Trang

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

NĂNG LƯỢNG - SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Lê Thị Thanh Lệ
Nguyên Trưởng tiểu ban Hỗ trợ đẩy bệnh 
Nguyên giáo viên chủ nhiệm lớp Thiền 1 
Mọi cơ thể sống đều cần có năng lượng. Năng lượng càng dồi dào thì sức khỏe càng tốt. Khi năng lượng trong cơ thể suy giảm là lúc sức khỏe ngày càng yếu, bệnh tật càng phát triển; và khi cơ thể không còn năng lượng nữa là lúc ta từ biệt thế giới này. Vậy muốn có sức khỏe ta cần phải nạp đủ năng lượng. Vậy năng lượng lấy từ đâu?

Khi nói đến bổ sung năng lượng cho cơ thể, ta thường nghĩ đến việc ăn các thực phẩm. Ăn uống qua miệng được hệ thống tiêu hóa chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Loại thức ăn này cung cấp cho con người đủ các chất: gluxit, lipit, protein, các axít, các vitamin và khoáng chất. Thực phẩm (được ăn qua miệng) không phải là thức ăn duy nhất tạo nên năng lượng của cơ thể mà nó chỉ là một trong các loại thức ăn mà cơ thể cần. Cơ thể chúng ta có khả năng kì diệu để thu năng lượng từ tất cả các giác quan trên cơ thể (qua thính giác, vị giác, xúc giác...qua da và qua các huyệt đạo). Muốn có cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải biết thu nhận năng lượng sạch.

Người ta phân chia cơ thể sống của con người làm 2 phần, phần cơ thể vật lý (thân hình, lục phủ, ngũ tạng...), phần thứ hai rất quan trọng là phần cơ thể thông tin. Cơ thể thông tin điều khiển mọi hoạt động của cơ thể vật lí. Năng lượng nạp vào qua đường tiêu hóa (thực phẩm) dùng để nuôi cơ thể vật lí, còn năng lượng qua các giác quan khác, đặc biệt qua da và qua các huyệt đạo có tác dụng nuôi dưỡng trực tiếp cơ thể thông tin. Hai nguồn năng lượng đó vô cùng quan trọng giúp cơ thể con người tồn tại, phát triển và có trí thông minh hơn hẳn bất cứ loài vật nào trên hành tinh của chúng ta. Ta sẽ phân tích cụ thể hai loại năng lượng trên.

Loại năng lượng nuôi dưỡng cơ thể vật lí được ăn uống qua miệng, các thực phẩm này có vai trò quyết định đến tình trạng sức khỏe, hay bệnh tật. Để tìm hiểu về thức ăn (thực phẩm) quyết định đến sức khỏe, bệnh tật, Bác sỹ Robert Mc Carrion - viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ đã tiến hành thí nghiệm sau: Cho lũ chuột khỏe mạnh ăn theo các thức ăn khác nhau:

- Lô thứ nhất: Ăn bánh mì (làm từ bột ngũ cốc lứt), tương (làm từ đậu), các loại rau. 
- Lô thứ hai: Ăn gạo sát trắng, đậu, rau nấu chín và gia vị của người Ấn Độ. 
- Lô thứ ba: Ăn bánh mì trắng, bơ thực vật, trà pha đường, thịt hộp, mứt và thức ăn đã chế biến.

Sau 27 tháng: 

- Lô 1: Chuột hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có bệnh tật nào. 
- Lô 2: Hầu hết bị các bệnh: kém mắt, khối u, đau răng, còi cọc, rụng lông, thiếu máu, bệnh ngoài da, bệnh tim, thận, dạ dày, đường ruột. 
- Lô 3: Bị tất cả các bệnh của lô 2 còn thêm bệnh thần kinh, lồng lộn, cắn xé lẫn nhau.

Kết luận, khẩu phần ăn hàng ngày quyết định đến sức khỏe và thần kinh. Một thí nghiệm khác để chứng minh thức ăn quyết định hành vi con người. Chuyện rằng, ở Mỹ có một trại giáo dưỡng các thanh thiếu niên hư, tình trạng rất lộn xộn, luôn xẩy ra các vụ đánh nhau trong trại. Theo lời khuyên của một bác sỹ: giảm khẩu phần đường cung cấp hàng tháng cho các học viên, tình trạng đánh lộn sẽ giảm. Thật kì lạ sau một tháng thực nghiệm số vụ cãi lộn, đánh nhau giảm hẳn. Còn rất nhiều dẫn chứng khác nói lên thực phẩm có tác dụng quyết định đến tình trạng sức khỏe và tâm sinh lí.

Vậy cơ chế nào dẫn đến tình trạng như vậy. Khi ta ăn thức ăn vào cơ thể sẽ tạo phản ứng axit hay kiềm trong cơ thể. Cơ thể con người nếu bị kiềm quá hoặc axit đều không tốt, bệnh tật sẽ phát sinh. Dịch trong cơ thể con người tốt nhất có tính hơi kiềm (PH = 7,35 đến 7,45, tốt nhất là 7,4); ở môi trường này quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể thuận lợi, các chất thải, cặn bã bị khử và đào thải nhanh chóng, cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.

Ăn nhiều thức ăn tạo phản ứng axit cơ thể và máu có tính axít dẫn đến hậu quả:
- Gan, thận, lách phải làm việc quá sức nên suy yếu và dễ bị bệnh. 
- Các chất cặn bã dễ kết tủa, bám vào các mô, cơ quan, thành mạch máu gây nên bệnh tật. 
- Độc tố cặn bã không đào thải được, tập trung ở cơ bắp, xương khớp, thần kinh...gây nhức mỏi, thấp khớp, gút, thần kinh tọa, viêm thần kinh; lắng đọng ở thành mạch gây bệnh cao huyết áp, suy tim, đột quỵ khi bài tiết qua các cơ quan bài tiết trong cơ thể không được, cặn bã tìm đường bài tiết qua da gây mụn trứng cá, lở loét, mụn nhọt và các bệnh trĩ, phong tê thấp, hen xuyễn, dị ứng, lao, mất khả năng tình dục... 
- Axít kết hợp với các chất Can xi, Ma giê; tạo kết tủa, sinh ra sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang và loãng xương. 

Dưới đây thống kê một số loại thức ăn tạo môi trường axit

- Các loại thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa...) 
- Các thức ăn nhiều tinh bột, nhất là cốc hạt đã xay xát hết cám 
- Các thức ăn có đường, đặc biệt là đường tinh luyện và các sản phẩm từ đường (kẹo, bánh, trái cây đóng hộp, mứt, nước ngọt...) 
- Các đồ gia vị, các thức ăn ngâm dấm và dấm. 
- Các loại mỡ, các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. 
- Các loại đậu đỗ, kể cả lạc; trừ đậu nành. 
- Các loại trà (trà búp) (trà già thì tạo môi trường kiềm); cà phê, sô cô la, rượu bia, nước cất, hành tỏi, nấm, thuốc tân dược...tạo a xít mạnh.

Các thực phẩm tính kiềm:

Là những thực phẩm mang nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê…, khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm và sẽ làm độ pH của cơ thể thiên về kiềm. 

Các thực phẩm tạo kiềm mạnh có: nho, lá trà, cà chua, dưa chuột, cà rốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho khô, hạt dẻ, cà phê, rượu nho…, giá sống. Đặc biệt là tảo màu xanh lá cây tự nhiên có chứa số lượng phong phú của chất diệp lục là thực phẩm sức khỏe lượng kiềm rất tốt. 

Các thực phẩm tạo kiềm vừa có: củ cải khô, đậu nành, chuối, cam, bí đỏ, dâu tây, lòng trắng trứng, sấy khô mận, chanh, rau bina v..v.. 

Các thực phẩm tạo kiềm nhẹ: đậu đỏ, củ cải, táo, hành tây, đậu phụ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, rau cần, ngó sen, hành tây, cà tím, lê, chuối tiêu, anh đào…

Máu của người khỏe mạnh là máu có tính kiềm nhẹ, độ pH khoảng 7,35 đến 7,45, bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư không có khả năng tồn tại và phát triển. 

Năng lượng được cung cấp qua đường ăn uống là thứ năng lượng nhận biết được, còn một loại năng lượng mà chúng ta không nhận biết được đó là năng lượng vũ trụ, được thẩm thấu qua các giác quan, qua da và các huyệt đạo. Chúng trực tiếp nuôi dưỡng cơ thể thông tin (phần hồn). Cơ thể thông tin mạnh khỏe sẽ tạo ra con người có sức khỏe đúng với định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO - World Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".

Nguồn năng lượng vũ trụ ngoài việc hấp thu thụ động, những người biết các phương cách tu luyện có thể chủ động thu nhận nguồn năng lượng này. Khi đã tích tụ được đủ lớn, nguồn năng lượng này sẽ sinh ra các công năng khác thường. Có điều đặc biệt là nguồn năng lượng vũ trụ chỉ được hấp thụ ở những người sống thiện, làm nhiều việc thiện. Người làm việc thất đức luôn gặp những thông tin oán trách, nguyền rủa, trù úm...của cộng đồng, cộng hưởng gây nhiễu loạn thần thức người đó. Thực tế cũng đúng như vậy khi không có niềm tin, có cuộc sống tham, sân, si… thì luyện tập cũng không có kết quả.

Khi có lòng yêu thương thì luân xa quay thuận, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại khi tâm địa đen tối, luôn tiêu cực, không có tình yêu thương, lương tâm độc ác, luân xa sẽ đóng lại, năng lượng vũ trụ không thể xâm nhập vào cơ thể được, thậm chí luân xa còn quay xả năng lượng ra ngoài; dẫn đến bệnh tật.

Năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể trực tiếp nuôi dưỡng hệ thần kinh. Hệ thần kinh khỏe mạnh có vai trò quyết định đến việc điều chỉnh các hoạt động của cơ thể con người. Nhờ đó các bộ phận trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng hơn, nhanh chóng giải quyết các tồn tại của cơ thể: khi vi rút, vi trùng xâm nhập, cơ thể lập tức có cơ chế chống lại; đói thì thèm ăn, no thì biết ngưng lại, đau đớn biết tránh né...

Nạp năng lượng để nuôi cơ thể là vô cùng quan trọng. Biết cách nạp thế nào cho đúng là yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe.

(Bài đăng trong cuốn sách "15 năm hoạt động và phát triển" của CLB DSNL Esperanto HN)


Xem các bài chia sẻ của cô Lê Thị Thanh Lệ TẠI ĐÂY.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.