"Tôi ngồi thiền nhưng ở nhà tôi ầm ĩ quá, không tập trung được."
"Khi ngồi thiền đầu óc tôi cứ hay nghĩ lung tung đủ mọi chuyện."
"Tôi hay bị ngủ gật khi ngồi thiền."
"Làm thế nào để tôi có thể thiền 24/24h?"
"Tôi rất khó ngủ. Thiền có giúp tôi ngủ được không?
"Tôi bị tỉnh giấc vào lúc 3h sáng và không thể ngủ lại được."...
Hy vọng bạn có thể tìm được câu trả lời trong phần hỏi đáp dưới đây của Thiền sư Sayādaw U Jotika.
Nguồn ảnh: CLB DSNL |
Đáp: Chúng ta có thể hành thiền ở tất cả mọi nơi chốn và mọi hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta phải học cách điều chỉnh và vận dụng pháp hành của mình để có thể hành thiền được ở bất cứ chỗ nào. Bạn có thể hành thiền trong khi ngồi trên xe buýt với đôi mắt vẫn mở mình thường. Bạn ngồi giống như tất cả những người khác trên xe; thậm chí bạn còn có thể nhìn ra ngoài cửa sổ, mà vẫn đang thiền. Bạn có thể nuôi dưỡng và duy trì một mức chánh niệm và tỉnh giác trong bất cứ công việc gì bạn đang làm, ngay cả khi đi mua sắm nữa. Bạn có thể luôn luôn chánh niệm về các trạng thái tâm của mình.
Hành thiền không có nghĩa là ngồi yên một nơi thanh vắng trong một tư thế nhất định, hai chân bắt chéo, đôi mắt nhắm nghiền. Đó chỉ là một phần trong quá trình thiền tập của chúng ta mà thôi.
Tuy nhiên, khi hành thiền chỉ (samatha) bạn phải ở một nơi rất yên tĩnh, không có nhiều xáo động và phải ngồi theo một tư thế nhất định, không xê xích, thay đổi nhiều, bạn phải ngồi rất tĩnh, rất yên. Bạn phải an trú tâm vững vàng trong đề mục và không được thay đổi sang đề mục khác, đó là thiền chỉ. Thiền chánh niệm nghĩa là bạn chánh niệm, hay biết tất cả mọi thứ đang diễn ra, hết đối tượng này đến đối tượng khác, Bạn có thể chuyển dịch và thay đổi để mục luôn luôn, nhưng điểm quan trọng là không để bị lôi theo những dòng suy nghĩ vẩn vơ hoặc nằm mơ giữa ban ngày. Nếu bạn có thể duy trì chánh niệm ngay cả trong khi đang đi trên xe buýt, đạp xe đạp hay đang ngồi trong lớp, bạn sẽ có được khả năng nhớ, hiểu và học hỏi nhiều hơn nữa. Bạn sẽ dễ cảm nhận và dễ tiếp thu hơn bởi vì bạn có sự chú ý nhiều hơn.
Hãy cố gắng điều chỉnh và vận dụng pháp hành của mình sao cho có thể hành thiền ở bất cứ nơi nào, bởi vì nếu chúng ta không thực hành được khi ra khỏi góc riêng của mình, thì sự thực hành chánh niệm sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đức Phật nói rằng chúng ta phải chánh niệm ngay cả khi đi đứng, nói năng và ăn uống nữa. Hãy cố gắng chánh niệm, chú tâm khi chúng ta nói chuyện, nếu học được cách làm điều đó, bạn sẽ thấy tất cả mọi việc khác trở nên rất dễ dàng.
Từ “hành thiền” mang một nghĩa quá nghiêm túc, “chánh niệm, tỉnh giác” cũng có vẻ nghiêm trọng quá mức, “chú tâm” cũng thế. Thay vì dùng chữ “hành thiền”, tôi ưa nói “chú ý” hơn.
Bạn có thể chú ý trong những tình huống khác nhau, chú ý tới những cái bạn đang nhìn, những điều bạn đang nghe, những gì bạn đang suy nghĩ và những cảm xúc, tình cảm của mình được không? Nếu cố gắng, bạn có thể chú ý được không? Được chứ, đến một mức độ nào đó, bất cứ người nào cũng có thể làm được. Đừng mong đợi là mình sẽ chánh niệm được 100% trong mọi lúc, bởi vì điều đó là không thể, nhưng hãy cố gắng hết mình.
Hỏi: Tôi có một khó khăn là, khi chuẩn bị ngủ tôi thường theo dõi tâm mình và sau đó lại không thể ngủ được nữa!
Đáp: Rất tốt, tại sao lại cứ phải lo lắng về chuyện không ngủ được làm gì nhỉ! Muốn bắt mình ngủ, đó là một loại tham, đó là lý do tại sao đôi khi người ta thường uống thuốc ngủ. Con người ta thường thích thú hưởng thụ trạng thái tâm buồn ngủ lơ mơ, đờ đẫn như vậy, và họ rất thích chìm đắm trong một giấc ngủ thật sâu. Đây quả là một loại thú vui kỳ lạ, bởi vì khi ngủ say bạn không biết là mình đang ngủ, nhưng bạn vẫn cứ thích ngủ. Khi tỉnh dậy bạn nói: “Ôi, một giấc ngủ thật tuyệt vời!”. Đúng, nó có thể làm cho bạn cảm thấy tươi mới và sảng khoái hơn, điều đó thì tốt.
Nhưng đừng lo lắng về chuyện không ngủ được. Nếu bạn có thể giữ cho mình tỉnh thức bằng việc theo dõi chính trạng thái tâm buồn ngủ của mình, thì đây là một dấu hiệu rất tốt, bởi vì hầu hết mọi người đều không thể làm được điều đó. Đa phần mọi người chỉ cảm thấy buồn ngủ rũ ra và họ không thể quan sát nổi trạng thái tâm buồn ngủ đó, họ không thể theo dõi được cái tâm đờ đẫn, rũ rượi của mình, họ không thể theo dõi được tâm mình đang mất dấu đề mục, mất sự hay biết rõ ràng. Do đó, nếu bạn có thể theo dõi được cái tâm buồn ngủ đó, và bởi vì có chánh niệm về nó nên bạn tỉnh thức và nếu bạn cứ tiếp tục chánh niệm như thế, thì đó là một dấu hiệu rất tốt đối với một thiền sinh.
Hãy ra quyết định cho mình, chẳng hạn như: “Bây giờ là lúc tôi đi ngủ đây”, thế rồi bạn có thể “tắt” cái tâm mình đi. Đó là điều tôi vẫn thường làm. Khi không muốn ngủ, tôi có thể rất tỉnh táo, còn khi muốn đi ngủ thì tôi quyết định trong tâm rằng: “Bây giờ tôi sẽ đi ngủ” và tôi thư giãn, thả lỏng toàn bộ cơ thể và tâm mình ra, cảm nhận được thân thể và tâm trí mình đang trở nên ngày càng thư giãn…ngày càng buông lỏng hơn.
Đức Phật cũng dạy các vị Tỳ khưu cách đi ngủ và cách thức dậy như thế nào cho đúng. Đối với một thiền sinh thì cách đi ngủ và cách thức dậy là điều rất quan trọng. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản, Ngài nói: “Đừng cố ngủ”, bởi vì nếu bạn cứ cố ngủ, đôi lúc bạn cũng không thể làm được điều đó, và nếu bạn cố quá thì đó lại là một loại tham. Đó là một cách muốn thất niệm, đó không phải là một việc tốt.
Vì vậy, bạn hãy quyết định: “Bây giờ tôi sẽ đi ngủ một cách chánh niệm”. Vâng, bạn có thể đi ngủ một cách chánh niệm. Đa phần mọi người, trước khi ngủ họ cứ lan man suy nghĩ đủ chuyện này chuyện kia, đó là một trạng thái mơ màng, rồi sau đó thì chìm vào giấc ngủ. Một thiền sinh giỏi trước khi ngủ không bao giờ suy nghĩ lung tung về bất cứ chuyện gì. Bạn chú ý vào cơ thể mình và ngày càng thư giãn, tĩnh lặng và bình an hơn. Bạn chỉ chú ý vào sự bình an, tĩnh lặng và thư giãn này, bạn vẫn hay biết được điều đó mà không hề suy nghĩ. Tâm bạn rất yên tĩnh và không hề có những ý nghĩ nặng nề hay mơ mộng vẩn vơ, rồi sau đó bạn ngủ. Nhưng trước khi ngủ, bạn tự nhắc mình: “Tôi sẽ thức dậy vào 4 giờ sáng mai, khi thức dậy tôi sẽ chánh niệm, tỉnh táo, sảng khoái và sáng suốt”. Đây chính là cách chúng ta đi ngủ và thức dậy. Hãy cố gắng làm điều đó, rồi nó sẽ diễn ra như vậy.
Hỏi: (nói thêm về vấn đề khó ngủ)
Đáp: Nghĩa là bạn có thể ngủ tốt hơn khi ngồi thiền? Khi bạn thực sự mệt mỏi thì cần phải đi ngủ. Câu hỏi của tôi bây giờ là bạn ngủ trong bao lâu? Tôi nghĩ điều này sẽ xảy đến với tất cả mọi thiền sinh, ở một giai đoạn trong thiền, bạn sẽ hành thiền nhiều hơn và ngủ ít đi. Đôi khi, trong lúc đang ngồi thiền bạn chợt ngủ thiếp đi, có khi chỉ trong vài phút mà người không bị đổ và rồi lại thức dậy. Bạn có thể ước lượng được thời gian mình ngủ quên đi mất đó không, 5 phút hay 10 phút? Khi thức dậy trạng thái tâm của bạn như thế nào? Bạn có cảm thấy tươi mới, sảng khoái và tỉnh táo, sáng suốt không?
Buồn ngủ trong lúc hành thiền không phải là một vấn đề lớn lắm. Nếu lúc thức dậy bạn cảm thấy tỉnh táo, sáng suốt và tiếp tục hành thiền được thì điều đó không thành vấn đề, nó cũng có lợi ích nhất định. Nhưng nếu chỉ sau 5 phút ngồi thiền mà bạn đã buồn ngủ và tiếp tục ngủ cả giờ đồng hồ sau đó, thì điều đó đúng là không tốt. Tuy nhiên, khi có chánh niệm bạn sẽ tỉnh táo hơn.
Chánh niệm mang đến nhiều năng lượng hơn cho tâm bạn. Nhưng nếu bạn đã làm việc cả ngày và trước khi đi ngủ bạn ngồi thiền, thì lẽ tự nhiên là bạn sẽ bị buồn ngủ. Chắc các bạn đã từng được dạy rằng khi buồn ngủ phải niệm thầm: “buồn ngủ, buồn ngủ, buồn ngủ” rồi phải không? Làm như vậy sẽ khiến bạn tỉnh thức. Bởi vì khi bạn thấy được trạng thái tâm hôn trầm thì chính việc đó sẽ đem lại cho bạn thêm năng lượng. Tôi không biết giải thích điều đó ra sao, có thể một phần não bộ của chúng ta lúc đó ít hoạt động và “tắt” công tắc đi, nếu chú ý thì bạn sẽ tỉnh thức hay “bật” trở lại và vì vậy bạn lại tỉnh táo.
Hỏi: Tôi có một khó khăn là, khi chuẩn bị ngủ tôi thường theo dõi tâm mình và sau đó lại không thể ngủ được nữa!
Đáp: Rất tốt, tại sao lại cứ phải lo lắng về chuyện không ngủ được làm gì nhỉ! Muốn bắt mình ngủ, đó là một loại tham, đó là lý do tại sao đôi khi người ta thường uống thuốc ngủ. Con người ta thường thích thú hưởng thụ trạng thái tâm buồn ngủ lơ mơ, đờ đẫn như vậy, và họ rất thích chìm đắm trong một giấc ngủ thật sâu. Đây quả là một loại thú vui kỳ lạ, bởi vì khi ngủ say bạn không biết là mình đang ngủ, nhưng bạn vẫn cứ thích ngủ. Khi tỉnh dậy bạn nói: “Ôi, một giấc ngủ thật tuyệt vời!”. Đúng, nó có thể làm cho bạn cảm thấy tươi mới và sảng khoái hơn, điều đó thì tốt.
Nhưng đừng lo lắng về chuyện không ngủ được. Nếu bạn có thể giữ cho mình tỉnh thức bằng việc theo dõi chính trạng thái tâm buồn ngủ của mình, thì đây là một dấu hiệu rất tốt, bởi vì hầu hết mọi người đều không thể làm được điều đó. Đa phần mọi người chỉ cảm thấy buồn ngủ rũ ra và họ không thể quan sát nổi trạng thái tâm buồn ngủ đó, họ không thể theo dõi được cái tâm đờ đẫn, rũ rượi của mình, họ không thể theo dõi được tâm mình đang mất dấu đề mục, mất sự hay biết rõ ràng. Do đó, nếu bạn có thể theo dõi được cái tâm buồn ngủ đó, và bởi vì có chánh niệm về nó nên bạn tỉnh thức và nếu bạn cứ tiếp tục chánh niệm như thế, thì đó là một dấu hiệu rất tốt đối với một thiền sinh.
Hãy ra quyết định cho mình, chẳng hạn như: “Bây giờ là lúc tôi đi ngủ đây”, thế rồi bạn có thể “tắt” cái tâm mình đi. Đó là điều tôi vẫn thường làm. Khi không muốn ngủ, tôi có thể rất tỉnh táo, còn khi muốn đi ngủ thì tôi quyết định trong tâm rằng: “Bây giờ tôi sẽ đi ngủ” và tôi thư giãn, thả lỏng toàn bộ cơ thể và tâm mình ra, cảm nhận được thân thể và tâm trí mình đang trở nên ngày càng thư giãn…ngày càng buông lỏng hơn.
Đức Phật cũng dạy các vị Tỳ khưu cách đi ngủ và cách thức dậy như thế nào cho đúng. Đối với một thiền sinh thì cách đi ngủ và cách thức dậy là điều rất quan trọng. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản, Ngài nói: “Đừng cố ngủ”, bởi vì nếu bạn cứ cố ngủ, đôi lúc bạn cũng không thể làm được điều đó, và nếu bạn cố quá thì đó lại là một loại tham. Đó là một cách muốn thất niệm, đó không phải là một việc tốt.
Vì vậy, bạn hãy quyết định: “Bây giờ tôi sẽ đi ngủ một cách chánh niệm”. Vâng, bạn có thể đi ngủ một cách chánh niệm. Đa phần mọi người, trước khi ngủ họ cứ lan man suy nghĩ đủ chuyện này chuyện kia, đó là một trạng thái mơ màng, rồi sau đó thì chìm vào giấc ngủ. Một thiền sinh giỏi trước khi ngủ không bao giờ suy nghĩ lung tung về bất cứ chuyện gì. Bạn chú ý vào cơ thể mình và ngày càng thư giãn, tĩnh lặng và bình an hơn. Bạn chỉ chú ý vào sự bình an, tĩnh lặng và thư giãn này, bạn vẫn hay biết được điều đó mà không hề suy nghĩ. Tâm bạn rất yên tĩnh và không hề có những ý nghĩ nặng nề hay mơ mộng vẩn vơ, rồi sau đó bạn ngủ. Nhưng trước khi ngủ, bạn tự nhắc mình: “Tôi sẽ thức dậy vào 4 giờ sáng mai, khi thức dậy tôi sẽ chánh niệm, tỉnh táo, sảng khoái và sáng suốt”. Đây chính là cách chúng ta đi ngủ và thức dậy. Hãy cố gắng làm điều đó, rồi nó sẽ diễn ra như vậy.
Hỏi: (nói thêm về vấn đề khó ngủ)
Đáp: Nghĩa là bạn có thể ngủ tốt hơn khi ngồi thiền? Khi bạn thực sự mệt mỏi thì cần phải đi ngủ. Câu hỏi của tôi bây giờ là bạn ngủ trong bao lâu? Tôi nghĩ điều này sẽ xảy đến với tất cả mọi thiền sinh, ở một giai đoạn trong thiền, bạn sẽ hành thiền nhiều hơn và ngủ ít đi. Đôi khi, trong lúc đang ngồi thiền bạn chợt ngủ thiếp đi, có khi chỉ trong vài phút mà người không bị đổ và rồi lại thức dậy. Bạn có thể ước lượng được thời gian mình ngủ quên đi mất đó không, 5 phút hay 10 phút? Khi thức dậy trạng thái tâm của bạn như thế nào? Bạn có cảm thấy tươi mới, sảng khoái và tỉnh táo, sáng suốt không?
Buồn ngủ trong lúc hành thiền không phải là một vấn đề lớn lắm. Nếu lúc thức dậy bạn cảm thấy tỉnh táo, sáng suốt và tiếp tục hành thiền được thì điều đó không thành vấn đề, nó cũng có lợi ích nhất định. Nhưng nếu chỉ sau 5 phút ngồi thiền mà bạn đã buồn ngủ và tiếp tục ngủ cả giờ đồng hồ sau đó, thì điều đó đúng là không tốt. Tuy nhiên, khi có chánh niệm bạn sẽ tỉnh táo hơn.
Chánh niệm mang đến nhiều năng lượng hơn cho tâm bạn. Nhưng nếu bạn đã làm việc cả ngày và trước khi đi ngủ bạn ngồi thiền, thì lẽ tự nhiên là bạn sẽ bị buồn ngủ. Chắc các bạn đã từng được dạy rằng khi buồn ngủ phải niệm thầm: “buồn ngủ, buồn ngủ, buồn ngủ” rồi phải không? Làm như vậy sẽ khiến bạn tỉnh thức. Bởi vì khi bạn thấy được trạng thái tâm hôn trầm thì chính việc đó sẽ đem lại cho bạn thêm năng lượng. Tôi không biết giải thích điều đó ra sao, có thể một phần não bộ của chúng ta lúc đó ít hoạt động và “tắt” công tắc đi, nếu chú ý thì bạn sẽ tỉnh thức hay “bật” trở lại và vì vậy bạn lại tỉnh táo.
(Trích từ phần hỏi & đáp sau cuốn "Cuộc đời là một hành trình tâm linh" - Thiền sư Sayādaw U Jotika)
(Nguồn: Trung Tâm Hộ Tông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.