Trang

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Lịch sinh hoạt CLB tháng 9/2016

Lịch sinh hoạt của các lớp DSNL cụ thể như sau: 
* Thứ 2 
14h00 - Lớp giáo viên chuyên sâu - tại 332 Nguyễn Trãi 
* Thứ 3 
7h30 - Lớp Esperanto (chị Nguyễn Thị Hiền phụ trách) - (9h) - Hỗ trợ chữa bệnh (Thầy Chủ nhiệm phụ trách) - tại 332 Nguyễn Trãi 
* Thứ 4 
7h30 - Lớp Thiền 6 (chị Trần Thị Hồng phụ trách) - tại 332 Nguyễn Trãi 
8h00 - Lớp Thiền 4 (anh Trần Văn Nghĩa phụ trách) - tại K83 Hoa Bằng 
* Thứ 5 
8h00 - Lớp Cơ Bản 1 (anh Trần Văn Lộc phụ trách) - tại K83 Hoa Bằng
7h30 - Lớp Cơ Bản 3 (chị Trần Thị Thanh Mai phụ trách) - tại 332 Nguyễn Trãi 
* Thứ 6 
7h30 - Lớp Thiền 1 (Chị Lê Thị Thanh Lệ phụ trách) - tại 332 Nguyễn Trãi 
* Thứ 7 
7h30 - Lớp Cơ Bản 2 (chị Lưu Mai Phương phụ trách) - tại 332 Nguyễn Trãi 
14h00 - Lớp Thiền 2 (chị Nguyễn Hoàng Vân phụ trách) - tại 332 Nguyễn Trãi
14h30 - Lớp Thiền 3 (anh Trần Văn Tiến phụ trách) - tại 67 ngõ 97 Hoàng Cầu 
* Chủ nhật 
8h00 - Lớp Thiền 5 (anh Nguyễn Ngọc Kim phụ trách) - tại K83 Hoa Bằng
14h00 ngày 4/9 & 18/9 - Lớp nâng cao theo chuyên đề Quẻ dịch (chị Nguyễn Hoàng Vân phụ trách) - tại 332 Nguyễn Trãi 
Ban Huấn luyện CLB DSNL

 Ảnh chụp buổi giao lưu - chia sẻ tại Suối Hai 27/8/2016

TẬP SAN SỐ 2

         Bạn Nguyễn Tuấn Nam, ban Biên tập CLB, đã làm xong file mềm Tập san số 2. Các lớp có nhu cầu đăng ký in, thông báo số lượng để Thu đặt in. Bên in sẽ chuyển đến tận nơi và lớp thanh toán tiền trực tiếp.
         Số lượng bài phong phú. trình bày đẹp, có thêm cả những câu chuyện hay. Dưới đây là một vài trang trích từ Tập san số 2. Cảm ơn Nam.

Chùm thơ dã ngoại Suối Hai

 Ảnh: Vũ Bá Huấn chụp 27/8/2016
TRỞ LẠI SUỐI HAI

Lâu rồi trở lại Suối Hai,
Để thương, để nhớ, để ai đợi chờ,
Nàng Hai như đứng thẫn thờ,
Rỗi hờn, nũng nịu, không chờ nữa đâu.

Không gian lặng lẽ hồi lâu,
Thôi mà, mình đã có nhau đây rồi.
Nàng Hai chớp chớp mỉm cười,
Hôm nay ta lại được ngồi thiền chung.
Dã ngoại Suối Hai 27-8-2016
Nguyễn Văn Ngọ 
Lớp Thiền 6

TÌNH CHẲNG VƠI

Anh đã về rồi Suối Hai ơi,
Xa cách bao ngày tình chẳng vơi,
Hôm nay gặp lại vui vui quá,
Môi cười nhưng sao nước mắt rơi.
Dã ngoại Suối Hai 27-8-2016
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6

NGÔI NHÀ THỨ HAI

Ta lại về đây, về với Suối Hai,
Mảnh đất thân thương bao năm gắn bó,
Đồng hành cùng ta chân nhẫn tu thiền,
Suối Hai, Suối Hai - ngôi nhà thứ hai.
Dã ngoại Suối Hai 27-8-2016
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6

GIỮ LỬA TAM MUỘI

Lửa Tam Muội luôn luôn ngời sáng,
Trong mỗi trái tim, trong mỗi cuộc đời,
Của những con người tu Chân - Thiện - Nhẫn.
Ngọn lửa thiêng liêng mãi mãi sáng ngời.

Lửa Tam Muội có trên đời,
Là niềm hạnh phúc tuyệt vời mê say.
Thiền Lửa Tam Muội hôm nay,
Ngồi liền hai tiếng vẫn say nhạc thiền.

Thu nhiều năng lượng tiên thiên,
Cả Câu lạc bộ lặng yên mơ màng.
Ngọn lửa Tam Muội khai quang,
Thanh tâm trong sáng, tiêu tan bệnh tình.

Cả Câu lạc bộ chúng mình,
Giữ Lửa Tam Muội đầy tình yêu thương.
Dã ngoại Suối Hai 27-8-2016
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6

Bến đỗ bình yên

Ảnh đợt dã ngoại tháng 5/2016.
         Tôi là học viên của lớp thiền cơ bản 1. Lớp bắt đầu học ngày 28/4/2016, tôi đến với Pháp môn này quá muộn so với các bác học viên lâu năm của cậu lạc bộ.
         Không có nhiều thời gian tìm hiểu sâu về môn học vì thế lúc đầu bản thân tôi không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí có đôi chút hoài nghi về sự thần diệu của phương pháp chữa bệnh bằng cách "ngồi thiền thu năng lượng vũ trụ".
         Sau khi được khai mở hiểu biết do thầy chủ nhiệm Phạm Mạnh Thường nói chuyện với lớp buổi đầu tiên, cộng với kinh nghiệm của các bác đi trước truyền đạt lại. Từ đó tôi tin tưởng hơn, quyết tâm hơn vào pháp môn sẽ học và tin tưởng vào sự dìu dắt của câu lạc bộ.
         Không chỉ riêng cá nhân tôi mà cả lớp của tôi 50 học viên (tính đến hết tháng 8/2016) cũng vậy, đều tin tưởng và quyết tâm tu tập, chỉ một vài trường hợp do hoàn cảnh gia đình hoặc chưa có duyên với môn học nên phải bỏ học không theo được, thật là đáng tiếc.
         Nói về bản thân mình: tôi bắt đầu học từ đầu, từ việc tập ngồi, tập thở, tập tĩnh tâm... Sai đâu, không biết đâu, có thầy Lộc giúp đỡ. Tôi cứ miệt mài tu tập, chỉ trong ít ngày tôi đã nhận ra mình có vài thay đổi về tâm và thân.
         Về tâm thì khó nói quá, không biết nên nói như thế nào mà chỉ biết rằng mình vui vẻ hơn, quý trọng mọi người hơn và yêu cuộc sống hơn.
         Về thân thì rõ nhất là tôi khỏi được bệnh viêm xoang do viêm mũi dị ứng. Vì viêm xoang nên hay bị viêm họng kèm theo. Hai bệnh này đã hành hạ tôi mấy chục năm. Cứ khoảng một tháng là không viêm họng thì viêm xoang. May thay kể từ ngày bắt đầu ngồi tập thiền, tôi chỉ bị đau xoang nhẹ khoảng 10 ngày (sau khi xa thiền). Từ đó đến nay hết hẳn đau, viêm.
         Thế là 4 tháng tập thiền, 4 tháng không phải đến bệnh viện chữa xoang, chữa họng.
         Niềm vui sau 4 tháng tu tập xin chia sẻ cùng các bác trong lớp, trong câu lạc bộ.
        Chúc câu lạc bộ ngày càng phát triển lớn mạnh. Chúc cậu lạc bộ trở thành bến đỗ bình yên cho những ai tìm đến.
Hà nội, ngày 28/8/2016
Lưu Quang Tre

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Về lịch học của lớp Cơ bản 3

Sáng nay (thứ 5 ngày 25/8/2016) có 14 người tới đăng ký nhập học lớp Cơ bản 3. Cả lớp thống nhất học vào sáng thứ 5. Thầy Chủ nhiệm giới thiệu về hoạt động của CLB DSNL và pháp môn Thiền Lửa Tam Muội. Bắt đầu từ tuần sau lớp sẽ học vào các sáng thứ 5 từ 7h30.
- Địa điểm học: Tầng 3, Nhà Hội họp tổ dân phố 12, phường Thanh Xuân Trung, tại 332 Nguyễn Trãi.  
- Giáo viên phụ trách lớp: Cô Trần Thị Thanh Mai 
Lớp vẫn tiếp tục nhận học viên mới. Học viên các lớp DSNL có nhu cầu đăng ký giúp người thân, bạn bè, đăng ký với bác Phạm Thị Bảng (ĐT 01669448901) hoặc chị Trần Thị Thanh Mai (ĐT 0983669725). Những trường hợp đăng ký đơn lẻ liên hệ với chị Thanh Mai theo số đt trên.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Về việc mở lớp Cơ bản 3

8h sáng thứ 5 (25/8) mời các bác, anh, chị có nguyện vọng học lớp mới, tới gặp mặt tại tầng 3 Nhà Hội họp tổ dân phố 12 phường Thanh Xuân Trung, địa chỉ 332 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, để thống nhất về thời gian học. Sau buổi gặp mặt sẽ có thông báo về thời gian khai giảng và lịch học cụ thể.  

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Thông báo

1. Lớp giáo viên chuyên sâu vẫn học vào các ngày thứ 2 nhưng chuyển sang buổi chiều, từ 14h. Thực hiện từ 22/8/2016. Mong các giáo viên lưu ý. 

2. Lịch khai giảng và thời gian học của lớp Cơ bản 3 có sự thay đổi. Sẽ có thông báo cụ thể sau. 
Ban Chủ nhiệm CLB DSNL

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Thông báo về việc mở lớp nâng cao theo chuyên đề

Được sự đồng ý của Thầy Chủ nhiệm, từ tháng 9/2016 Ban Huấn luyện CLB DSNL sẽ mở các lớp nâng cao ngắn ngày theo chuyên đề do giáo viên trong CLB phụ trách. 
Đây sẽ là dịp để các học viên CLB hiểu sâu hơn và có nhiều thời gian thực hành hơn về những kỹ năng, thủ pháp đã học. 
- Số buổi học chuyên đề tùy theo sự sắp xếp của giáo viên phụ trách. Các chuyên đề có thể diễn ra song song do sự bố trí của giáo viên nhưng không quá 2 chuyên đề/tuần.
- Thời gian học mỗi buổi là 2 tiếng vào các buổi chiều, từ thứ 2 đến chủ nhật, trừ chiều thứ 7. 
- Địa điểm học tại tầng 3 Nhà Hội họp tổ dân phố 12 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, 332 Nguyễn Trãi. 
- Kinh phí tham gia lớp học 10k/học viên/buổi.
- Nội dung và thời gian mở lớp nâng cao từng chuyên đề sẽ được thông báo trước trên trang Blog CLB và giáo viên phụ trách các lớp để học viên cân nhắc. 
- Học viên các lớp Thiền, nếu có nguyện vọng, đều có thể tham gia. Học viên lớp Cơ Bản chưa được tham gia. 

CHUYÊN ĐỀ VỀ QUẺ DỊCH 


Cô Nguyễn Hoàng Vân
- Giáo viên hướng dẫn: cô Nguyễn Hoàng Vân
- Số buổi học: 5 buổi (có thể kéo dài tùy theo yêu cầu của người học)
- Thời gian: Vào buổi chiều Chủ nhật (cách tuần), từ 14h đến 16h.
- Khai giảng: Chiều Chủ nhật 4/9/2016
- Lịch học các buổi tiếp theo: Chiều các Chủ nhật 18/9, 2/10, 16/10, 30/10
- Địa điểm: Tầng 3 Nhà Hội họp tổ dân phố 12 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, số 332 Nguyễn Trãi

Học viên các lớp Thiền, có nguyện vọng, đăng ký và đóng kinh phí với Ban Cán sự lớp. Ban Cán sự lớp báo danh sách với Thu, phụ trách công tác Huấn luyện, (đt 0917621961 hoặc email hongthu61@gmail.com), và chuyển kinh phí cho chị Thanh Mai (đt 0983669725) trước ngày 3/9/2016.
Mời các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm và giáo viên phụ trách các lớp đến dự. 
Ban Huấn luyện CLB DSNL

Chùm thơ bác Ngọ

LỄ VU LAN: TÌNH MẸ

Ngày Vu Lan con về bên mộ mẹ,
Thắp một nén nhang, vái lạy ba lần.
Dẫu vẫn biết âm dương là cách trở,
Tình mẹ bao la mãi mãi luôn gần.
17-8-2016
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp thiền 6

CHÚC MỪNG SINH NHẬT CHUNG

LỚP THIỀN 6 QUÍ 3-2016


Chúc mừng sinh nhật quí ba,
Xin chúc cả lớp chúng ta an bình.
Chăm chỉ luyện tập dưỡng sinh,
Nâng cao sức khỏe cho mình dài lâu.

Tu tâm, tu tính hàng đầu,
Buông bỏ rũ sạch buồn rầu sân si.
Có Đức Thầy Tổ dẫn đi,
Luyện thiền vui vẻ chẳng khi nào buồn.


17-8-2016
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp thiền 6

NGÔI NHÀ CHUNG

Ngôi nhà chung, bao ngày Thầy mơ ước, (1)
Cho mọi người tu tập tại một nơi.
“Lửa Tam Muội” sáng ngời ngời dẫn lối,
Ngôi nhà chung nay đã có thật rồi.

Dẫu chưa được như mọi người mơ ước,
Nhưng có nơi để luôn được gần nhau,
Và ổn định thời gian không hạn chế,
Để Thầy, Cô đỡ vất vả ngược xuôi.

Ngôi nhà chung sẽ thêm ấm tình người,
Và giữ mãi “Lửa Tam Muội” ngời sáng.
Lớp nhiều năm, lớp mới vào cơ bản,
Chung một nhà, cùng một đích: thiền tu.

Đức Thầy Tổ, Người xa cách ngàn thu,
Ngôi nhà chung luôn có Thầy nhìn xuống,
Thầy trợ duyên cho tất cả cữ thiền,
Đức Thầy Tổ, Người là Phật, là Tiên.

Kể từ nay ngôi nhà chung thường xuyên,
Lớp lớp thiền thay nhau cùng tu luyện,
Buông bỏ nhiều cho thiền nhanh tinh tấn,
Cho cuộc đời dào dạt những niềm vui.

(1) Thầy chủ nhiệm CLB DSNL
Hà Nội, 8-2016
Nguyễn Văn Ngọ,
Lớp thiền 6

Vỗ tay chữa bệnh

Sưu tầm bởi anh Trần Nghĩa
(Nguồn: soha.vn) - Chuyên gia Đông y cho rằng, chúng ta có thể chữa 9 loại bệnh hàng ngày bằng cách cực kỳ đơn giản là vỗ tay. Hãy sử dụng tốt các ngón tay của mình trước khi phải dùng đến kim tiêm.

Sự kết nối thú vị giữa cơ quan nội tạng với các điểm trên bàn tay
Có một điều kỳ diệu mà không nhiều người có thể lý giải được là vì sao các chuyên gia Đông y lại chỉ nhìn hay sờ nắn vào tay thôi cũng có thể khám được bệnh.
Điều này có thể khiến cho chúng ta liên tưởng rằng các bác sĩ Đông y đang xem "bói" chứ không phải khám.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bàn tay là nơi quan trọng giống như "ổ cắm điện" kết nối với các bộ phận khác trong cơ thể. Đồng thời chúng như chiếc gương "soi" xuyên thấu vào bên trong nội tạng của mỗi người.
Mỗi một điểm trên bàn tay lại có một sợi dây bạn không thể nhìn thấy đang kết nối với mỗi bộ phận bên trong cơ thể, giúp cho bác sĩ Đông y có thể nhìn vào đó để tìm ra bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không.
Từ sự kết nối đó, các chuyên gia đã đúc kết lại được kinh nghiệm đơn giản để chữa bệnh bằng cách vỗ tay, làm các động tác tay nhẹ nhàng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Bạn thử làm điều này khi rảnh rỗi và chờ xem kết quả.Chỉ cần vỗ tay, bạn cũng có thể tự chữa được bệnh cho mình.

 Các bộ phận nội tạng đều có một vị trí đại diện nằm trên bàn tay (Ảnh minh họa)
Những bộ phận nội tạng có vị trí được đánh dấu trên lòng bàn tay (Ảnh minh họa)
Các động tác vỗ tay hỗ trợ chữa bệnh
Từ sự kết nối đó, các chuyên gia đã đúc kết lại được kinh nghiệm đơn giản để chữa bệnh bằng cách vỗ tay, làm các động tác tay nhẹ nhàng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Bài tập thực hiện chỉ bằng cách dùng 2 bàn tay, mỗi một động tác làm đủ 36 lần, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

1. Động tác miệng hổ đớp mồi
Cách thực hiện tham khảo hình minh họa, làm đủ 36 lần, ngày 2 lần. Mang lại hiệu quả điều trị bệnh lên các cơ quan vùng mặt như thị lực yếu, mắt mờ, viêm mũi, đau răng, phòng tránh cảm mạo.

Thú vị: Chỉ cần vỗ tay cũng giúp hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh - Ảnh 3.

2. Động tác vỗ cạnh bàn tay
Cách thực hiện tham khảo hình minh họa, làm đủ 36 lần, ngày 2 lần.
Mang lại hiệu quả điều trị bệnh lên các vùng xương khớp như đau ở vùng đầu, vùng cổ, dự phòng bệnh về xương khớp tổn thương, thoái hóa.

Thú vị: Chỉ cần vỗ tay cũng giúp hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh - Ảnh 4.

3. Động tác vỗ mu bàn tay
Cách thực hiện tham khảo hình minh họa, làm đủ 36 lần, ngày 2 lần. Mang lại hiệu quả điều trị bệnh lên các vùng tim phổi như bệnh tim mạch, đau tức ngực, đau thắt vùng tim.

Thú vị: Chỉ cần vỗ tay cũng giúp hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh - Ảnh 5.

4. Động tác đan 10 ngón tay
Cách thực hiện tham khảo hình minh họa, làm đủ 36 lần, ngày 2 lần. Mang lại hiệu quả điều trị bệnh lên các vùng tay chân, phòng tránh chứng tê tay chân rât hiệu quả. 

Thú vị: Chỉ cần vỗ tay cũng giúp hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh - Ảnh 6.

5. Động tác miệng hổ đan chéo
Cách thực hiện tham khảo hình minh họa, làm đủ 36 lần, ngày 2 lần. Mang lại hiệu quả điều trị bệnh lên các dạ dày, đường ruột, hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, lợm miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Thú vị: Chỉ cần vỗ tay cũng giúp hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh - Ảnh 7.

6. Động tác tay vỗ nắm đấm/đấm lòng bàn tay
Cách thực hiện tham khảo hình minh họa, làm đủ 36 lần, ngày 2 lần. Mang lại hiệu quả hỗ trợ loại bỏ tình trạng mệt mỏi, lao lực, làm việc quá sức sẽ nhanh tỉnh táo trở lại.

Thú vị: Chỉ cần vỗ tay cũng giúp hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh - Ảnh 8.

7. Động tác vỗ sống lưng bàn tay
Cách thực hiện tham khảo hình minh họa, làm đủ 36 lần, ngày 2 lần. Mang lại hiệu quả hỗ trợ các bệnh trong nội tạng, bệnh tiểu đường, điều tiết các chức năng nội tạng.

Thú vị: Chỉ cần vỗ tay cũng giúp hỗ trợ chữa được nhiều loại bệnh - Ảnh 9.
Vân Hồng  
*Theo Health/TT
Xem bài gốc đăng trên trang Soha News TẠI ĐÂY  

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

10 quy luật dưỡng sinh cổ xưa

(Nguồn: daikynguyenvn.com) - Y học hiện đại ngày càng phát triển nhưng vẫn không dễ dàng lý giải được nhiều bí ẩn trong y học cổ xưa, có nhiều điều không thể chứng minh mà chỉ có thể công nhận. Đặc biệt là những nguyên lý về dưỡng sinh, về những quy luật âm dương, ngũ hành…

1. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng hàng đầu
Trong những nguyên tắc dưỡng sinh của Trung Y, chất lượng giấc ngủ là điều kiện được đưa lên hàng đầu. Đặc biệt, nếu mất ngủ vào giờ Tý (11h đêm – 3h sáng), thận sẽ bị hư tổn. Hơn nữa, thận có tính thủy, tim có tính hỏa, ngũ hành giảng thủy khắc hỏa, thận suy sẽ khiến hỏa vượng, làm tim bất ổn, dễ hao tổn tinh thần.
Chưa dừng lại ở đó, nếu có tâm tư bất an trước khi đi ngủ cũng là điều không tốt. Chớ nên trằn trọc để tránh bị hao tâm tổn sức. Hãy nhớ cho ‘tâm’ ngủ trước rồi thân mới ngủ yên được.

2. Bệnh tật của lục phủ ngũ tạng do “thất tình lục dục”
Về mối quan hệ của “thất tình lục dục” đối với sức khỏe, “Hoàng đế nội kinh” từ sớm cũng đã chỉ rõ: “Nộ (cáu giận) thương gan, hỉ (vui quá mức) thương tim, ưu (buồn) thương phổi, tư (nghĩ ngợi quá nhiều) thương tỳ, khủng (sợ hãi) thương thận.”
Như vậy, không thể phủ nhận việc tâm tình có ảnh hưởng không nhỏ tới phủ tạng nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, con người không nên bị tâm tình điều khiển, mà phải chủ động nắm bắt và làm chủ cảm xúc của chính mình.

3. “Khí dĩ hành huyết, huyết dĩ bổ khí”
Đây là quan điểm khẳng định mối liên hệ của khí – huyết. Theo đó, khí giúp máu (huyết) lưu thông, máu lại đóng vai trò bổ khí.
Người bình thường nhìn lâu sẽ tổn máu, nằm lâu thương khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu tổn thương gân, thất tình lục dục quá độ sẽ hư hao nguyên khí, hại tim hại thận.
Đạo gia cho rằng: Khí – huyết của con người cũng là một cặp phạm trù âm dương, trong đó máu đóng vai trò là âm, khí là dương. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ, tác dụng qua lại và điều khiển lẫn nhau.
Thiếu khí sẽ khiến bệnh tật tích tụ, dễ bị tắc động mạch, ung thư. Ngược lại, khí quá vượng lại sinh ra những chứng bệnh về xuất huyết. Do đó, chỉ khi khí – huyết ở trạng thái cân bằng và đầy đủ, cơ thể con người mới thực sự khỏe mạnh.

4. Lao tâm quá độ, bệnh vận vào thân
Tim bị ứ đầy sẽ không tiếp nhận khí nóng của gan, đồng nghĩa với việc khí gan bị tích tụ. Gan thuộc hệ mộc, khắc với thổ là tỳ vị, khí tích ở gan sẽ khiến tỳ vị bị bệnh, dẫn đến tiêu hóa bất ổn, dinh dưỡng không ngủ, giấc ngủ không an.
Chưa kể tới việc mộc khắc thủy, mà thận nằm trong hệ thủy, gan bị tụ khí sẽ khiến thận yếu do hỏa vượng. Trong khi đó, tim thận tương liên, thận bất ổn sẽ làm tim khí càng yếu và kéo theo cả các bệnh về phổi.
Bởi lục phủ ngũ tạng đều có mối liên quan, nên một bộ phận bất thường sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khôn lường.

5. Động sinh dương, tĩnh sinh âm
Đây chính là nguyên lý âm dương của “Kinh Dịch” được đúc kết từ cổ nhân Trung Hoa. “Động” (vận động) là nền tảng của cơ thể, chăm chỉ rèn luyện sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao hiệu suất làm việc. Trong khi đó, “tĩnh” (tĩnh tọa) lại có thể tránh được những tổn hao cho cơ thể, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Theo đó, chúng ta không nên lúc nào cũng tìm cách ăn uống bổ thận, tráng dương, mà hãy nhớ rằng: vận động sẽ sinh ra dương, tĩnh tọa có thể sinh âm. Âm được ví như “mẫu” (mẹ) của dương, đồng thời dương cũng tác động trở lại yếu tố âm.

6. Bổ khí tuy cần nhưng phải đúng cách!
Người ở vào giai đoạn thiếu khí, không nên mù quáng làm đủ mọi phương pháp để bổ khí, nếu không sẽ “lợi bất cập hại”.
Nếu rơi vào tình trạng thiếu khí do thiếu máu, việc cần làm trước tiên là bổ máu, bởi máu được ví như “mẹ” của khí. Ngược lại, khi bị thiếu khí do khí huyết không lưu thông, chúng ta lại cần tẩm bổ cả hai cả khí và huyết.

7. Con người là một phần của tự nhiên
Không thể phủ nhận yếu tố môi trường có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình dưỡng sinh. Đây cũng là lý do nhiều người bệnh thường tìm đến những nơi rừng núi thanh tịnh để an dưỡng và chữa trị, kết quả họ đã khỏi bệnh. 
Bởi những nơi rừng sâu núi thẳm thường có không khí chứa anion (ion âm). Thông qua sự thả lỏng của người bệnh, những ion âm này sẽ thẩm thấu vào bên trong cơ thể, tự động nuôi dưỡng ngũ tạng, lục phủ, khiến cho người bệnh giống như được hồi sinh.
Bên cạnh đó, còn có một điểm trọng yếu mà ít người trong số chúng ta biết rõ là cơ thể con người không chỉ hô hấp bằng mũi và miệng mà còn thông qua các lỗ chân lông. Đặc biệt, đây còn là nơi có thể hấp thụ “những tinh hoa của đất trời”.

8. “Thuận theo tự nhiên” là cảnh giới dưỡng sinh cao nhất
Thuật dưỡng sinh xưa gắn liền với triết lý của tu luyện Đạo gia. Khi một người xuất hiện trên đời, số phận của họ đã được an bài sẵn. Theo đó, nếu chúng ta có thể thuận theo vận mệnh, điều gì đến cũng dùng Thiện tâm mà đối đãi, như vậy ắt sẽ luôn được bình an vô sự.
Người có “ngộ tính” sẽ nhanh chóng đoán biết được vận số của mình, hiểu rõ điều gì nên làm, điều gì nên tránh.
Đó cũng là lý do mà việc dưỡng sinh không đơn giản chỉ mang tính bắt chước, bảo sao làm vậy. Chúng ta không thể sống theo người khác, mà phải đi từ trong tâm để tìm được “ngộ tính”, nắm bắt được số mệnh của mình.
Như vậy, làm thế nào để biết được bản thân mình có đang “thuận theo tự nhiên” hay không? Việc này kỳ thực rất đơn giản: Nếu bạn có bệnh hoặc không được thoải mái, đó chính là hậu quả của việc “làm trái tự nhiên”, cần chú ý điều chỉnh lại tâm thái và hành vi.

9. Bệnh là 7 phần do tâm mà ra
Tâm thân không thể tách rời. Thân thể mà không có ‘phần tâm’ thì cũng không khác gì một tảng thịt. Thực ra suy nghĩ và bệnh tật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, có rất nhiều căn bệnh sinh ra là do trạng thái tinh thần, thậm chí là ảo giác, cũng gọi là bệnh tưởng.
Những căn bệnh ấy cho dù dùng thuốc trị liệu cũng không khỏi, chỉ có thể lại chính từ tâm mà hóa giải. Vậy mới nói, tâm tình có thể sinh bệnh mà cũng có thể chữa bệnh.

10. Ngũ hành tương sinh tương khắc ngay trong chính cơ thể
Hơn 2 thiên niên kỷ trước đây, cổ nhân Trung Hoa đã khám phá ra thuyết Ngũ Hành với đặc tính tương sinh – tương khắc. Ngũ Hành cấu thành nên vạn sự vạn vật, bao gồm cả cơ thể người.
Theo Trung Y, tính tương sinh – tương khắc của Ngũ Hành sẽ đảm bảo cho năng lượng lưu thông, nuôi dưỡng và duy trì công năng bình thường của tạng phủ.
Các cơ quan trong cơ thể đều phụ thuộc vào nhau, một bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ kéo theo cả cơ thể bị bệnh. Đó chính là vòng tương sinh.
Lục phủ ngũ tạng cũng được xếp vào các phạm trù thuộc Ngũ Hành và nằm trong quy luật tương sinh – tương khắc. 
(Hình minh họa: Internet)
Ngược lại, vòng tương khắc là sự ức chế lẫn nhau của tạng phủ. Ví dụ như tim đập quá nhanh sẽ khiến phổi bị ức chế, gây khó thở; thận quá lao lực lại khiến tim bị bệnh; gan bị rối loạn sẽ khiến hệ tiêu hóa bất ổn…
Bởi vậy, phàm là những bệnh liên quan tới ngũ tạng, ta có thể dựa vào tính tương sinh – tương khắc của ngũ hành mà điều trị.
Tú Linh
Theo Secretchina
Trí Thức Trẻ

Hãy đến với thực dưỡng khi chưa quá muộn

(Tamsugiadinh.vn) - Đây là lời kêu gọi của bác sĩ Morishita - một chuyên gia ung thư nổi tiếng ở Mỹ. Ông dành hơn 10 năm để nghiên cứu về tế bào ung thư. Từ các kết quả thí nghiệm, ông đã đưa ra những kết luận hoàn toàn mới về bệnh ung thư, gây chú ý đặc biệt trong giới y học hiện đại toàn thế giới. 

Lý thuyết của Morishita
Ông Morishita là người Mỹ gốc Nhật. Sau khi tốt nghiệp ngành y khoa ở Trường Đại học Harvard, ông làm việc tại một trung tâm nghiên cứu về bệnh ung thư ở bang California. Từng ngày ông chứng kiến các bệnh nhân ung thư ra đi trong sự bất lực của các bác sĩ có trong tay những phương tiện y khoa hiện đại nhất.
Vì thế, ông dành hơn 10 năm để nghiên cứu về tế bào ung thư. Từ các kết quả thí nghiệm, ông đã đưa ra những kết luận hoàn toàn mới về bệnh ung thư, gây chú ý đặc biệt trong giới y học hiện đại toàn thế giới.
Bác sĩ Morishita viết: “Ung thư là một căn bệnh mãn tính, là sự đau ốm của toàn bộ cơ thể. Có thể mất một thời gian dài để điều trị nó, nhưng nó chỉ được chữa khỏi nếu không dùng các biện pháp điều trị sai lầm. Có nhiều cách để chữa ung thư. Thí dụ đơn giản chỉ cần thay đổi cách ăn, chuyển từ ăn thịt sang ăn chay, hoặc từ gạo trắng sang gạo lứt là đã có thể kiểm soát ung thư.
Nhiều chuyên gia ung thư sẽ nói: “Thế thì ngay từ đầu đã không phải là ung thư rồi”. Là chuyên gia ung thư nhưng họ không biết cơ chế gây ung thư. Vì không hiểu cơ chế gây ung thư, họ biến căn bệnh này thành bản án tử hình treo lơ lửng trên đầu cộng đồng”.
“Việc chữa trị ung thư hiện nay (phẫu thuật, hóa trị và xạ trị) đôi khi không thích hợp với một số người. Các bác sĩ nói rằng ung thư có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Điều này không phải khi nào cũng đúng. Nếu chỉ chữa triệu chứng mà không chữa từ nguồn gốc thì không bao giờ khỏi bệnh.
Nguyên nhân gây ung thư là do các yếu tố cực đoan trong điều kiện sống tạo thành sự ốm yếu của các tế bào trong cơ thể. Xét từ tế bào, nguyên nhân ung thư là do sự rối loạn trong hô hấp nội bào, nó là kết quả của sự trao đổi chất của tế bào.
Trong điều kiện oxy hóa xảy ra ở tình trạng yếm khí, tế bào không nhận được đủ lượng oxy cần thiết để sự trao đổi chất diễn ra bình thường và thế là có bệnh ung thư. Các hóa chất tổng hợp, tia phóng xạ và sự axit hóa dòng máu làm suy yếu toàn cơ thể”.
Ở nước ta có nhiều trường hợp thoát chết ở phút 89 nhờ tay đổi cách điều trị, tức là từ bỏ cách điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chuyển sang tự điều trị bằng thực dưỡng. Khi cận kề cái chết, họ từ bỏ các bệnh viện, đến với thực dưỡng và họ đã tìm lại được sự sống.
Tế bào ung thư được nuôi dưỡng bằng các thực phẩm sau đây: Đường là thứ nuôi dưỡng tế bào ung thư. Không dùng đường là cắt bỏ thức ăn quan trọng để nuôi tế bào ung thư. Có thể thay thế đường bằng các thức ăn thiên nhiên như mật ong, mật mía, nhưng cũng chỉ nên ăn ít thôi.
Sữa giúp cơ thể sản sinh chất nhầy, nhất là trong ruột và dạ dày. Ung thư sống dựa vào chất nhầy. Không uống sữa mà thay bằng sữa đậu nành không đường thì tế bào ung thư sẽ bị đói. Nhưng đậu nành hoàn toàn không dễ tiêu dù rang nấu hay hầm kỹ. Vậy nên, nên làm thành tương cổ truyền mà ăn là tốt nhất.
Tế bào ung thư phát triển rất mạnh trong môi trường axit. Bữa ăn có thịt mang tính axit, do vậy ăn cá là tốt nhất. Nên ăn cá con và nguyên cả xương, như cá cơm chẳng hạn. Ăn chút thịt vịt tốt hơn là ăn thịt bò hoặc thịt lợn. Thịt có chứa kháng sinh động vật như hiện nay và hoóc môn tăng trưởng đều gây hại, nhất là với bệnh nhân ung thư.
Bữa ăn với tỷ lệ 80% là rau tươi và nước hoa quả ép, gạo lứt, hạt củ và chút quả tươi giúp cơ thể có môi trường kiềm rất tốt cho người bị bệnh ung thư. Tránh dùng cà phê, trà búp, socola nên dùng trà xanh, trà gạo lứt rang.
Đạm từ thịt động vật khó tiêu hóa. Thịt không tiêu hóa được, lưu giữ trong ruột bị thối rữa tạo thêm nhiều độc tố. Thành tế bào ung thư có màng vững chắc. Nếu kiêng hoặc ít ăn thịt sẽ tạo điều kiện để công phá màng tế bào ung thư, giúp cơ thể tiêu diệt được tế bào ung thư.

Bắt đầu với thực dưỡng như thế nào?
Ung thư là căn bệnh liên quan đến tinh thần, cơ thể và tâm hồn. Một tâm hồn lạc quan sẽ giúp đẩy lùi bệnh ung thư. Sự nóng giận, không khoan dung và nỗi niềm cay đắng đặt cơ thể vào một môi trường axit và đây là môi trường sống của tế bào ung thư.
Tế bào ung thư không thể phát triển mạnh trong môi trường giàu oxy. Vì thế, hãy tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu để đưa oxy vào tới các tế bào, liệu pháp oxy có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
Để thoát khỏi ung thư, hãy đến với thực dưỡng khi chưa quá muộn. Vậy làm thế nào để tiến hành chế độ ăn thực dưỡng đúng đắn?
Có người nói: “Tôi sẽ không ăn gì ngoài ngũ cốc cho đến khi tôi khỏi bệnh”. Đó là một lỗi lầm phổ biến. Cách ăn hà khắc như vậy sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong cơ thể và não bộ con người, đến mức người đó đâm ra không tin tưởng, thậm chí còn nghi ngờ cả phương pháp thực dưỡng. Nếu trạng thái này tiếp diễn trong một tuần hay lâu hơn thì rất tai hại.


Sức khỏe tự do và hạnh phúc sẽ đến với những ai có chế độ ăn dùng những thực phẩm gần điểm cân bằng âm dương. Và ngũ cốc là thức ăn quân bình lý tưởng nhất. Nhưng phần lớn chúng ta đã và đang ăn những thức ăn ở hai đầu của sự quân bình âm dương.
Những phản ứng cực mạnh sẽ xảy ra nếu chúng ta bỗng nhiên quay ngoắt sang một chế độ ăn uống hà khắc, cơ thể bắt buộc phải cố điều chỉnh lại bộ máy tiêu hóa suốt cả ngày lẫn đêm, gây sốc dữ dội cho hệ thần kinh và cơ thể thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng.
Phải hiểu được nguyên lý âm dương ẩn sau cách ăn thực dưỡng mới thực hiện thành công phương pháp thực dưỡng. Thí dụ, một người sống ở miền nhiệt đới ăn 70% ngũ cốc, 15% rau đậu, 10% cá, 5% rau sống thì người đó đang ăn sai chế độ thực dưỡng. Anh ta đang ăn quá dương. Đó là chế độ ăn của người ở vùng hàn đới.
Chúng ta đã nói rất nhiều về công dụng của gạo lứt muối vừng. Đúng là chúng rất tốt, nhưng ngay cả bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cũng chỉ cần ăn 100% gạo lứt muối vừng trong 10 ngày thôi. Sau đó có thể ăn rộng ra, 60% gạo lứt muối vừng, 40% còn lại là rau, củ, quả, cá và chút ít thịt vịt. Bác sĩ Anthony ở Mỹ đã ăn theo chế độ này để chữa khỏi bệnh ung thư của mình.
Mỗi người nên cố gắng tới mức tối đa, ăn các thức ăn được nuôi trồng tại địa phương mình sống, không xa quá 50km. Tránh xa các thức chiết xuất hóa học kể cả viên vitamin, mầm lúa mì, gạo trắng, nước sinh tố và các thức ăn tổng hợp từ hóa chất.
Luôn nhớ rằng muối biển tốt cho cơ thể. Trẻ em và người già cần ít muối hơn, đàn ông cần nhiều muối hơn đàn bà, người lao động chân tay cần nhiều muối hơn người lao động trí óc và tất cả chúng ta cần ít muối hơn trong mùa hè và nhiều muối hơn vào mùa đông.
Cùng với ăn uống lành sạch, bạn nên sống lạc quan, nên chọn các hình thức giải trí phù hợp với sở thích của bạn và nên học thiền, tập khí công, yoga.
Hãy đến với thực dưỡng khi chưa quá muộn. Hội y khoa tổng hợp Hoa Kỳ khuyến cáo rằng: “Thực dưỡng là một cách chữa bệnh tuyệt hảo. Mọi người nên đến với cách ăn này từ khi chưa bị bệnh”.
Nhưng, khi các chuyên gia thực dưỡng khuyên người bệnh ăn theo phương pháp thực dưỡng thì họ sợ rằng ăn như thế sẽ khiến người ta gầy đi. Tuy nhiên, bác sĩ Morishita nói rằng: “Ăn không cốt để béo mà ăn uống cốt để lấy sức khỏe và để khỏi bệnh”.
Ngọc Tuệ
(Theo Người Giữ Lửa)

Thiền 6 mừng sinh nhật quý 3

          Sáng nay, thứ tư ngày 17/8/2016, lớp Thiền 6 tổ chức liên hoan sinh nhật quý 3/2016.
         Mỗi dịp liên hoan sinh nhật quý là dịp giao lưu văn nghệ, là trao đổi kinh nghiệm thiền, là dịp trò chuyện khiến các thành viên trong lớp hiểu nhau hơn, khăng khít hơn, là những nụ cười vui vẻ rạng ngời sao mà đáng mến.
         Đơn giản thôi. Cũng có bánh có nến, bánh kẹo và trái cây  do ban cán sự lớp đã chuẩn bị trước. Lại có bác đem tặng mấy hộp bánh thế là buổi liên hoan càng thêm rôm rả. Cảm động lắm khi cùng thổi nến các bác đồng chắp tay khấn nguyện, rồi có bác rất xúc động khi nói rằng: "Tôi sống bằng này tuổi rồi, nhưng đây là lần đầu tiên được tổ chức sinh nhật. Cám ơn lớp, cám ơn CLB nhiều lắm!"
         Sau ca thiền LTM 80', buổi liên hoan có 30' mà sao thật nhiều yêu thương, thật nhiều niềm vui còn theo trên đường về nhà.
         Chúc các bác trong lớp và các bác trong CLB có sinh nhật vào quý 3 luôn mạnh khỏe, an vui và tu thiền tinh tấn!

Bánh sinh nhật do lớp trưởng tự tay làm
Cùng hát bài "Chúc mừng sinh nhật"
Cô giáo hát tặng mừng sinh nhật
Bác Ngọ đọc bài thơ mừng sinh nhật vừa sáng tác sau ca thiền
Bác Ngà với bài "Vợ là vợ và nem là nem" làm cả lớp cười nghiêng ngả
Bác Tám, giọng ca của bác rất truyền cảm!
Bác Thái, giọng ca nam mới được phát hiện.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Thông báo của Ban Chủ nhiệm CLB DSNL

Ban Chủ nhiệm CLB DSNL xin gửi một số thông báo tới hội viên - học viên các lớp:

1. Mở lớp Cơ Bản 3
- Địa điểm học: Tầng 3, Nhà Hội họp tổ dân phố 12, phường Thanh Xuân Trung, tại 332 Nguyễn Trãi. (xem sơ đồ)
- Khai giảng: 8h sáng thứ 5 (25/8/2016). 
- Lịch học: Sáng thứ 5 hàng tuần từ 7h30 -> 10h30. 
- Giáo viên phụ trách lớp: Cô Trần Thị Thanh Mai
Mời các bác, anh, chị, đã đăng ký học có mặt đúng giờ để làm thủ tục nhập học. Mời các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm và giáo viên phụ trách các lớp đến dự. Học viên các lớp có nhu cầu đăng ký giúp người thân, bạn bè, đăng ký với bác Phạm Thị Bảng (ĐT 01669448901) hoặc chị Trần Thị Thanh Mai (ĐT 0983669725). Những trường hợp đăng ký đơn lẻ liên hệ với chị Thanh Mai theo số đt trên.



2. Tập văn nghệ và viết bài chia sẻ
Để đóng góp cho chương trình văn nghệ nhân Lễ Tưởng niệm Thầy Tổ và Tổng kết hoạt động CLB năm 2016, các lớp chủ động lên kế hoạch luyện tập tiết mục của lớp mình. Đồng thời giáo viên phụ trách và Ban Cán sự các lớp đôn đốc học viên viết bài chia sẻ kinh nghiệm và kết quả luyện thiền. 

3. Dự kiến kế hoạch tổ chức Lễ Tưởng niệm và Tổng kết năm 2016
- Thời gian: ngày 23/10 (có thể đăng ký đi từ sáng ngày 22/10)
- Địa điểm: Nhà nghỉ Công đoàn Suối Hai
- Kinh phí: tạm thu 200k/người/ngày

4. Thông báo v/v học Quốc tế ngữ
Theo thông báo của HANEA (Hội Quốc tế ngữ Hà Nội) hiện nay HANEA đang triển khai mở 2 lớp học Quốc Tế Ngữ miễn phí do giáo viên nước ngoài giảng dạy (thầy Augusto Casquero, người Tây Ban Nha) từ tháng 8 - 2016 đến tháng 2 - 2017. Cụ thể như sau: 
1- Lớp thứ nhất cho người học từ đầu 
Khai giảng ngày 9-8-2016. 
Thời gian học tối từ 18h30 đến 20h. 
Vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. 
Địa điểm tại 131 Yên Hòa Cầu Giấy. 
2- Lớp thứ hai cho người đã học QTN 
Kể hoạch học của lớp này sẽ thông báo sau. 
Học viên nào muốn học, đăng ký với chị Nguyễn Thị Hiền để chị báo cáo cho HANEA. Số đt của chị Hiền 0983348311, địa chỉ email: hiennt51@ gmail.com, hoặc liên hệ trực tiếp với: Bùi Hải Mừng: 0982948358, hay Trầm Thị Hoan: 01698060493, 0914375419).

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Rũ sạch bụi trần - Rũ sạch bệnh tật ốm đau

 Ảnh CLB tháng 5/2011
         Giai đoạn đầu của thiền Lửa Tam Muội (LTM) là giai đoạn luyện khí. Đó là giai đoạn đưa năng lượng (NL) sạch, NL từ các vì sao xa xôi trên giải thiên hà đi vào cơ thể qua các luân xa (LX), tẩy sạch NL bẩn ra khỏi cơ thể từng bước phục hồi và nâng cao sức khỏe.
         Trong tất cả các bài thiền thì bài "Rũ sạch bụi trần" (RSBT) được coi là đỉnh cao của thiền chữa bệnh. Thực tế đã chứng minh trong thời gian qua, trong CLB của chúng ta, nhiều người đã chứng nghiệm qua bài thiền này và đã khẳng định giá trị đích thực của nó, bệnh tật nhanh chóng bị đẩy lui, kể cả các bệnh nan y, sức khỏe của họ đã được phục hồi.
         Tại sao vậy, điều gì đã xảy ra khi thiền bài này, thế mạnh của nó ở đâu? Để trả lời câu hỏi này tôi xin mạo muội “đánh trống qua cửa nhà sấm”, hòng đóng góp chút ít hiểu biết của mình để các vị xem xét và cùng nghiên cứu.

Thiền RSBT qua góc nhìn Y học phương Đông
         Y học phương Đông hàng ngàn năm nay đã chỉ ra rằng trong cơ thể con người kinh âm đi từ dưới lên, kinh dương đi từ trên xuống. Câu nói “âm thăng, dương giáng” chính là chỉ hướng đi của các đường kinh lạc trong cơ thể.
         Các kinh âm từ đầu các ngón chân theo mặt trong của cẳng chân, đùi qua bụng kết thúc ở ngực. Tiếp theo các kinh âm ở tay xuất phát từ ngực đi ra đầu ngón tay rồi từ đây chuyển sang kinh dương để tiếp tục đi xuống đầu, tiếp theo chuyển qua kinh dương ở chân đi dọc theo cơ thể xuống chân.
         Thông thường các kinh dương được thu gom về mạch Đốc; còn khí của các kinh âm được thu gom về mạch Nhâm, Khi ta vận hành vòng tiểu chu thiên Nhâm - Đốc khí âm theo mạch nhâm thăng rồi khí dương theo mạch đốc giáng cuối cùng xuống chân đẩy độc ra ngoài. 
         Ở bài thiền RSBT khi ta ốp 2 tay vào gáy các kinh âm ở tay đã trực tiếp kết nối với các kinh dương ở chân, nhất là kinh túc thái dương bàng quang chạy dọc theo 2 bên cột sống đi thẳng xuống chân. Đây có thể coi là vòng tiểu chu thiên rút gọn, bỏ qua giai đoạn vận hành mạch nhâm đốc mà vẫn bảo đảm âm thăng, dương giáng và đẩy độc khí xuống chân. Đó là cái hay thứ nhất của bài thiền này.
          Cái hay nữa là khi ốp tay vào gáy, NL từ huyệt Lao cung theo kinh thủ quyết âm tâm bào ra đầu 2 ngón tay giữa (chập nhau) vào huyệt Não hộ trên mạch đốc xuống LX5 nơi hội của 6 kinh dương rồi đi xuống chân. Phải chăng đây cũng là một hình thức Quân bình âm dương? Nếu thiền quân bình âm dương NL đi từ Lao cung theo cánh tay lên LX5 rôi sau đó xuống chân thì ở thiền RSBT NL chỉ đi một đoạn ngắn từ Lao cung ra đầu ngón tay giữa rồi xuống thẳng LX5, ngắn hơn rất nhiều. Có thể coi đây là thiền quân bình âm dương rút gọn.
         Trong thiền RSBT ta vẫn tiếp tục đưa NL vào các LX. Thật thú vị NL thiên vào cơ thể qua các LX được nương theo các đường kinh lạc trong cơ thể, thuận theo chiều đi của các đường kinh từ đó, một mặt đẩy nhanh việc khai thông các đường kinh lạc, mặt khác NL thiên cũng nhanh trong theo kinh lạc của cơ thể đi sâu vào từng tế bào để tái tạo bổ xung mọi khiếm khuyết và đào thải các chất ô trược, bệnh tật ra khỏi cơ thể. Vậy là ở đây có sự kết hợp giữa Thiên và Nhân: NL thiên - NL từ các vì sao xa xôi trên giải thiên hà được kết hợp với các KINH LẠC của con người (NHÂN) trong việc chữa bệnh. Đương nhiên khi thiền 2 chân ta đều tiếp đất (dù kiết già hay ngồi trên ghế) thì ở bài thiền RSBT 3 yếu tố THIÊN - ĐỊA - NHÂN đã hợp nhất theo đúng nghĩa đen của nó, làm sao bệnh tật không nhanh chóng được đảy lùi. Phải chăng thiền RSBT cũng chính là thiền thiên địa nhân hợp nhất.

Bài thiền RSBT qua góc nhìn của y học hiện đại
         Vùng tiểu não sau gáy là vùng trung ương thần kinh chức năng (TWTKCN) nơi có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động tự nhiên của lục phủ ngũ tạng và các tuyến nội tiết trong cơ thể. Với thế mạnh của giới thiền LTM thì vùng nào có bệnh thì ốp bàn tay truyền NL vào đó. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà ta để tay lâu hay chóng. Khi thiền bài RSBT ta ốp 2 lòng bàn tay vào gáy chính là lúc ta truyền NL vào tiểu não. NL vào có tác dụng điều chỉnh TWTKCN của cơ thể, hay nói cách khác là điều chỉnh công năng hoạt động tự nhiên của các tạng phủ như tim, gan, phổi, thận, tỳ, ruột non, ruột già, dạ dày, mật bàng quang…
         Thiền RSBT đã góp phần điều chỉnh công năng hoạt động của các tạng phủ ngay từ gốc, từ trung ương thần kinh của con người. Đây cũng chính là tuyệt chiêu nhất của bài thiền này. 
         Tóm lại thiền bài RSBT là đưa NL vũ trụ vào cơ thể theo các đường kinh lạc đẩy nhanh quá trình thanh lọc, trực tiếp khai thông kinh mạch, khí huyết từ đó giúp thiền nhân mau chóng phục hồi và nâng cao sức khỏe, đây là điểm khác biệt của bài thiền này so với bài thiền khác. Hơn nữa bài thiền này liền lúc tích hợp cả thiền quân bình âm dương, thiên địa nhân hợp nhất đồng thời điều chỉnh năng lực làm việc của các tạng phủ thông qua TWTKCN từ não người.
          Đọc đến đây độc giả đã hiểu phần nào giá trị to lớn của thiền RSBT trong việc chữa bệnh. Song thiền bài này đâu phải dễ. Nghĩa bóng của bài thiền này là “mở mắt để ngắm kỹ sự đời (30’ đầu), rồi sau đó bịt tai nhắm mắt (30’ sau) để suy ngẫm”. Thiền mở mắt mà vẫn tập trung thu NL đã khó, thiền bịt tai nhắm mắt tiếp tục thu NL còn khó hơn nhiều. Nó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rất nhiều, phải vượt qua chính mình.
         Chúc quý vị thành công.
Nguyễn Văn Chuyền