Bác Tống Thị Minh Ngà (Ảnh: Nguyễn Minh Quang) |
Khi lớp trưởng Chúc đưa ra ý này cô giáo dạy lớp tôi (cô Hồng) cũng lo lắm. Cô phân vân toàn U50, U60, U70 thậm chí cả U80 nữa thì múa sao đây? Thôi ta cứ thử xem sao vậy.
Nhưng rồi cả lớp cố gắng, ai cũng cố gắng, chỉ đặc biệt lắm mới phải nghỉ một buổi thôi. Nhưng cô giáo dạy lớp tôi (cô Hồng) thì lại không nghỉ buổi nào. Mỗi khi ai nghỉ là cô lại phải thế chân người đó cho đủ đội hình thì mới múa được.
Nhưng rồi cả lớp cố gắng, ai cũng cố gắng, chỉ đặc biệt lắm mới phải nghỉ một buổi thôi. Nhưng cô giáo dạy lớp tôi (cô Hồng) thì lại không nghỉ buổi nào. Mỗi khi ai nghỉ là cô lại phải thế chân người đó cho đủ đội hình thì mới múa được.
Thế là khi thế chân chị Tùng thì cô đứng ở Mục Nam Quan. Lúc thế chân chị Phong, cô đứng giữa thủ đô gió ngàn. Khi thế chân tôi (Ngà), cô lại vào Thanh Hóa. Lúc thế chân chị Mỹ, cô lại đến Hà Tĩnh. Phải thế chân chị Hoa, cô lại vào thành phố Đà Nẵng mộng mơ. Khi thế chân chị Phương, cô lại đứng ở Bình Định. Nếu thế chân chị Châm, cô lại vào tận Sài Gòn, một thành phố sầm uất mang tên Bác. Và lúc thế chân chị Hảo, cô lại đến mãi tít đất mũi Cà Mau. Chưa hết, khi thế chân chị Lục, cô lại còn đến mãi đảo Hoàng Sa xa xôi. Và đặc biệt khi thế chân lớp trưởng Chúc, cô lại đứng hiên ngang giữa đảo Trường Sa oai hùng.
Ròng rã suốt mấy tháng trời tập luyện cô giáo dạy lớp tôi vì phải thế chân mỗi khi có học viên nghỉ mà cô chạy suốt từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau, hết cả chiều dài đất nước. Không những thế mà cô còn ra mãi hải đảo xa xôi đó là Trường Sa và Hoàng Sa của tổ quốc Việt Nam anh hùng.
Nhưng than ôi... hôm biểu diễn (23/10/2016) thì các lão học trò của cô lại đi đủ mất rồi. Thế là mấy tháng trời tập luyện mà cô giáo dạy lớp tôi lại không được biểu diễn! Thật tiếc ơi là tiếc! Cô múa lại còn rất đẹp nữa chứ.
Đó là cô Hồng, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi. Và lớp tôi còn có một cô giáo nữa, đó là cô Phong dạy múa. Cô Phong cũng xấp xỉ 80 rồi mà hôm nào cô cũng hướng dẫn, uốn nắn cho chúng tôi từng li từng tí một. Cô dạy từ mắt nhìn đến nét mặt sao cho tươi, nhún chân thế nào cho mềm, cho đẹp, tay đưa nón sao cho dẻo, dáng người làm thế nào cho mềm mại, uyển chuyển... Tôi biết sau mỗi buổi tập cô mệt lắm đấy, nhưng cô vẫn cố gắng hết sức và rất vui vẻ, không hề kêu ca nửa lời.
Đó là cô Hồng, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi. Và lớp tôi còn có một cô giáo nữa, đó là cô Phong dạy múa. Cô Phong cũng xấp xỉ 80 rồi mà hôm nào cô cũng hướng dẫn, uốn nắn cho chúng tôi từng li từng tí một. Cô dạy từ mắt nhìn đến nét mặt sao cho tươi, nhún chân thế nào cho mềm, cho đẹp, tay đưa nón sao cho dẻo, dáng người làm thế nào cho mềm mại, uyển chuyển... Tôi biết sau mỗi buổi tập cô mệt lắm đấy, nhưng cô vẫn cố gắng hết sức và rất vui vẻ, không hề kêu ca nửa lời.
Điệu múa của chúng tôi được mọi người khen ngợi và cũng là tiết mục ấn tượng của lớp Thiền 6 dâng lên Đức Thầy Tổ Dasira Narada. Có được kết quả như thế là nhờ sự nỗ lực của cả lớp và đặc biệt là công lao không nhỏ của cô Hồng, chủ nhiệm lớp, và cô Phong dạy múa.
Tôi xin tự nhận thay mặt lớp Thiền 6 và 10 diễn viên múa (không chuyên) cảm ơn cô giáo chủ nhiệm và cảm ơn cô giáo dạy múa. Kính chúc hai cô mạnh khỏe, vui vẻ và trẻ mãi không già.
Nhân ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam, kính chúc các thầy cô giáo trong CLB DSNL mạnh khỏe và hạnh phúc và đặc biệt là các thầy cô giáo có mặt hôm nay tràn đầy sức sống, vui vẻ, mạnh khỏe và hạnh phúc trong mọi lĩnh vực.
Hà Nội ngày 16/11/2016
Tống Thị Minh Ngà
Lớp Thiền 6
Các diễn viên đẹp quá ạ. Kỷ niệm sẽ không bao giờ quên. Các bác phát huy nhé. Sang năm múa sạp ạ.
Trả lờiXóa