Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

“THIỀN” ĐÃ GIÚP TÔI HẠNH PHÚC HƠN

Trần Bá Cừ 
Học viên lớp Thiền 10 
Năm 2002, ở tuổi 69 tôi bị gan nhiễm mỡ, máu mỡ (triglyceride 10,59), đến năm 2004 tôi bị tai biến lần thứ nhất do triglyceride 11,17 (gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép), đến tháng 6/2015 tôi bị tai biến lần 2 (triglyceride 4,15, nhưng tiểu đường 16,74, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép). Khi bị bệnh tôi đã điều trị tại bệnh viện Việt Xô, 2 bệnh trên có giảm nhưng chậm; cuối năm 2016, đầu năm 2017 tiểu đường 5,19, triglyceride 2,42; chân cứ duỗi ra là bị chuột rút; tối ngủ đi tiểu nhiều lần.

Tháng 8/2017 tôi vào lớp Thiền 10, sau hơn một năm tu thiền đến tháng 2/2018 tiểu đường xuống 5,54, triglyceride xuống 1,63; chân đã giảm bị chuột rút, tối ngủ sâu không phải đi tiểu đêm, da dẻ sáng đẹp lại; đồi mồi trên mặt mất nhiều, tóc dần đen trở lại, tai nghe rõ, mắt tinh tường ra. Hàng ngày tôi vẫn ngồi 4-6 tiếng biên soạn sách. Tôi luôn xác định tiếp tục giữ vững phương châm: “Sống khỏe, sống có ích”.

Hiện nay tôi đi thiền khá đều, tham gia đầy đủ các buổi trên lớp, đi thăm quan, dã ngoại ở các nơi CLB tổ chức. Ở nhà sáng 4h dậy để thiền; trước tiên tập Dịch cân kinh trợ luân (trước kia tập 15’, giờ tăng lên 30’) xong mới tập bài thiền chính. Các buổi thiền tôi luôn luân đổi các bài thiền trong thẻ và theo đúng kỹ thuật hướng dẫn trên lớp của các thầy cô giáo.

Tôi tuổi đã cao lại qua 2 lần tai biến, trí nhớ giảm, nói phát âm còn ngọng, nhưng tôi cũng đã tham gia các buổi học của lớp Năng lượng xanh và tham gia 6 đợt đọc sách quốc tế ngữ Sumoo có kết quả. Dù các cuộc thi không yêu cầu nhưng tôi đều có các bản dịch song ngữ cả Quốc tế ngữ - Việt trên 600 trang in. Trong nhiều buổi học tôi có biên soạn gửi các bạn đọc tăng thêm vốn từ và ngữ pháp. Đợt chuẩn bị đi AK9 tôi đã dịch ra Quốc tế ngữ và biên tập cùng bản chế vi tính giúp chị Đỗ Bích Thọ CLB Yumeiho Hà Nội cuốn sổ tay chữa bệnh thông thường; biên soạn 4 vần ABCD bộ khởi thảo từ điển ESPERANTO-VIỆT mới để nhờ các cộng tác viên tiếp sức. Nhờ các hoạt động trên cùng với sự tự chăm sóc bản thân và định kỳ kiểm tra sức khỏe tôi thấy mình có một cuộc sống thật hạnh phúc.
Hà Nội, tháng 4/2019


Lời giới thiệu của cô Nguyễn Thị Hiên, giáo viên phụ trách lớp Năng lượng xanh:

BácTrần Bá Cừ sinh năm 1933, trước khi về hưu là giảng viên trường Đại học sư phạm Vinh, tham gia CLB DSNL từ tháng 4/2017, vào học lớp NLX từ tháng 10/2017. 

Bác là học viên QTN khóa I của Hà Nội từ năm 1956-1957. Những ngày đầu vào học lớp NLX, do sức khỏe yếu, tuổi trên 80, 2 lần bị tai biến, đã lâu không tiếp xúc với tiếng QTN nên bác quên, phát âm và nói rất khó. Qua luyện tập thiền, sức khỏe của bác được cải thiện. 

Từ khi tham gia lớp NLX bác thấy phấn khởi, chăm chỉ ôn luyện dần dần nhớ lại tiếng QTN, phát âm và nói có nhiều tiến bộ. Kiến thức về QTN được khôi phục, trí nhớ cải thiện. Bác tham gia phong trào thi quốc tế đọc sách bằng tiếng QTN và dịch sách sang tiếng Việt, tìm trên mạng và cung cấp thêm một số từ mới cho lớp. Chào mừng AK-9, bác đang biên soạn 4 vần ABCD bộ thảo từ điển Esperanto - Việt, đồng thời bước đầu giúp CLB Diện chẩn - Yumeiho dịch cuốn “Sổ tay chữa bệnh thông thường” sang tiếng QTN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.