hướng họ vào một tôn giáo nhất định mà theo tôi, thiện nhất, lành nhất là đạo Phật, để được giải thoát. Tại sao ở Philippines, nhiều gia đình sống nhiều năm trên những nấm mộ ngoài nghĩa trang. Trẻ em cầm đầu lâu ném chơi như ném bóng, cầm xương ống chân chơi khăng mà họ vẫn khỏe mạnh, sống lâu? Tại sao ở Hàn Quốc, hầu hết người dân chết đều hỏa táng, rải tro cốt ra biển mà dân họ vẫn giàu, nước vẫn mạnh? Vì trước khi chết, tâm thức người ta đã ngộ rằng: Thân xác này chỉ là cõi tạm. Chết là linh hồn đi lên, rời bỏ thân xác thối rữa, không nuối tiếc.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên Đán hay giỗ chạp, chứng kiến nhiều gia đình đốt linh đình cả sân vàng mã, tôi thấy sợ. Làm như thế khiến cho người âm hoài tưởng đến cuộc sống trần gian, càng khó siêu thoát. Sau khi chết, linh hồn tồn tại dưới dạng khí, sóng nên họ đâu có dùng những thứ vàng mã ấy. Họ chỉ dùng bằng ý niệm. Nhìn thấy vàng mã, họ reo mừng: A, hôm nay có quần áo đẹp rồi. Nhưng đóng tro bụi ấy làm sao họ mặc được. Nên tôi thấy rất là phí phạm khi nhiều người đốt ngập trời “nhà lầu, xe hơi”… Tôi đã từng chứng kiến ở đền Kiếp Bạc, người ta bày la liệt cả một sân voi ngựa, đông hơn cả voi ngựa nhà Trần đánh quân Nguyên Mông. Người âm là khí, linh khí là âm. Họ chết mấy trăm năm rồi, rất là mong manh. Lửa là dương. Đốt lửa ngút trời như thế là đẩy hết khí ra, tán sạch khí.
(Nguồn: nguoiduatin.vn)
Nhãn:
bài tham khảo,
cuộc sống quanh ta
CHỮA BỆNH BẰNG MẸO
Bài tham khảo
1. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
2. Mắt nhắm không khít
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
3. Mũi nghẹt cứng
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán – từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
4. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
5. Bong gân, trật khớp cổ tay
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác – huyệt 100 – phản chiếu đúng cổ tay).
6. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
7. Bắp chân bị chuột rút
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, chuột rút hết liền. Nhớ chuột rút chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
8. Tê gót chân
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
9. Đầu gối đau nhức
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
- Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
- Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
- Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
- Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
- Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
- Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
- Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
- Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
- Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
- Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
- Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
Cách làm điếu ngải: Lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn – đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và 312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung
- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
19. Đau khớp háng
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ
- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
23. Huyết áp cao
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên.
Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
(Nguồn: phunutoday.vn)
Nhãn:
bài tham khảo,
sống khỏe
Điều muốn làm của ông bố trẻ khi đối diện với cái chết
(Thanh Vân sưu tầm)
Dưới đây là bài viết chia sẻ của Jay Smith, nhà sáng lập một công ty nhạc cụ tại Mỹ, về ý nghĩa cuộc sống gia đình, khi anh dối diện với cái chết vì mắc căn bệnh nan y ở tuổi chưa đầy 40.
Vài năm trước, nếu bạn hỏi điều gì nằm trong danh sách những việc tôi muốn làm trước khi chết, tôi có thể kể rằng tôi thích một mình lái thuyền buồm tới châu Âu, lướt ván ở biển Salton hay du lịch thế giới trong một chiếc phi cơ mạ vàng, mặc áo lông chồn trắng. Nếu bạn hỏi tôi lúc này, tôi lại có một danh sách hoàn toàn khác. Những điều muốn làm trước khi chết của tôi không chỉ còn là một danh sách nữa. Đó là cuộc sống của tôi. Trừ phi các bác sĩ và nhà nghiên cứu tìm ra được cách chữa càng sớm càng tốt, có vẻ như thời gian của tôi đang phải chạy nước rút. Thật nhanh. Tôi mắc bệnh ALS - xơ cứng teo cơ một bên.
Anh Jay Smith cùng vợ và con gái. Ảnh: Huffingtonpost.
|
Hai năm trước, ở tuổi 35, tôi điều hành một công ty riêng, đi du lịch vòng quanh thế giới và kiệt sức cũng như hạnh phúc với gia đình nhỏ cùng hai cô con gái xinh đẹp và người vợ thông minh, nóng bỏng của mình. Bây giờ, tôi chỉ có thể nhúc nhắc vài ngón tay, không thể cất bước nếu thiếu người dìu và dành cả ngày trên chiếc xe lăn, được vợ và con bón cho ăn như một đứa trẻ 6 tháng - hay một ông hoàng - tùy vào cách bạn nhìn nhận. Trong vòng vài tuần, tình trạng này mỗi ngày lại tệ thêm một chút. Tôi thậm chí sẽ không còn biết vị thức ăn nữa. Tôi sẽ phải ăn qua ống thông. Tôi không có ý tuyệt vọng hơn nữa, tôi đã trải nghiệm niềm vui lớn lao cùng với những đau đớn. Nhưng tôi muốn tô màu một bức tranh về sự thay đổi nhanh nhường nào của cuộc sống, khi mọi thứ đang trở nên thực sự tốt lên.
Vì vậy, có thể bạn đang tự hỏi, một người đàn ông đang đối diện với cái chết sẽ đặt điều gì lên hàng đầu trong danh sách những điều anh ta muốn làm nhất? Câu trả lời cực kỳ đơn giản và có vẻ vớ vẩn - lấp đầy cuộc sống của mình bằng tình yêu. Vì tình yêu gần như là không thể định nghĩa, hãy để tôi nói tiếp và giải thích ba cách đơn giản, dễ thực hiện để đong đầy cuộc sống của mình bằng tình yêu:
1. Chấp nhận bản thân:
Là con người tử tế, không ai không muốn cải thiện bản thân. Nếu bạn có thứ gì đó giống như tôi từng như vậy, bạn có thể sẽ rút ngắn mục tiêu và kỳ vọng của chính mình. Bạn sẽ không băn khoăn sao mình không thể có nhiều bạn bè thành công hơn, nhiều anh chị em giỏi giang hơn. Khi bạn đối mặt với cái chết, bạn học cách dễ dàng tha thứ mà không cần bất cứ nỗ lực nào.
Anh Jay Smith hạnh phúc bên con gái. Ảnh: Huffingtonpost.
|
Chẳng có gì giống như một căn bệnh thập tử nhất sinh làm bạn ước mình có thể tận hưởng những điều tuyệt diệu nhất và cả những trải nghiệm thất vọng một lần nữa, rằng bạn có thể mở tiệc trong nỗi đau và cảm giác có lỗi, tình yêu và niềm vui. Rằng bạn có thể cảm thấy tất cả một lần nữa - cuộc sống vừa bộn và đầy những điều điên rồ này. Tôi yêu tất cả. Tôi yêu tôi, ngay cả ở những khoảnh khắc xuẩn ngốc nhất của mình.
2. Cho đi tình yêu đẹp
Tất cả chúng ta đều có vô vàn người chúng ta yêu, với những kiểu khác nhau. Chúng ta có một người hàng xóm dở hơi, một người bạn cũ phiền phức, một người dì nói nhiều... Và thông thường, khi chúng ta ở bên những người này, chúng ta quên yêu họ. Chúng ta vô tình vướng vào sự miêu tả họ bằng đủ loại tính từ và tình yêu của chúng ta trở nên kén chọn. Khi bạn ngừng chọn lọc tình yêu, nó sẽ trở nên ấm áp và tươi sáng hơn. Và những người quanh bạn, họ cũng sẽ trở nên ấm áp và tươi tắn hơn.
3. Nhìn mọi thứ xung quanh
Từ khi bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên, cái nhìn của tôi về thế giới đôi khi có cảm giác như của một sinh viên mê say. Tôi thấy vẻ đẹp và tình yêu ở mọi thứ quanh mình, từ tiếng khóc của con gái tới nụ cười của vợ, tới cả mùa hè dài nóng bức ở Texas.
Tôi trải nghiệm từng khoảnh khắc với nhịp chầm chậm, chú ý tới từng chi tiết, tạo ra chỗ cho nó nấn ná trong ký ức của mình. Hay như hôm nay, chỉ một con chuồn chuồn đậu vào cánh tay tôi và vì không thể dễ dàng đuổi nó đi, tôi ngắm nghía nó và nhìn chằm chằm vào đôi mắt to của nó đang nhìn lại mình. Thật là một sinh vật đẹp lạ lùng.
Chắc chắn, tôi có một danh sách những việc muốn làm. Nhưng tôi cảm thấy buồn cười khi gọi đây là "danh sách muốn làm trước khi chết". Tôi muốn nhìn con gái mình kết hôn, vào viện lúc nửa đêm khi cháu ngoại tôi chào đời, uống chai rượu vang vẫn để dành vào hôm kỷ niệm 20 năm ngày cưới, và chăm sóc vợ tôi cho đến tuổi già.
Tôi đang đánh cược vào một cách chữa bệnh để hy vọng có cơ hội thực hiện danh sách này - những điều mà phần lớn mọi người sẽ chọn khác đi khi đang sống.
Vương Linh (Theo Huffingtonpost)
(Nguồn: Vnexpress)
Nhãn:
bài tham khảo,
cuộc sống quanh ta
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016
CHÚNG TÔI ĐẾN TỈNH QUẢNG NINH MỞ LỚP THIỀN MỚI
Cách đây vài năm, tình cờ tôi gặp anh Quân, lúc đó đang là cán bộ tỉnh Quảng Ninh. Khi biết tôi đang tham gia lớp thiền và dạy thiền; anh đã ngỏ lời muốn tôi xuống Quảng Ninh mở lớp dạy thiền. Tôi nói với anh là lúc nào chúng tôi cũng sẵn sàng đến bất cứ đâu có nhu cầu hướng dẫn thiền. Thời gian cứ trôi qua song cũng không thấy anh Quân trao đổi thêm về ý tưởng này; tôi nghĩ rằng chắc chưa có duyên nên chưa triển khai lớp thiền được. Bỗng nhiên vào tháng cuối năm của năm 2015 tôi nhận được điện thoại của anh Quân nói muốn đến nghe tôi hướng dẫn thiền và mời tôi xuống Quảng Ninh hướng dẫn một lớp thiền. Tôi liền trao đổi với thày Thường - Chủ nhiệm câu lạc bộ DSNL/Esperanto Hà Nội. Thày đồng ý ngay và chúng tôi lên kế hoạch xuống Quảng Ninh dạy thiền. Tuy cuối năm nhiều công việc bận, song chúng tôi gác tất cả lại để lên đường đúng kế hoạch. Từ khi tham gia thiền chúng tôi luôn tâm niệm được giúp mọi người nâng cao sức khỏe là hạnh phúc, là việc cần và nên làm.
Một ngày cuối năm, trời mát mẻ, hơi se lạnh. Chúng tôi được đón tiếp rất trọng thị ở TP Hạ Long. Thành phần lớp gồm một số cán bộ về hưu, một số cán bộ của Nhà điều dưỡng cán bộ và trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh. Tổ chức lớp chặt chẽ, có cán bộ phụ trách, có quy định thời gian, địa điểm học,… Lớp có khoảng 30 người.
Lớp học 4 ngày từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 1 năm 2016. Giáo viên hết lòng vì học viên, học viên - nhất là những cán bộ tại chức, hết sức tranh thủ để tham gia học. Mọi người say sưa học; học với một ý thức có mục đích rõ ràng.
Bốn ngày trôi qua rất nhanh, các học viên háo hức, say sưa vì được biết thêm nhiều điều mới lạ. Thày trò chia tay trong lưu luyến, những lời hẹn hò sẽ gặp lại một ngày gần nhất lại được bàn đến. Lớp học để lại trong chúng tôi những thiện cảm lớn, sự cố gắng, chăm chỉ của mọi người, là động viên to lớn giúp chúng tôi có thêm nghị lực vượt qua khó khăn để tiếp tục đi đến nhiều nơi khác, tất cả vì sức khỏe con người. Được cống hiến, phục vụ, là vinh dự lớn của chúng tôi.
Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
Tháng 1 năm 2016
Trần Văn Nghĩa
Một số hình ảnh lớp thiền mới.
Nhãn:
Lớp thiền Quảng Ninh,
Mở lớp mới,
Tin CLB,
Tin nhanh,
Trần Nghĩa
Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016
THÔNG BÁO V/V TỔ CHỨC TẤT NIÊN VÀ DU XUÂN
Chiều nay, trong cuộc họp của BCN đã thống nhất 1 số việc sau:
I/ V/v tổ chức lễ Tất niên có 1 chút thay đổi về nội dung hoạt động:
- Thời gian: ngày 24/1/2016. Khởi hành lúc 6h30 tại số 3 Thái Hà (nơi tập trung đi dã ngoại)
- Địa điểm: Nhà nghỉ CĐ Suối Hai
- Kinh phí: đóng 200k/người (tiền ăn + tiền xe)
- Đăng ký theo lớp từ ngày 4/1/2016. Ban cán sự các lớp báo quân số cho chị Hồng (phụ trách dã ngoại) chậm nhất là ngày 17/1/2016.
- Các hoạt động buổi sáng từ 8h -> 11h:
1. Thi giữa các lớp: Mỗi lớp chọn 2 cặp thi thực hành 2 nội dung sau:
+ Ngũ lục công phu vào phế
+ Sử dụng con lắc
Ban giám khảo gồm đại diện BCN và giáo viên phụ trách các lớp.
2. Thông báo kế hoạch hoạt động CLB năm 2016.
3. Tặng hoa các thầy cô và cán bộ lớp.
4. Chụp ảnh lưu niệm.
- 11h -> 14h: Ăn trưa và nghỉ ngơi.
- 14h -> 15h30: Liên hoan văn nghệ cây nhà lá vườn (hát, ngâm thơ, nhảy đôi,...)
- 15h30: Lên xe về HN.
II/ V/v tổ chức Du xuân:
Kế hoạch du xuân có thay đổi. Năm nay CLB không tổ chức du xuân toàn CLB như mọi năm. Xin thông báo để các hội viên - học viên chủ động.
Kế hoạch du xuân có thay đổi. Năm nay CLB không tổ chức du xuân toàn CLB như mọi năm. Xin thông báo để các hội viên - học viên chủ động.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)