Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

THIỀN DƯỚI GÓC NHÌN KHOA HỌC

Nguyễn Trọng Bình 
 Lớp Thiền 5
        Thiền là sự độc đáo, nét đặc sắc của văn hóa phương Đông. Ngày nay, Thiền không còn là sự độc tôn của văn hóa Phật giáo nữa mà đã được thế giới tiếp nhận như một phương pháp chữa trị các căn bệnh của xã hội hiện đại, do căng thẳng tâm lý gây ra. 
        Với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại (điện tim đồ, điện não đồ, chụp cộng hưởng từ, đo năng lượng điện tử, v.v..), các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm và làm sáng tỏ nhiều hiệu quả thực tế của pháp môn Thiền định. 
        1. Thiền là quá trình hạ thấp bước sóng não và giảm sự trao đổi chất trong cơ thể. 
        Khi ngồi thiền, nhất là khi đã vào định, nhịp tim chậm lại, huyết áp giảm xuống, thân nhiệt tăng lên, bước sóng não hạ thấp: từ sóng Beta chuyển sang sóng Alpha, rồi tiếp tục chuyển thành sóng Theta. Với người có sức định cao, đo sóng não thấy xuất hiện sóng Gamma. Do hoạt động của tâm thức giảm nên kéo giảm mức độ chuyển hóa cơ bản có tác dụng hiệu chỉnh, cải thiện các chức năng sinh lý của cơ thể, nhất là đối với hệ hô hấp và tuần hoàn. 
        2. Thiền giúp phát triển trí não và làm chậm sự lão hóa của tế bào. 
        Các nghiên cứu cho thấy rõ tác động của Thiền trong sự nâng cao chất lượng các chức năng của não bộ; làm tăng khả năng tập trung tư tưởng; làm dầy phần vỏ não trước trán – nơi tập trung các tế bào thần kinh cảm giác; và làm chậm quá trình lão hóa tế bào não. Khi Thiền vào định, lớp vỏ não giảm bớt hoạt động, tức thì các lớp não sâu hơn hoạt động mạnh lên làm xuất hiện trực giác, giúp trí tuệ con người phát triển. 
        3. Thiền là liệu pháp hiệu quả trị bệnh tâm thể. 
       Khi ngồi thiền, ta có cảm giác phấn khởi, an lạc, an định nội tâm, tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Do đó, Thiền có tác dụng hiệu quả trị các bệnh do căng thẳng thần kinh gây ra. Đối với các bệnh có nguồn gốc tâm lý thì Thiền là cách chữa tận gốc, đã được các bác sỹ tâm thần vận dụng thành công ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. 
         4. Thiền có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. 
        Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng tất cả các phương pháp hành thiền (thiền tĩnh & thiền động), đều có khả năng gia tăng hệ miễn dịch. Bằng chứng là số kháng thể tăng 50% ở những người có ngồi thiền so với những người không ngồi thiền hàng ngày trong các thí nghiệm tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh. 
        5. Thiền điều chỉnh hành vi của con người theo hướng tích cực. 
        Vì Thiền có tác dụng điều hòa thần kinh, giải tỏa stress nên có thể điều chỉnh được những thói quen xấu như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, chứng ăn vặt, v.v.. Giúp tinh thần thoải mái, lạc quan, dễ hòa hợp, dễ chia sẻ, sống vị tha; buông bỏ những tính xấu như tham lam, ích kỷ, đố kỵ, ganh ghét, v.v.. Thiền là phép tu nâng cao tâm tính và cải thiện hành vi con người hướng đến cuộc sống thanh thản, lương thiện và chân chính. 
        6. Thiền giúp nâng cao chỉ số thông minh cảm xúc. 
        Trong các loại chỉ số thông minh thì chỉ số thông minh cảm xúc là yếu tố quyết định sự thành công của con người trong sự nghiệp. Chỉ số thông minh cảm xúc là kỹ năng cảm nhận, đánh giá và quản lý cảm xúc của bản thân cũng như của đồng nghiệp hoặc đối tác để có hiệu quả tối đa trong giao tiếp và trong công việc. Hành thiền giúp kiểm xoát cảm xúc, tăng sự tự tin, hứng khởi trong công việc và đời sống. 
        7. Thiền là cảm giác hợp nhất với vũ trụ. 
        Bài Thiền “Thiên - Địa - Nhân hợp nhất” là một ví dụ điển hình cho nhận định này. Thiền là sự hợp nhất giữa thân và tâm; giữa con người với trời đất; giữa cái hữu hạn của con người với cái vô hạn, vô cùng của vũ trụ bao la. Cảm giác này liên quan đến thùy đỉnh não (vị trí của luân xa 7). Thùy đỉnh não phụ trách cảm giác về không gian và thời gian. Khi thiền định, thùy đỉnh não giảm hoạt động, làm “tắt” đi cảm giác giới hạn của không gian, thời gian, để tiến tới cảm giác hợp nhất, thấy mình với trời đất, với vũ trụ trở thành một khối thống nhất. 
        Tóm lại, ảnh hưởng tích cực của Thiền tới tâm lý, thể chất con người là rất rõ ràng. Con người đã nói tới viễn cảnh văn minh nhân loại trong tương lai là nền văn minh tâm linh, trong đó có pháp môn Thiền định. 
        8. Pháp môn Thiền thu Lửa Tam Muội của đức Thầy Tổ Dasira Narada là một ứng dụng của Thiền định, nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, phòng chống bệnh tật, tạo dựng cuộc sống tự tại, an lạc, hạnh phúc. 
        Ứng dụng cơ bản của pháp môn này là khai mở các luân xa (mạch dương và mạch âm) trên hệ thống kinh lạc của cơ thể để thu nạp năng lượng vũ trụ, biến thành năng lượng cơ thể. Sau đó dùng nguồn năng lượng sinh học này để hiệu chỉnh chức năng của các cơ quan trong cơ thể; khai thông mọi bế tắc; tái tạo điều chỉnh; bổ sung mọi khiếm khuyết; thanh lọc và đào thải các chất ô nhiễm và bệnh tật ra khỏi cơ thể; tạo cho cơ thể luôn luôn cân bằng âm dương theo đúng quy luật tự nhiên của tạo hóa. 
        Trải qua trên 10 năm hoạt động, CLB của chúng ta đã tạo được niềm tin của đông đảo học viên, hội viên bằng thực tế tu tập có hiệu quả của mỗi người. Đây là bằng chứng sinh động minh chứng cho tính khoa học và thực tiễn của pháp môn Thiền Lửa Tam Muội mà chúng ta đang tu tập.  
Ngày 20/04/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.